GDCD 7 Cánh Diều Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội

Xuất bản: 23/09/2022 - Tác giả:

Giải GDCD 7 Cánh Diều Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 55-60 SGK giúp học sinh chuẩn bị và giải bài tập GDCD lớp 7.

Để giúp các em học tốt Giáo dục công dân 7, Đọc tài liệu đã tổng hợp và biên soạn nội dung trả lời câu hỏi và giải bài tập SGK GDCD lớp 7 Cánh Diều Bài 11.

Giải GDCD 7 Cánh Diều Bài 11

Mở đầu

Câu hỏi trang 55 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Để ngăn chặn tệ nạn xã hội, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật và tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện nghiêm túc những quy định đó.

Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội.

Trả lời

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi liên quan đến tệ nạn ma túy, bao gồm các hành vi: trồng cây có chứa chất ma túy; sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, bản quản, mua bán chất ma túy,…

- Nhà nước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma túy là người bị tạm giam, phạm nhân, học sinh trường giáo dưỡng.

- Phát động quần chúng xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Khám phá

1. Quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

Câu hỏi trang 56 SGK GDCD 7 Cánh Diều

a) Từ thông tin 1, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật của ông A,

bạn C và giải thích vì sao?

b) Từ thông tin 2, theo em, hành vi của ông A sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào? c) Theo em, pháp luật quy định như thế nào về phòng, chống tệ nạn ma tuý?

Trả lời

a) Các hành vi vi phạm pháp luật của ông A, bạn C ở trường hợp 1:

+ Ông A có hành vi phân phối, buôn bán, tàng trữ ma túy, dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng, vận chuyển ma túy. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì ma túy là chất kích thích, chất cấm mà nhà nước cấm tàng trữ, buôn bán và nghiêm cấm dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng ma túy.

+ Bạn C có hành vi sử dụng và vận chuyển ma túy. Đây là hành vi vi phạm pháp luật vì ma túy là chất kích thích, chất cấm mà nhà nước nghiêm cấm sử dụng và vận chuyển.

b) Theo thông tin 2, ông A sẽ bị xử lí:

+ Với hành vi mua bán trái phép chất ma túy ông A sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

+ Với hành vi lôi kéo người khác sử dụng chất ma túy ông A sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

c) Các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma túy:

- Các hành vi bị nghiêm cấm:

+ Nghiên cứu, giám định. kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lí, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

+ Giao nhận, quản lí, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật, cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần trái quy định của pháp luật.

+ Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.

Câu hỏi trang 57 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Qua một thời gian quen nhau thân thiết trên mạng xã hội, anh T đã hẹn em H đi chơi và lừa bán H cho đường dây mua bán mại dâm của bà M.

a) Từ thông tin 3, em hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật của anh T và bà M ở trường hợp 2.

b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về pháp luật phòng, chống tệ nạn mại dâm.

Trả lời

a) Các hành vi vi phạm pháp luật của anh T và bà M ở trường hợp 2:

+ Tổ chức hoạt động mại dâm

+ Môi giới mại dâm

b) Các hành vi bị nghiêm cấm:

+ Mua dâm

+ Bán dâm

+ Chứa dâm

+ Tổ chức các hoạt động mại dâm

+ Cưỡng bức bán dâm

+ Môi giới mại dâm

+ Bảo kê mại dâm

+ Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm.

Câu hỏi trang 58 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Thấy Q có nhiều tiền tiêu vặt, anh B đã tìm cách rủ rê, lôi kéo Q chơi trò chơi điện tử. Lúc đầu, anh B cho Q chơi miễn phí, sau khi Q nghiện các trò chơi điện tử thì anh B bắt đầu thu tiền. Thậm chí, anh B còn giới thiệu cho Q chơi các trò chơi có nội dung bạo lực không phù hợp với lứa tuổi của Q.

a) Từ thông tin 4, em chỉ ra các hành vi vi pháp luật của anh B ở trường hợp 3.

b) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về pháp luật phòng, chống tệ nạn xã hội qua trường hợp 3.

Trả lời

a) Các hành vi vi pháp luật của anh B ở trường hợp 3 là anh B đã cung cấp trò chơi có nội dung không lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

b) Các hành vi bị nghiêm cấm:

+ Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn có hại cho trẻ em.

+ Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phân tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản sản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em

2. Công dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội

Câu hỏi 1 trang 59 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Đọc tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

X và M chơi thân với nhau. Gần nhà X có một địa điểm đánh bài ăn tiền, do tò mò, X đã rủ M đến chơi thử. Tuy nhiên, M từ chối và khuyên bạn: Cậu biết không, đánh bài ăn tiền là vi phạm pháp luật đây.

Em hãy phân tích thái độ và hành vi của M trong tình huống trên.

Trả lời

- M là một học sinh có sự hiểu biết về pháp luật, nhận biết được việc đánh bạc ăn tiền là hành vi trái pháp luật.

- M có thái độ từ chối trước lời rủ rê của bạn và biết đưa ra lời khuyên cho bạn để bạn không vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 2 trang 59 SGK GDCD 7 Cánh Diều

a) P đã làm gì để thay đổi cuộc đời của mình?

b) Từ bài học của P, theo em chúng ta cần làm gì để tránh mắc phải tệ nạn xã hội và đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội?

Trả lời

a) Để thay đổi cuộc đời mình, P đã quyết tâm cai nghiện, chiến đấu với những cơn nghiện vật vã chết đi sống lại. Sau khi hết nghiện, P đã đăng kí học ngành quản trị khách sạn và tiếng anh để phục vụ công việc.

b) Từ bài học của P, để tránh mắc phải những tệ nạn xã hội chúng ta cần:

+ Thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn và tuân thủ pháp luật.

+ Tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, lớp và địa phương tổ chức.

+ Đấu tranh, phê phán các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

Luyện tập

Câu hỏi 1 trang 59 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Hành vi nào dưới đây vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội? Vì sao?

A. Ông H nhận lời vận chuyển ma túy đến tỉnh khác cho ông B.

B. Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà.

C. Anh M tố cáo hành vi tổ chức đánh bạc.

D. Cô X dụ dỗ H và P đi bán dâm.

E. Bạn N tuyên truyền cho mọi người xung quanh về hậu quả của ma túy.

G. Chị T đã tổ chức cho mọi người đánh bạc tại nhà.

Trả lời

Hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội:

A. Ông H nhận lời vận chuyển ma tuý đến tỉnh khác cho ông B. => Vi phạm Luật phòng, chống ma túy.

D. Cô X dụ dỗ H và P đi bán dâm. => Vi phạm Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.

G. Chị T đã tổ chức cho mọi người đánh bạc tại nhà. => Hành vi tệ nạn cờ bạc

Câu hỏi 2 trang 60 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Em sẽ ứng xử như thế nào trong các trường hợp sau?

a) Bạn mời hút heroin.

b) Bạn rủ chơi bài ăn tiền.

c) Người lạ rủ đi chơi.

d) Người khác nhờ mang hộ đồ mà không rõ là gì.

Trả lời

Trong các trường hợp trên, em sẽ ngay lập tức từ chối vì:

- Hút heroin và chơi bài ăn tiền là các hành vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Việc đi chơi với người lạ sẽ có nguy cơ cao bị rơi vào ổ mua bán mại dâm.

- Vận chuyên đồ lạ hộ người khác có nguy cơ trở thành người vận chuyện ma túy.

Câu hỏi 3 trang 60 SGK GDCD 7 Cánh Diều

K đã từng bị nghiện và đi cai nghiện thành công. Một lần tham gia sinh nhật, K thấy các bạn có ý định thử hút ma túy. Từ những hậu quả mà bản thân trải qua, K đã khuyên ngăn các bạn là không nên thử.

Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của K trong trường hợp trên.

Trả lời

Nhận xét:

- Từ việc K cai nghiện thành công đã cho thấy K đã cố gắng, nỗ lực thế nào để có thể vượt qua được hậu quả của tệ nạn xã hội.

- Việc K khuyên ngăn các bạn cho thấy K là người có trách nhiệm, vì bản thân đã trải qua rồi nên K biết rõ hậu quả.

- Giờ đây K góp phần vào việc phòng, chống tệ nạn xã hội bằng cách ngăn cản hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 4 trang 60 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Qua tìm hiểu, biết D (13 tuổi) là người hiếu thắng và đua đòi nên anh Y đã trực tiếp giới thiệu và cho D hút thử một loại thuốc lá điện tử. Khi thấy D bắt đầu nghiện, anh Y đề nghị D hãy giới thiệu sản phẩm đó đến bạn bè để bán hàng.

Theo em, hành vi của anh Y có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

Trả lời

Hành vi của anh Y là vi phạm pháp luật bởi vì đã vi phạm Luật trẻ em về việc dụ dỗ, lôi kéo trẻ em sử dụng các sản phẩm không lành mạnh, có hại cho sự phát triển của trẻ, cụ thể là thuốc lá điện tử.

Câu hỏi 5 trang 60 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Trường của C tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma tuý cho mọi người. Tuy nhiên, C lại cho rằng việc tuyên truyền phòng, chống ma tuý là trách nhiệm của người lớn, học sinh không cần tham gia.

a) Em có đồng tình với suy nghĩ của C không? Vì sao?

b) Nếu là bạn của C, em sẽ làm thể nào để giúp C hiểu được trách nhiệm của mình trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

Trả lời

a) Em không đồng tình với suy nghĩ của C. Bởi vì phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người bao gồm cả người lớn và trẻ nhỏ.

b) Em sẽ giải thích cho C biết rằng học sinh là lứa tuổi dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội nhất bởi vì thường do thiếu hiểu biết, tâm sinh lí chưa ổn định. Bởi vậy học sinh rất cần tham gia các buổi ngoại khóa để hiểu rõ hơn về các tệ nạn xã hội và cách phòng tránh, để không dính phải tệ nạn xã hội và góp phần ngăn cản những hành vi có ý định vi phạm pháp luật.

Câu hỏi 6 trang 60 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Em hãy chia sẻ các cách sống lành mạnh để phòng, tránh tệ nạn xã hội.

Trả lời

- Thường xuyên tập thể dục thể thao

- Nghe thời sự, đọc tin tức báo đài để biết thêm nhiều thông tin mới về các tệ nạn xã hội

- Tích cực tham gia các buổi ngoại khóa, tuyên truyền về tác hại của tệ nạn xã hội

- Từ chối và ngăn cản bạn bè tham gia vào những hành vi vi phạm pháp luật

Vận dụng

Câu hỏi 1 trang 60 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Em hãy vẽ tranh cổ động về phòng, chống tệ nạn xã hội và chia sẻ nội dung, ý nghĩa của bức tranh đó với thầy cô và bạn bè.

Trả lời

Câu hỏi 2 trang 60 SGK GDCD 7 Cánh Diều

Em hãy cùng bạn xây dựng một kịch bản với nội dung thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội và đóng vai theo kịch bản đó.

Trả lời

VD: Tác giả kịch bản

Với sự tham gia của các diễn viên

- Kim Phượng: Trong vai Chị Hương- Đội trưởng đội tuyên truyền.

- Ánh Tuyết: Trong vai Bà Huệ - mẹ Nam.

- Quốc Duy: Trong vai Anh Minh – Công an khu vực.

- Hải Thuỳ: Trong vai Bình – Công an khu vực.

- Hoàng Long: Trong vai Nam - học sinh mắc nghiện.

NỘI DUNG

Cảnh 1: Tại nhà bà Huệ vào 1 buổi chiều

- Bà mẹ: Con ơi, sao con dại dột thế? Mấy ngày qua con đã ở đâu? Trời ơi niềm vui sự sống của tôi... (Vừa lau nước mắt vừa nói).

- Hương: Dạ, cháu chào Bác ạ?

- Bà mẹ: Kìa! Cô là ...

- Hương: Cháu là Hương, đội trưởng đội tuyên truyền câu lạc bộ 03 đến tìm bác có chút việc, sao Bác lại khóc?

- Bà mẹ: Cô ơi! Thằng con trai quý tử của tôi nó đã bỏ nhà đi biệt tích cả tháng nay. Tôi đã đi tìm khắp nơi nhưng không thấy. Tôi phải làm sao đây?

- Hương: Có phải tên con trai bác là Doãn Hoàng Nam không?

- Bà mẹ: Vâng, cháu tên là Hoàng Nam, Doãn Hoàng Nam.

- Hương: Doãn Hoàng Nam 18 tuổi, đã học xong lớp 12. Người cao rong rỏng phải không ạ?

- Bà mẹ: Thôi đúng rồi, đúng là con tôi rồi, thật phúc đức cho nhà tôi, may mà cô đã cho nó ở nhờ không thì ...

- Hương: Dạ! không bác ạ nhưng sáng nay đội tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội của chúng cháu phối hợp cùng Công an đã bắt một nhóm thanh niên đang tụ tập tiêm chích ma tuý, trong đó có 1 em tên là Hoàng Nam. Bây giờ bác có thể ... ( Nói kéo dài).

- Bà mẹ: Lài, lài, tôi nói cho nhà cô biết, cô đừng có mượn gió bẻ măng. Tôi tưởng cô nhân đức lắm đến báo cho tôi chỗ ở của con tôi. Nào ngờ cô đem tai hoạ đến cái nhà này. Nhưng cô nhớ cho, có doạ người cũng cần chọn lý do cho thích đáng. Cô nói con tôi ngã xe, con tôi trèo cây chết đuối tôi còn tin. Cô bảo nó tiêm chích thì không đời nào. Đến tiêm phòng bệnh nó còn chẳng dám nữa là tiêm chích.

- Hương: Cháu cũng mong là như vậy, nhưng tuổi trẻ bồng bột...

- Bà mẹ: Cô thì già chắc! Thiên hạ toàn người trẻ cả đấy cô ạ. Thôi cô làm ơn đi ra cho tôi còn đốt vía (Đẩy Hương ra cửa)

- Hương: Bác hãy bình tĩnh và đi cùng cháu đến đồn công an để chúng ta cùng tìm cách giải quyết.

- Bà mẹ: Đi theo cô à? Thế khác nào tôi công nhận con tôi nghiện. Mà thôi được tôi đi, nếu không phải con tôi nghiện thì ... thì ( Nói to) Hồi sau sẽ rõ!

Cảnh 2: Cảnh tại đồn Công an

- Minh: Anh mong em hãy mau tỉnh ngộ để làm lại từ đầu. Tương lai tươi sáng vẫn đang chờ em ở phía trước.

- Nam: Sáng à? Sáng trong hay sáng đục, đục như khói thuốc thôi? Anh nói đi ...

- Bình: Sao em lại nói thế! Em biết không ma tuý là kẻ thù ghê sợ của loài người và mỗi chúng ta đều phải góp phần tiêu diệt nó. Em mà như thế này bố mẹ em sẽ rất buồn.

- Nam: Thôi im đi, buồn hay không là chuyện của 2 cụ nhà tôi, mà tính đến thời điểm này tôi zêrô bố và cũng zêrô cả mẹ luôn, đừng đem họ ra làm mềm lòng tôi ...

(Hương và mẹ Nam đi vào)

- Hương: Bình ơi! (Nam thấy mẹ quay mặt đi)

- Bình: Chị Hương!

- Bà mẹ: Trời ơi! Nam! Con tôi ... (Khóc ôm lấy con).

- Nam: Làm ơn sống lịch sự theo người á Đông, buông tôi ra. Tôi không chút liên quan gì tới bà cả, bà nhớ cho.

- Mẹ: (Hát đoạn cải lương): Đau lòng này Nam ơi! Con lớn lên trong vòng tay của ta, thì làm sao nỡ quên ân tình. Nay con mang đến ưu phiền cay đắng, nhìn con lòng ta xót xa, sống chi cho lòng thêm đau ...

- Nam: (Hát) Đời tôi như cánh chim xa bầy. Không hề sung sướng hơn bà đâu, đi ráng ma mau, về nhà cho nhanh không thì tôi cáu lên bây giờ (Đẩy mẹ ra).

- Bà mẹ: Các chú ơi, các cô ơi, tôi phải làm sao? Làm sao đây?

- Minh: Bác bình tĩnh lại để chúng ta cùng tìm cách đưa em Nam đi cai nghiện.

- Bà mẹ: Cai như thế nào? Mà cai ở đâu chứ?

- Hương: Thưa bác hiện nay 3 hình thức cai nghiện:

  • Hình thức 1: Cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cấp Tỉnh và Huyện
  • Hình thức 2: Cai nghiện tại cộng đồng.
  • Hình thức 3 : Cai nghiện tại gia đình.

Theo cháu Bác nên cho em Nam đi cai nghiện bắt buộc tại trung tâm cấp huyện bác ạ.

- Nam: Thôi im đi! Làm gì có trại nào dành cho thằng nghiện như tôi. Đến các người còn không cần đến tôi thì làm gì có anh nhà nước nào cần tôi. Giờ tôi là đời thừa.

- Bà mẹ: Nam, Mẹ xin con, nếu con thương mẹ thì con hãy đi đi, đi đi con.

- Bình: Đúng rồi! Em hãy vì bản thân và gia đình em ạ, anh nghĩ...

- Nam: Không ai phải nghĩ, không tranh cãi nhiều. Tôi nói không là không. Hát (Kệ người ta nói).

Bà ta cứ nói tôi không đi là ngu, tôi không đi là ngơ, tôi không đi là khờ. Vì trong nhà tôi chỉ có mình tôi thôi không còn thằng thứ 2. Kệ bà ta nói, tôi không nghe bà ta tại vì tôi biết tôi không đi là khôn...là khôn...(Trong khi hát mẹ bấu vào tay, Nam đẩy ra).

- Hương: Em nói đúng! Nhà em chỉ có mình em thôi, Bố mẹ em chỉ dành tình thương cho em thôi. Em là niềm vui, niềm hạnh phúc của họ. Em hãy nhìn những giọt nước mắt đọng lại những nếp nhăn của mẹ, em nhìn đi... và suy nghĩ lại.

- Minh: Những gọt nước mắt ấy không chỉ có niềm đau mà còn cả niềm hy vọng đang chờ đợi em thắp lên em hiểu không?

- Bình: Hãy dũng cảm lên em, 1 cánh cửa cũ khép lại và 1 cánh cửa mới đang đón chờ em đấy.

- Nam: Mẹ, mẹ hãy tha lỗi cho con, con trót dại.

- Bà mẹ: Bài học đầu đời con nên ghi nhớ. Cũng thật may đã có Đoàn, Đảng giúp đỡ chúng ta. Con cần cai nghiện tốt để khỏi phụ lòng các cô, chú... con nhé.

- Nam: Vâng! Con sẽ cố gắng! Con sẽ làm được, xin mọi người cứ tin con.

(Các cô chú công an và mẹ đến vỗ về, động viên )- Kết thúc cảnh 2

Cảnh 3: 3 năm sau.

Tại nhà bà Huệ, 1 buổi chiều:

- Bà mẹ: Nhanh thật! Thấm thoắt đã 3 năm trôi qua. Ngày này cách đây 3 năm tôi đang rối bời tâm trí vì lo sợ. Bây giờ ... sao tôi cứ bồi hồi đứng ngồi không yên, con tôi sắp về, nó đã cai nghiện thành công rồi. Con ơi ...

(Giọng vui sướng, đi lại ngóng ra cổng, dọn dẹp nhà ...)

- Nam: (Tay sách túi ngập ngừng bước vào nhà) Gọi to kéo dài: Mẹ ...

- Mẹ: Nam, con đã về thật rồi. Trông con tôi khác quá, cao lớn, trắng trẻo hẳn ra.

- Nam: Con có quà cho mẹ đây. Mẹ sẽ rất vui ...

- Mẹ: Con về là mẹ mừng rồi, quà gì chứ, thật là ...

- Nam (Lấy trong túi ra): Đây là phiếu nhận xét của các chú quản lý trại nhận xét về con trong quá trình cai nghiện, các chú khen con lắm mẹ ạ.

- Mẹ: (Lật tờ giấy xem đi, xem lại): Thế này, các cô chú công an, các anh các chị trong đội tuyên truyền mà biết thì vui lắm đây. Mà các cô chú ấy nói lát nữa sẽ đến thăm con đấy.

- Nam: Con không muốn gặp các cô các chú ấy đâu. Họ sẽ coi thường con, coi con là 1 thằng vừa rời khỏi trại, con không ... (Đang nói dở thì Bình, Minh, Hương xuất hiện).

- Bình: Nam, các anh chị luôn mong ngày em trở về thế mà em lại không muốn gặp các anh là sao?

- Hương: Chị không muốn nghe những lời như vậy chút nào, Nam ạ!

- Minh: Các anh chị không chỉ đến hỏi thăm mà muốn em cùng đi tuyên truyền, giúp đỡ mọi người phòng, chống ma tuý nữa.

- Mẹ: Đúng rồi, hãy để niềm vui như gia đình mình trở thành niềm vui chung cho những gia đình có hoàn cảnh tương tự con ạ.

- Nam: Liệu có ai tin con không?

- Hương: Bằng sự nhiệt tình, bằng chính sự cố gắng và ý chí của bản thân, mọi người sẽ tin em.

- Bình: Chỉ cần em còn niềm tin là em sẽ làm được tất cả, anh tin ở em.

- Minh: Thay mặt đội tuyên truyền, tôi chính thức công nhận thành viên mới của đội: Doãn Hoàng Nam.

- Mẹ: Nào các con hãy hát lên, hát cho niềm hạnh phúc và hát cho những thành công sắp tới của đội tuyên truyền.

- Hát bài: Bạn ơi! Hãy lánh xa.

Chúc các em học tốt với tài liệu tài liệu giải GDCD 7 Cánh Diều Bài 11: Thực hiện phòng, chống tệ nạn xã hội!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM