Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình

Xuất bản: 07/04/2023 - Tác giả:

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình. Bao gồm những đoạn văn mẫu giúp học sinh tham khảo để viết tốt bài văn cảm nhận.

Top 10 Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình

"Chuyện cổ nước mình" là bài thơ nói lên sự yêu quí, trân trọng những câu chuyện cổ và những bài học quý báu mà cha ông gửi gắm trong đó của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Hãy chia sẻ cảm nhận của em về bài thơ này thông qua những đoạn văn. Dưới đây là tổng hợp một số đoạn văn hay để các em tham khảo:

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 1

Những câu chuyện cổ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam là một tài sản quý giá của dân tộc ta. Những câu chuyện li kì, hấp dẫn chứa đựng những bài học sâu sắc, ý nghĩa. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện sự quý trọng của mình dành cho những câu chuyện ấy trong bài thơ "Chuyện cổ nước mình". Nhà thơ không chỉ thể hiện tình cảm của mình mà còn tóm gọn nội dung của những câu chuyện tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích (Thạch Sanh, Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường) bằng những câu thơ ngắn gọn. Bằng thể thơ lục bát, cùng âm điệu nhẹ nhàng, lời thơ sâu lắng, nhà thơ đã khẳng định những giá trị tinh thần to lớn, những bài học quí giá mà cha ông để lại. Nhờ có những giá trị đó, truyện cổ tích đã giúp tác giả vượt qua những khó khăn trong cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện bản thân hơn. “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà, đã giúp cho mỗi tuổi thơ của chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước và dân tộc mình, và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc sống.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 2

“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những bài thơ mà em rất yêu thích. Ngay từ câu thơ đầu tiên, bài thơ đã thể hiện rõ tình yêu của tác giả dành cho những câu chuyện cổ Việt Nam: "Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Không chỉ bày tỏ tình cảm của mình, tác giả cũng ca ngợi chuyện cổ bởi những bài học quý giá mà ông cha ta gửi gắm trong đó: "Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa". Những câu chuyện cổ chính là gợi dâu gắn kết giữa các thế hệ người Việt. Không chỉ vậy, những câu chuyện cổ tích như Thạch Sanh, Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường cũng đã được tác giả khắc họa bằng những câu thơ ngắn gọn nhưng hàm xúc. Với việc nhắc tới những câu chuyện cổ đó, Lâm Thị Mỹ Dạ muốn nhắc lại và truyển tải thông điệp “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của những câu chuyện cổ. Chính những câu chuyện cổ ấy đã giúp tác gả vượt qua được những thử thách trong cuộc sống, để khám phá vẻ đẹp của mọi miền quê và mọi chân trời xa xôi. Bài thơ sử dụng ngôn ngữ giản dị và những hình ảnh quen thuộc để giúp người đọc hiểu sâu hơn về “chuyện cổ”.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 3

Tôi đã bước lại vào thế giới diệu kì của những câu chuyện cổ tích khi đọc bài thơ "Chuyện cổ nước mình" của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Bài thơ đã đưa tôi vào thế giới của chàng Thạch Sanh dũng cảm, rồi tới thế giới của cô Tấm hiền lành hay anh chàng nông dân đẽo cày giữa đường. Không chỉ vậy, tôi còn cảm nhận được tình cảm yêu thích và trân trọng của tác giả dành cho kho tàng truyện cổ tích của nước ta. Tác giả quý trọng những giá trị nhân văn cao đẹp như tình thương yêu, tình nghĩa thủy chung và tình thương người trong những câu chuyện đó. Đó là truyền thống tốt đẹp mà ông cha quyền lại cho con cháu từ đời này đến đời khác. Với lời thơ giản dị nhưng sâu lắng, tác giả đã khẳng định "chuyện cổ" đã trở thành một tài nguyên quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt Nam.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 4

Một trong những bài thơ mà em cảm thấy vô cùng yêu thích là “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ. Câu thơ mở đầu là lời bộc lộ một cách trực tiếp cho tình yêu dành cho chuyện cổ: “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”. Cùng với đó, tác giả đã ca ngợi “chuyện cổ” vừa “nhân hậu, lại tuyệt vời sâu xa”. Bởi đó là nơi để ông cha ta gửi gắm những bài học quý giá cho con cháu. Em đã thấy được lối sống tình nghĩa thủy chung hay hiền lành, nhân hậu thật đáng quý. Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ còn là sợi dây gắn kết giữa thế hệ trước và thế hệ sau. Nhà thơ còn khắc họa thế giới cổ tích qua hình ảnh về chàng Thạch Sanh thông minh, cô Tấm hiền lành hay là anh chàng đẽo cày giữa đường… để từ đó truyền tải bức thông điệp: “Ở hiền gặp lành”. “Chuyện cổ nước mình” đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ giản dị để giúp người đọc hiểu hơn về “chuyện cổ”. Đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích chuyện cổ nước mình.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 5

Truyện cổ tích là kho tàng văn học dân gian quý báu và giàu có của nhân dân ta. Tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã thể hiện và đúc kết thật hay, thật sâu lắng những bài học quý giá từ những câu chuyện cổ trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình”. Bài thơ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ, tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau. Đó là bài học đạo đức về tư tưởng “ở hiền gặp hiền” được thể hiện qua các nhân vật cổ tích như Thạch Sanh, Sọ Dừa,… Điều đó khiến chúng ta thêm tin vào lẽ công bằng và sống một cuộc sống hướng thiện hơn. Từ những dòng thơ sâu lắng, đậm đà, truyện cổ còn mang giá trị tinh thần to lớn, giúp tác giả đi qua những chông gai của cuộc đời, tin vào lẽ sống và hoàn thiện mình hơn. Có thể thấy, “Chuyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình và có tư tưởng tích cực hơn trong cuộc đời.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 6

“Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã đưa tôi vào thế giới diệu kì của những câu chuyện cổ. Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình yêu dành cho “chuyện cổ nước mình”. Bởi những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời. Tiếp theo, nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện cổ. Người đọc thấy hiện ra trước mắt mình là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường… Những câu chuyện đó đều gửi gắm một bài học của ông cha ta dành cho con cháu. Cuối cùng, nhà thơ khẳng định rằng “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa. Khi đọc bài thơ, tôi đã nhận ra được nhiều điều ý nghĩa.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 7

Đến với bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Tác giả đã cho thấy những câu chuyện cổ đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc hay ở hiền gặp lành. Và trong hành trình của cuộc sống, “tôi” có được những câu chuyện cổ là hành trang vô cùng hữu ích. Tác giả đã giúp người đọc hiểu hơn về quá khứ của dân tộc mình. Thời gian qua có thể trải qua hàng thế kỉ, nhưng những câu chuyện cổ thì vẫn còn được kể lại từ đời này qua đời khác. Những câu chuyện cổ đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa” trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ. Khi đọc thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích những câu chuyện cổ nước mình.

Đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình - Mẫu 8

Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình. Những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời để thế hệ sau giữ gìn và học tập theo. Từ đó, nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian. Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng - bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

-/-

Hy vọng với những đoạn văn mẫu "Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bài thơ Chuyện cổ nước mình." mà Đọc tài liệu tổng hợp, gửi tới các em trên đây cùng trọn bộ văn mẫu lớp 6 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM