Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa bài Cảm xúc mùa thu

Xuất bản: 11/08/2022 - Cập nhật: 15/08/2022 - Tác giả:

Gợi ý trả lời câu hỏi: Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch. - trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1 sách Cánh diều

Cùng Đọc tài liệu gợi ý trả lời câu hỏi 3 phần câu hỏi trong bài nội dung Soạn bài Cảm xúc mùa thu Cánh diều, giúp các em soạn bài thật tốt trước khi tới lớp.

Câu 3 trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều

Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch.

Trả lời

       

Dịch nghĩa

Dịch thơ

Nhận xét

Câu 1

"Sương móc trắng xoá làm tiêu điều cả rừng cây phong".

"Lác đác rừng phong hạt móc sa".

Phần dịch thơ đã làm giảm mức độ tiêu điều của rừng phong khi thu đến.

Câu 2

"Núi Vu, kẽm Vu hơi thu hiu hắt".

"Ngàn non hiu hắt, khí thu hòa".

Phần dịch thơ không chỉ rõ hai địa điểm cụ thể là núi Vu và kẽm Vu.

Câu 3

"Giữa lòng sông, sóng vọt lên tận lưng trời".

"Lưng trời sóng rợn lòng sông thẳm".

Phần dịch thơ dùng từ "rợn" nên chưa làm rõ được mức độ của sóng so với phần dịch nghĩa.

Câu 4

Khóm cúc nở hoa đã hai lần (làm) tuôi rơi nước mắt ngày trước

Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ

Phần dịch thơ và dịch nghĩa có nội dung tương đương nhau

Câu 5

Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ

Con thuyền buộc chặt mối tình nhà

Phần dịch thơ và dịch nghĩa có nội dung tương đương nhau

Câu 6

"Con thuyền lẻ loi buộc mãi tấm lòng nhớ nơi vườn cũ".

"Con thuyền buộc chặt mối tình nhà".

Phần dịch thơ dịch thiếu từ "lẻ loi" => làm mất trạng thái của con thuyền.

Câu 7

"Chỗ nào cũng rộn ràng dao thước để may áo rét".

"Lạnh lùng giục kẻ tay dao thước".

Phần dịch thơ dùng từ "lạnh lùng", khác với từ "rộn ràng" trong phần dịch nghĩa. Từ đó, làm giảm mức độ trạng thái của hoạt động may áo rét.

Câu 8

Về chiều, thành Bạch Đế cao, tiếng chày đập cáo nghe càng dồn dập.

Thành Bạch, chày vang bóng ác tà

Phần dịch thơ và dịch nghĩa có nội dung tương đương nhau

Đối chiếu bản dịch thơ của Nguyễn Công Trứ với bản phiên âm và phần dịch nghĩa, ta có mấy nhận xét sau:

- Ưu điểm: Bản dịch thơ cơ bản đã thể hiện được khá sắc sảo tinh thần của bài thơ. Bản dịch có thể coi là khá đạt.

- Nh­ược điểm: Bản dịch còn có một số vênh lệch so với bản dịch nghĩa.

Xem thêm:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Đối chiếu các câu trong phần dịch thơ với phần dịch nghĩa để có nhận xét bước đầu về bài thơ dịch." do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 10 Cánh diều thật tốt trước khi tới lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM