Bài 1 trang 21 SGK Địa lí 10

Xuất bản: 13/11/2018

Giải bài 1 trang 21 Sách giáo khoa Địa lí lớp 10 tiết Vũ trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Mục lục nội dung

Đề bài

Vũ Trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?

Tham khảo thêm hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí lớp 10 tại doctailieu.com

Lời giải ​​​​​​​ bài 1 trang 21 SGK Địa lí 10 

- Vũ trụ là khoảng không vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của rất nhiều thiên thể( như các ngôi sao, hành tinh , vệ tinh..) cùng với khí hậu, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà.

- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng các thiên thể chuyển động xung quanh (đó là các hành tinh, vệ tinh, sao chổi ,thiên thạch) và các đám bụi khí. Hệ Mặt Trời có tám hành tinh: Thủy Tinh, Kinh Tinh, Trái Đât, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh,Hải Vương Tinh.

- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời:

+ Trái Đất ở vị trí thứ 3 trong hệ Mặt Trời.

+ Trái Đất vừa tự quay quanh trục, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

+ Cách Mặt Trời 149,6 triệu km. Khoảng cách đó cùng với sự tự quay làm cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển.

>> Xem tiếpBài 2 trang 21 SGK Địa lí 10

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

muc luc Mục lục bài viết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

X