Bài trang 103 SGK Hóa 8

Xuất bản: 31/01/2020

Bài trang 103 SGK Hóa 8 được giải bởi Học Tốt giúp bạn nắm được cách làm và tham khảo đáp án bài trang 103 sách giáo khoa Hóa lớp 8

Mục lục nội dung

Bài trang 103 SGK Hóa 8 được hướng dẫn cách giải và đáp án không chỉ giúp em làm tốt bài tập này mà còn nắm vững hơn các kiến thức Nguyên tố hóa học đã được học.

Giải bài trang 103 SGK Hóa 8

Đề bài

Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.

Đáp án

1). Kết quả của thí nghiệm 1: Đun nóng \(KMnO_4\).

- Hiện tượng: Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.

- Viết phương trình hóa học:

\(2KMnO_4 → K_2MnO_4 + MnO_2 + O_2\uparrow \)

- Giải thích:

Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.

Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.

2). Kết quả của thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.

- Hiện tượng:

  • Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.
  • Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.
  • Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.

- Phương trình hóa học:

\(S + O_2 \xrightarrow{t{}^\circ }SO_2\uparrow\)

- Giải thích: Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.

- Kết luận: Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.

Ghi nhớ

- Khi đun nóng \(KMnO_4\) chúng ta có thể thu được khí oxi. Nên có thể dùng \(KMnO_4\) để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.

- Khi đốt cháy 1 chất trong không khí và trong khí oxi thì khi đốt với khí oxi phản ứng sẽ xảy ra mãnh liệt hơn.

Nội dung trên đã giúp bạn nắm được cách làm bài trang 103 SGK Hóa 8. Hy vọng những bài hướng dẫn của Đọc Tài Liệu sẽ giúp các bạn giải hóa 8 chính xác và học tốt môn học này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM