Đoạn văn nêu cảm nghĩ về người lính trong bài Đồng dao mùa xuân

Xuất bản: 20/06/2022 - Cập nhật: 20/12/2022 - Tác giả:

Gợi ý Viết kết nối với đọc : Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân. - trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi: "Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân." thuộc phần VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC của văn bản Đồng dao mùa xuân - Nguyễn Khoa Điềm, giúp các em soạn văn 7 thật tốt trước khi tới lớp.

Viết kết nối với đọc trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân.

Gợi ý

Đoạn mẫu 1

Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.

Đoạn mẫu 2

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay

Đoạn mẫu 3

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi "mùa xuân" bởi họ đã vào chiến trường trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: "Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều". Họ đã dùng sự trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: "Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo". Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi "mùa xuân". Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính "mùa xuân" như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân." phần Soạn bài Đồng dao mùa xuân. Chúc các em học tốt môn ngữ văn lớp 7.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM