Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày

Xuất bản: 28/11/2022 - Tác giả:

Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 6 trang 83 thuộc nội dung Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 8: Thế giới đa dạng của thông tin - SGK ngữ văn 10 tập 2).

Câu hỏi: Đối chiếu những thông tin được học giả Nguyễn Văn Huyên trình bày trong văn bản với một tác phẩm mĩ thuật hay một công trình kiến trúc của Việt Nam mà bạn biết, từ đó, rút ra nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình ấy.

(Câu 6 trang 83 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống)

Trả lời: 

HS tự tìm hiểu các thông tin có sẵn trên báo đài ở địa phương hoặc thông qua internet.

Gợi ý 1:

Đền Nghè ở Hải Phòng có kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, nhà chính điện nối thẳng với nhà bái đường ở phía trước. Đền bảo lưu đặc trưng hình khối và thể nằm ngang, tính đều đặn và đối xứng của kiến trúc đền chùa Việt Nam mà học giả Nguyễn Văn Huyên giới thiệu. Các tòa trong đền cũng được sắp xếp nối tiếp nhau, các tòa chỉ có một tầng, hành lang nối các tòa và xung quanh luôn có bóng cây xanh, gợi không khí tôn giáo nhà Phật. Tuy trải qua năm tháng, đền đã được trùng tu bằng những vật liệu hiện đại hơn, các thiết kế không còn giống ngôi đền của nửa thế kỷ trước, song những dấu ấn truyền thống về kiến trúc và tinh thần tôn giáo vẫn được bảo lưu trọn vẹn.

Gợi ý 2:

- Đối chiếu những thông tin về nghệ thuật Việt Nam được trình bày trong văn bản với công trình kiến trúc chùa Keo ở Thái Bình.

+ Toàn bộ công trình của chùa Keo đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo. Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2m, rộng 2,6m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt.

+ Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04m, có 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng.

+ Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

- Nhận xét về sự bảo lưu hay đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống ở tác phẩm hay công trình chùa Keo:

+ Trong tác phẩm, học giả Nguyễn Văn Huyên có nhắc đến sự bảo lưu và đổi mới những đặc điểm và tinh thần truyền thống của người Việt, những n các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật tuy đã có sự đổi mới nhưng nó vẫn giữ được những nét văn hóa lâu đời của Việt Nam.

+ Chùa Keo là một công trình kiến trúc văn hóa lâu đời của Việt Nam, trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Điều này cho thấy tinh thần truyền thống của Người Việt tuy có sự đổi mới nhưng vẫn giữ được sự bảo lưu đến ngày nay.

Xem thêm các câu hỏi trong bài:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 6 trang 83 thuộc nội dung soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM