Bài 1 ôn tập chương trang 69 SGK Lịch sử 6

Xuất bản: 29/10/2018

Giải bài 1 ôn tập chương 3 trang 69 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 6, Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta

Mục lục nội dung

Câu hỏi

Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta.

a, Tại sao Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc?

b, Trong thời gian Bắc thuộc, nước ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập vào với các quận, huyện của Trung Quốc với những tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ.

c, Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là gì?

Xem thêm: Bài 2 ôn tập chương 3 trang 70 Sgk Lịch sử lớp 6

Lời giải bài 1 ôn tập chương 3 trang 69 Sách giáo khoa Sử 6

a, Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

b,

Những tên gọi khác nhau của nước ta trong giai đoạn bị đô hộ

c,

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắc những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt.

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

***

Để cho các em học sinh học tốt môn Lịch lớp 6 và tiếp thu kiến thức được hào hứng hơn, doctailieu.com tiếp tục chia sẻ cho các em hướng dẫn giải bài tập sgk Sử 6 kèm file PDF. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM