Sau khi tìm hiểu nội dung kiến thức mở rộng của bài qua các câu hỏi thảo luận trang 101-102 SGK Địa 8, các em học sinh sẽ ôn tập tổng hợp lại đặc điểm chung của địa hình nước ta ra sao.
Câu hỏi
Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Xem thêm: Bài 2 trang 103 SGK Địa lý 8
Lời giải Bài 1 trang 103 sách giáo khoa Địa Lí lớp 8
- Đồi núi là bộ phận quan trong nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
+ Đồi núi chếm 3/4 diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích. Núi cao trên 2000m chỉ chiềm 1% diện tích cả nước.
+ Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng Duyên hải miền trung nước ta.
- Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên vào tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.
+ Vận động Hi-ma-lay-a trong giai đoạn tân kiến tạo đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, thềm lục địa…Địa hình thấp dần từ nội địa tới biển, trùng với hướng tây bắc – đông nam.
+ Địa hình nước ta có hai hướng chủ yếu là tây bắc – đông nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
- Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác đọng mạnh mẽ của con người.
+ Đất đá bị phong hóa mạnh mẽ.
+ Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn. Đặc biệt là hiện tượng nước hòa tan đá vôi tạo nên địa hình các tơ nhiệt đới độc đáo với nhiều hang động lớn.
+ Các dạng địa hình nhận tạo xuất hiện ngày càng nhiều (các công trình kiến trúc thủ đô, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước…).