Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn Thu hứng

Xuất bản: 15/07/2022 - Cập nhật: 25/08/2022 - Tác giả:

Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời câu 2 trang 49 trong phần TRẢ LỜI CÂU HỎI thuộc nội dung phần soạn bài Thu hứng Kết nối tri thức với cuộc sống ngữ văn 10 tập 1.

Câu hỏi:  Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

+ So sánh bản dịch 1 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu, từ “điêu thương”: đây là một tính từ đã được động từ hóa nhằm gợi sự tàn phá khắc nghiệt của sương móc đối với rừng phong. Nhưng trong bản dịch thơ thì hình ảnh này lại nhẹ nhàng hơn.

- Câu 2: bản dịch không dịch hai địa danh Vu sơn và Vu giáp. Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu lòa” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

- Câu 3: từ “thẳm” làm cho âm hưởng thơ bị trầm xuống so với nguyên tác.

- Câu 5: bản dịch bỏ mất chữ “lưỡng khai” chỉ số lần, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

- Câu 6: bản dịch bổ mất chữ “cô” chỉ sự lẻ loi, đơn độc, làm mất đi dụng ý mà nhà thơ muốn thể hiện trong nguyên tác.

+ So sánh bản dịch 2 với nguyên văn:

- Câu thơ đầu của bản dịch 2 cũng giống bản dịch 1 đều chưa làm rõ ý sự tác động của sương giá, đã tàn phá dữ dội rừng phong và rừng cây phong là đối tượng chịu tác động.

- Câu 2: Từ “tiêu sâm” trong nguyên văn diễn tả sự tiêu điều, tê tái, thảm đạm của khí thu, cảnh thu; cụm từ “khí thu dày” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý này.

Cách trả lời 2:

- Bản dịch của Nguyễn Công Trứ

+ Câu đầu tiên, tác giả chưa dịch sát nghĩa từ “điêu thương”- đây là tính từ nhưng lại đóng vai trò làm động từ trong câu thơ. Cần phải diễn đạt được sắc thái tàn phá khắc nghiệt của sương đối với rừng phong.

+ Câu 3: Chữ “thẳm” diễn đạt chưa trọn vẹn nghĩa, nó khiến âm hưởng bài thơ bị kéo xuống

+ Câu 5, khi dịch “Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ”, tác giả làm mất từ “lưỡng khai” quan trọng, từ này có ý nghĩa nhấn mạnh vào sự lặp lại

+ Câu 6: “con thuyền buộc chặt mối tình nhà”, tác giả không truyền tải được hết sự trống trải, cô đơn của kẻ li hương trong chữ “cô” phần phiên âm.

- Bản dịch của Khương Hữu Dụng

+ Câu 2: “Vu sơn, Vu giáp khí thu dày”, tác giả dịch chưa sát với “khí tiêu sâm” – khí thu hiu hắt, gợi ra một không gian ảm đạm, trầm buồn

+ Câu 4: “Đầu ải mây sà mặt đất bay”, tác giả dịch chưa làm nổi bật được cái âm u nơi mặt đất

+ Câu 6: “Lòng quê buộc một chiếc thuyền đây”, tác giả dịch mất chữ “cố”, không nổi bật được nỗi nhớ quê xưa

+ Câu 8: “Bạch Đế thành hôm rộn tiếng chày”, tác giả dịch mất khoảng thời gian buổi chiều, gợi khoảnh khắc lao động lúc ngày tàn.

Các câu hỏi liên quan trong bài:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 2 trang 49: "Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên văn (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó, chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn. " , đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM