Cùng Đọc tài liệu xem một số đoạn văn mẫu phần Kết nối đọc viết thuộc nội dung Soạn bài Bình Ngô đại cáo Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 6: Nguyễn Trãi – "Dành còn để trợ dân này" SGK ngữ văn 10 tập 2).
Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về : Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản.
Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa
Đoạn văn mẫu 1:
Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm đến chủ quyền của đất nước khác.
Đoạn văn mẫu 2:
Tinh thần độc lập dân tộc ý thức chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo qua những câu văn hùng hồn về chân lý độc lập dân tộc. Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt ta từ bao đời nay được tác giả Nguyễn Trãi khẳng định như một chân lý khách quan thông qua 5 yếu tố cơ bản: nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm. Bằng những chứng cứ hùng hồn thuyết phục Nguyễn Trãi đã khẳng định Đại Việt là quốc gia độc lập đó là chân lý không thể chối cãi cùng với các từ ngữ:"từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia" đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt. Ngoài ra tác giả còn có thái độ so sánh triều đại của Đại Việt ngang hàng với triều đại phương Bắc nhằm thể hiện ý thức được chủ quyền dân tộc cao độ của tác giả. Những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,... chính là lời cảnh cáo đanh thép của tác giả, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về những chiến công lịch sử của nhân dân ta.
Đoạn văn mẫu 3:
Bình Ngô đại cáo là một áng hùng văn thể hiện ý chí, tinh thần độc lập và ý thức về chủ quyền dân tộc. Trong văn bản, Nguyễn Trãi đã khẳng định chắc nịch Đại Việt là một nước độc lập, một dân tộc độc lập, là một nước có văn hiến, có đường biên giới rõ ràng với phương bắc. Không những thế, Đại Việt và các triều đại phong kiến phương bắc mỗi bên xưng đế một phương. Tuy nhiên, nhà Minh đã đi trái với ý trời, lòng người, nhân lúc nhà Hồ đang rối ren mà thừa cơ gây họa để cướp nước ta. Với ý chí quật cường, Lê Lợi đã cùng nghĩa quân khởi nghĩa, dù phải chịu trăm ngàn gian khó, phải nằm gai nếm mật, ngủ rừng, chịu đói chịu lạnh cũng không cam chịu làm nô lệ, không khuất phục trước sức mạnh quân thù. Với ý chí đó, sức mạnh đó, nghĩa quân đã giành được thắng lợi toàn diện, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi đất nước.
Xem thêm các nội dung câu hỏi thuộc bài soạn này:
- Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn?
- Một tác phẩm được nhìn nhận là bản tuyên ngôn độc lập của một dân tộc
- Chủ quyền dân tộc được thể hiện ở những phương diện cơ bản nào?
- Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện
- Ý câu văn Đem đại nghĩa... thay cường bạo có mối liên hệ như thế nào
- Hành động lật lọng bội ước của kẻ thù sẽ dẫn đến kết cục như thế nào?
- Sự hèn nhát và cảnh thảm bại của kẻ thù được thể hiện qua các chi tiết
- Tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết Bình Ngô đại cáo
- Xác định luận đề của văn bản và nêu lí do vì sao bạn xác định như vậy
- Câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa
- Hãy khái quát nội dung của các đoạn từ 2 đến 5 Bình Ngô đại cáo
- Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm
- Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và biểu cảm trong Bình Ngô đại cáo
- Bình Ngô đại cáo được đánh giá là một áng hùng văn
- Nêu khái quát ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo đặt trong bối cảnh lịch sử
-/-
Trên đây là gợi ý viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản thuộc nội dung soạn bài Bình ngô đại cáo sách Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!