Giải GDCD 6 Bài 10 Cánh Diều: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Xuất bản: 09/07/2021 - Tác giả:

Giải GDCD 6 Bài 10 Cánh Diều: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 49 theo chương trình đổi mới của Bộ Giáo dục.

Giải GDCD 6 Bài 10 Cánh Diều: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trả lời chi tiết các câu hỏi Bài 10: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trang 48-51 SGK GDCD 6 bộ Cánh Diều giúp các em chuẩn bị bài thật tốt trước khi lên lớp.

Khởi động GDCD 6 bài 10 Cánh Diều

(SGK GDCD 6 Cánh Diều bài 10 trang 49)

- Cả lớp nghe bài hát Việt Nam ơi, nhạc và lời Minh Beta.

- Hãy nêu cảm xúc của mình về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua bài hát.

Gợi ý:

- Việt Nam trong bài hát là hình ảnh những con người lạc quan, yêu đời, đoàn kết cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng tương lai tươi sáng hơn.

Khám phá GDCD 6 bài 10 Cánh Diều

1. Công dân của một nước

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 10 Cánh Diều trang 48:

Quan sát hình ảnh, thảo luận các trường hợp và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết nhân vật trong mỗi trường hợp dưới đây la công dân nước nào? Vì sao?

1. Anh Mun sinh ra ở Xin-ga-po (Singapore) và lớn lên tại Mỹ. Năm 18 tuổi anh nhập quốc tịch Mỹ.

Giải GDCD 6 Bài 10 Cánh Diều: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ảnh 1

2. Chị Na-ta-sa (Natasa) sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 18 tuổi chị đến học đại học ở Pa-ri (Pháp) và vẫn mang quốc tịch Nga.

Giải GDCD 6 Bài 10 Cánh Diều: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ảnh 2

3. Chị Si-vam (Shivam) sinh ra và lớn lên ở Boơm-bay (Ấn Độ). Chị mang quốc tịch của cha mẹ là quốc tịch Ấn Độ.

Giải GDCD 6 Bài 10 Cánh Diều: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ảnh 3

4. Chị Lan Anh có cả cha và mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Chị sinh ra và lớn lên ở Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam.

Giải GDCD 6 Bài 10 Cánh Diều: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ảnh 4

Thế nào là công dân của một nước? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước ?

Gợi ý:

1. Anh Mun công dân nước Mỹ.

2. Chị Na-ta-sa (Natasa) công dân nước Nga.

3. Chị Si-vam (Shivam) công dân Ấn Độ.

4. Chị Lan Anh công dân Việt Nam.

Công dân là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó.

2. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 10 Cánh Diều trang 50:

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

1. Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam, có quốc tịch Việt Nam, nên các bạn đều là công dân Việt Nam.

2. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống. Toàn là công dân Việt Nam.

3. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. Ly là công dân Việt Nam.

a) Vì sao Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam. Căn cứ vào yếu tô nào để có thể khẳng định điều này ?

b) Vì sao bạn Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam?

c) Vì sao bạn Iy có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng bạn vẫn là công dân Việt Nam? Ly có thể mang quốc tịch Hàn Quốc được không?

Gợi ý:

1. Hương, Lan và Nam đều là công dân Việt Nam căn cứ vào yếu tố các bạn có quốc tịch Việt Nam.

2. Toàn sinh ra ở Nga nhưng vẫn là công dân Việt Nam vì cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam.

3. Ly có bố mang quốc tịch Hàn Quốc nhưng là Ly công dân Việt Nam vì bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. Ly là công dân Việt Nam.

Luyện tập GDCD 6 bài 10 Cánh Diều

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 10 Cánh Diều trang 51:

1. Trong các trường hợp dưới đây, ai là công dân Việt Nam, ai là công dân nước ngoài?

A. Bạn Hiền có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia).

B. Bạn Hưng có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở XIô-va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam.

C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.

D. Bạn Quân có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi Quân sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn.

Gợi ý:

- Các trường hợp công dân Việt Nam là:

A. Vì bố mẹ của Hiền đều là công dân Việt Nam

B. Vì bố mẹ của Hưng đều là công dân Việt Nam

D. Vì bố của Quân là công dân Việt Nam

- Trường hợp không phải công dân Việt Nam

C. Vì bố mẹ của Ôn-ga đều là công dân Nga

2. Trường hợp nào dưới đây không phải là công dân Việt Nam?

A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18 tuổi.

B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai.

C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.

D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài.

Gợi ý:

Trường hợp không phải công dân Việt Nam: C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, mà khi sinh ra có cha mẹ là người nước ngoài.

3. Hường có bố là công dân Hàn Quốc, mẹ là công dân Việt Nam. Khi Hường sinh ra ở Việt Nam, bố mẹ Hường không thoả thuận việc để bạn mang quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc. Năm Hường 12 tuổi thì cả nhà bạn về Hàn Quốc sinh sống. Theo em, Hường có quốc tịch Việt Nam hay Hàn Quốc ? Vì sao?

Gợi ý:

Hường có mang quốc tịch Việt Nam vì Hường sinh ra ở Việt Nam và cha mẹ không thoả thuận được quốc tịch cho con.

4. Là học sinh, em cần làm gì đề trở thành một công dân tốt?

Gợi ý:

Là học sinh, em cần phải học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại. Tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vận dụng GDCD 6 bài 10 Cánh Diều

Câu hỏi SGK GDCD 6 bài 10 Cánh Diều trang 51:

1. Hãy kể một vài tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu trong học tập, văn hóa, thể thao, lao động sản xuất và kinh doanh. Em học tập được điều gì ở những tấm gương này?

Gợi ý:

Tấm gương công dân Việt Nam tiêu biểu trong học tập:

  • Học sinh Linh Thị Hồng (lớp 4A2, Trường tiểu học Ngọc Thanh C, TP.Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là người dân tộc Sán Dìu. Dù khuyết tật bẩm sinh, 2 tay bị teo không thể cầm viết, nhưng vượt lên khó khăn, em kiên trì theo đuổi ước mơ đến trường. 3 năm liền, cô học trò viết, vẽ bằng chân này đều được đánh giá hoàn thành xuất sắc các môn học/hoạt động giáo dục; là tấm gương về nghị lực và ý thức học tập để bạn bè noi theo.
  • Học sinh Nguyễn Châu Phương Trinh (lớp 8A2, trường THCS thị trấn Giồng Trôm, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) dù nhỏ tuổi nhưng đã đạt nhiều thành tích nổi bật trong các cuộc thi về Bác Hồ với thiếu nhi; là Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc năm 2020; 7 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi; được nhận nhiều bằng khen các cấp cho thành tích học tập, hoạt động phong trào.
  • Em Lê Nhật Minh (lớp 11C2A, trường THPT Chuyên Hùng Vương, tỉnh Gia Lai) là chủ nhân Huy chương vàng cuộc thi Olympic phát minh và sáng chế thế giới năm 2020; giải nhì thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019 - 2020; nhiều năm được giải trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Gia Lai.
  • Sinh viên Nguyễn Nhật Linh (lớp B11-D43, chuyên ngành Cảnh sát điều tra chất lượng cao) là sinh viên có kết quả học tập xuất sắc; đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; được bình chọn là một trong 10 gương mặt sinh viên tiêu biểu Học viện Cảnh sát nhân dân năm học 2019 - 2020.
  • Sinh viên Lê Thị Thu Ngân (lớp K23KEU-QTH, khoa Đào tạo quốc tế Trường đại học Duy Tân) đã tích cực tham gia các cuộc thi Đổi mới sáng tạo khởi nghiệp dành cho học sinh, sinh viên các cấp. Cùng bạn bè, Ngân đã không ngừng nghiên cứu và tạo ra những dự án có thể mang đến giá trị cộng đồng, góp phần giải quyết các vấn đề đáng quan tâm như sức khỏe, môi trường...

- Một số tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu nước như: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Hồ Chí Minh, Lê Văn Tám,...

=> Qua những tấm gương này ,em thấy những con người Việt Nam rất dũng cảm, dám dũng cảm hi sinh vệ đất nước. Các học sinh, sinh viên Việt Nam vẫn luôn vượt qua mọi khó khăn, cố gắng học tập. Từ đó nhận thức đúng đắn về ý nghĩa trên, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mai sau trở thành một công dân tốt.

2. Vẽ một số bức tranh với chủ đề "Tự hào là công dân nước Việt Nam"

Học sinh tự vẽ theo ý tưởng của cá nhân

~/~

Với hướng dẫn trả lời các câu hỏi Bài 10: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong nội dung giải bài tập SGK GDCD 6 bộ Cánh diều chi tiết do Đọc tài liệu thực hiện trên đây có thể giúp các em hiểu bài hơn. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM