Đọc Tiểu Thanh kí
Năm sáng tác:Những năm trước 1802
Tác giả:Nguyễn Du
Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được Nguyễn Du viết trước khi đi sứ ở Trung Quốc. Tương truyền Phùng Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc sống khoảng đầu thời Minh, nhiều ý kiến cho rằng nàng là người Dương Châu, con nhà gia thế, tên chữ là Phùng Huyền Huyền. Vốn thông minh nên từ nhỏ nàng đã thông hiểu các môn nghệ thuật cầm kì thi hoạ, lại có phong tư lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công tử nhà gia thế. Vợ cả tính hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanh. Nhưng đau khổ muộn phiền được gửi gắm vào thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đem đốt hết, may mắn còn một số bài sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt là Phần dư tập. Thương xót, đồng cảm với số phận của người con gái tài tình mà bạc mệnh, Nguyễn Du viết ra bài thơ này.[1] Những người phụ nữ có tài có sắc nhưng đường đời truân chuyên bất hạnh cũng là cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du. Bài thơ được rút từ "Thanh Hiên thi tập" và viết trong một lần Nguyễn Du đi sứ Trung Quốc. Ông may mắn được đọc lại tác phẩm của Tiểu Thanh( có sách ghi là ông nghe kể lại). Đồng cảm với số phận bất hạnh của nàng, Ông viết bài thơ