Bài 1 trang 199 SGK Lịch sử 10

Xuất bản: 31/12/2018

Giải bài 1 trang 199 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10: Trình bày hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai.

Mục lục nội dung

Đề bài

Trình bày hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ hai.

Giải bài 1 trang 199 SGK Lịch sử 10

Lời giải 

- Sau khi Quốc tế thứ nhất giải tán, phong trào cách mạng ở các nước vẫn phát triển. Công nhân nhiều nước được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác, từ đó dẫn đến sự thành lập các đảng công nhân và các tổ chức quần chúng ở nhiều nước

⟹ Đòi hỏi yêu cầu một tổ chức quốc tế thống nhất lãnh đạo và chỉ đạo phong trào.

- Trước tình hình đó, ngày 14-7-1889, Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai được tổ chức tại Pa-ri.

Hiểu biết thêm:

Quốc tế thứ hai là liên minh quốc tế, với sự kết hợp của các đảng xã hội chủ nghĩa và một số tổ chức công đoàn trên thế giới - chủ yếu là tại châu Âu, được thành lập ngày 14 tháng 07 năm 1889 ở Paris, được phục hưng lại vào các năm 1923 và 1951. Tham dự đại hội thành lập có hầu hết đại biểu các tổ chức công nhân của các nước châu Âu, Mỹ (Gồm 400 đại biểu với 22 quốc gia). Phái vô chính phủ bộc lộ sự bất đồng ý kiến ngay từ đầu, nhưng sau đại hội Luân Đôn (thủ đô Anh) năm 1896, bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi tổ chức quốc tế này.

Đệ Nhị Quốc tế thông qua các nghị quyết quan trọng: nêu lên sự cần thiết phải thành lập các chính đảng của giai cấp vô sản, đề cao vai trò đấu tranh chính trị, lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày Quốc tế lao động.... Đệ Nhị Quốc tế có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới. Do không thống nhất về chiến lược, tổ chức Đệ Nhị Quốc tế tan rã khi Chiến tranh thế giới I bùng nổ.

>> Xem thêm:

Bài trước: Câu hỏi thảo luận trang 199 SGK Lịch sử 10

Bài tiếp theo: Bài 2 trang 199 SGK Lịch sử 10

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM