Đề bài
Em hãy viết một đoạn văn kể về người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ
-----------
Những đoạn văn kể về anh hùng Quang Trung lớp 3 hay nhất
Bài văn mẫu 1
Kể về anh hùng Nguyễn Huệ
Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, em kính phục tài trí, tấm lòng của người anh hùng áo vải Quang Trung- Nguyễn Huệ dành cho đất nước. Trên bánh xe ngược dòng thời gian, chứng kiến cảnh nước nhà bị quân Thanh bạo ngược dày xéo,chà đạp dân đen con đỏ. Bà em từng đọc những vần thơ về Người:
“ Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh”
( “ Bính Ngô đại cáo”- Nguyễn Trãi)
Người anh hùng tướng mạo phi phàm vì mến nghĩa mà dựng cờ dấy binh ở núi Lam Sơn hoang dã. Khi nghĩa quân nổi dậy là lúc thế giặc đang mạnh. Sự chênh lệch giữa ta và địch họa thay hiền tài khuất bóng, nghĩa quân bao lần bị kẻ thù bao vây: quân không một bóng, lương hết một tuần,…mọi khó khăn không thể quật ngã ý chí quyết tâm của người anh hùng ấy.Nguyễn Huệ là linh hồn của cả nghĩa quân. Nhuệ khí nghĩa quân tăng lên gấp bội khi Quang Trung lên ngôi hoàng đế, chiêu mộ người tài, sự chân thành, lòng ái quốc làm thu phục lòng người.
Sức mạnh của phụ tử nghi binh dưới sự lãnh đạo, tài thao lược xuất chúng giúp nghĩa quân chính nghĩa đánh đâu thắng đó. Quang Trung hoàng đế lần lượt thống nhất đất nước, tạo được những kỳ tích bởi thần tốc, xét suy cẩn trọng. Hoàng đế chấm dứt tình trạng Đàng Trong- Đàng Ngoài, đánh đuổi quân Xiêm La trong trận Rạch Gầm, đánh bại quân Thanh tàn bạo khỏi bờ cõi. Sau một loạt chiến thắng, người anh hùng còn đưa ra nhiều cải cách về giáo dục, chính trị, kinh tế nhưng sự ra đi đột ngột tạo nên mất mát lớn cho dân tộc.
Em tự hào khi đất nước ta có những người con ưu tú, tài ba như hoàng đế Quang Trung. Người còn là tấm gương sáng hậu thế noi theo.
Bài văn mẫu 2
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm lớp 3: Quang Trung - Nguyễn Huệ
Quang Trung Nguyễn Huệ là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn và là anh hùng dân tộc được sử gia đánh giá cao và người đời kính trọng.
Ông là vị tướng thiên tài, từng dẫn quân đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh Đàng Ngoài, bảo vệ đất nước trước cuộc tấn công của Xiêm La và nhà Thanh.
Năm 1771, lấy danh nghĩa phù trợ Nguyễn Phúc Dương chống lại quyền thần Trương Phúc Loan, Nguyễn Nhạc dấy binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chúa Nguyễn ở Tây Sơn.
Năm 1785, ông dẫn quân chặn đánh quân Xiêm La trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút, lệnh quân sĩ giả vờ thua, nhử địch vào trận mai phục, tiêu diệt gần hết hai vạn quân địch. Sau trận đánh này, quân Xiêm khiếp đảm, “sợ Tây Sơn như sợ cọp”.
Ngày 25/11 năm Mậu Thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Quân Bắc Bình Vương tiến công thần tốc, ngày 30 tháng Chạp đã đánh diệt đồn Gián Khẩu rồi nhanh chóng dụ hàng đồn Hà Hồi.
Sáng mồng 5, ông ra lệnh tấn công Ngọc Hồi, quân Thanh tháo chạy. Như vậy, chỉ trong 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Sau khi đánh tan quân Thanh, vua Quang Trung tiến hành cải cách kinh tế, xã hội. Ông sắp đặt lại đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Nhà nước.
Là vị tướng Nam chinh Bắc chiến, sau này là vua một nước nhưng trong cuộc sống đời thường, vua Quang Trung lại rất bình dị. Dân gian lưu truyền khá nhiều giai thoại đối đáp, cho thấy ông là người thông minh, sắc sảo.
Bài văn mẫu 3
Văn mẫu 3 kể về vị anh hùng Quang Trung
Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được gọi là Vua Quang Trung. Vua Quang Trung (hay Bắc Bình Vương), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc.
Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi là "Anh em nhà Tây Sơn", là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng nước Đại Việt.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.
-------
Những đoạn văn mẫu kể về một anh hùng chống ngoại xâm lớp 3 trên đây, đặc biệt là đoạn văn kể về người anh hùng Quang Trung là những đoạn văn hay nhất đã được Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp các em học tốt hơn bộ môn tập làm văn 3.