Em làm gì khi bị bắt nạt hoặc bắt nạt? Bài thơ có khiến em thay đổi cách ứng xử?

Xuất bản: 17/09/2021 - Tác giả:

Trả lời câu 4 trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức: Em làm gì khi bị bắt nạt hoặc bắt nạt? Bài thơ có khiến em thay đổi cách ứng xử?

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 4 trang 28 phần sau khi đọc của nội dung Soạn bài Bắt nạt Kết nối tri thức với nội dung chính về: Em làm gì khi bị bắt nạt hoặc bắt nạt? Bài thơ có khiến em thay đổi cách ứng xử?

Câu hỏi

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở một trong các tình huống trên. Bài thơ có thể khiến em thay đổi cách ứng xử chuyện bắt nạt thế nào.

Trả lời

Các tình huống em có thể từng trải qua:

1. Em là người bị bắt nạt.

Em chỉ im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt mình hay chia sẻ và tìm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè, thầy cô?

=> Sau khi học bài thơ, em cảm thấy cần có thái độ cứng rắn, chủ động tìm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè, thầy cô.

2. Em là người bắt nạt người khác.

Em coi đó là chuyện bình thường, là một cách để khẳng định bản lĩnh của bản thân.

=> Sau khi học bài thơ, em thấy bắt nạt là một hành vi không tốt, ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của người bị bắt nạt. Em không nên bắt nạt người khác nữa để không làm tổn thương họ.

3. Em là người chứng kiến chuyện bắt nạt.

Em thờ ơ, không quan tâm vì đó không phải là chuyện của mình, có thể gây nguy hiểm cho mình; hoặc hùa vào để cổ vũ hay can ngăn người bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt?

=> Sau khi học bài thơ, em thấy mình cần lên án hành vi bắt nạt và báo chuyện bắt nạt với thầy cô, gia đình của những người bắt nạt và bị bắt nạt.

Tổng kết:

Dù bạn là ai, có tham gia hay chứng kiến hành vi bắt nạt diễn ra thì đều cần lên tiếng:

- Lên tiếng với người bắt nạt người khác, nói với người đó phải dừng hành vi bắt nạt lại vì đó là hành động xấu xa, làm ảnh hưởng tới người bị bắt nạt cũng như mọi người xung quanh.

- Lên tiếng với người bị bắt nạt, nói với họ không được chịu đựng, không được im lặng phải nói ra sự thật để được chia sẻ, được bảo vệ.

- Lên tiếng với thầy cô, bố mẹ về hành vi bắt nạt đó để người lớn hơn có thể xử lí hành vi bắt nạt đó thật phù hợp, để không có chuyện bắt nạt xảy ra tiếp nữa.

-/-

Trên đây là nội dung gợi ý trả lời câu 4 trang 28 sgk Ngữ văn 6 tập 1 sách Kết nối tri thức. Các bạn tham khảo thêm trọn bộ Soạn văn 6 Kết nối tri thức để học Ngữ văn 6 thật tốt nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM