Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ

Xuất bản: 16/05/2023 - Tác giả:

Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ. Với những đoạn văn hay giúp học sinh cảm nhận được tình cảm gia đình trong Về thăm mẹ

"Về thăm mẹ" của tác giả Đinh Nam Khương giúp người đọc cảm nhận về tình cảm gia đình, tình cảm với mẹ với bà. Trong bài viết này, Đọc tài liệu sẽ cùng các em cảm nhận về tình cảm gia đình trong tác phẩm này.

Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ - Mẫu 1

Tình cảm gia đình là thứ tình cảm đặc biệt, nó bắt nguồn từ lúc chúng ta vừa chào đời, từ ngay khi mẹ mang thai chúng ta đã cảm nhận được tình cảm yêu thương của những người thân trong gia đình, đặc biệt là tình cảm của mẹ. Từ khi chúng ta còn là giọt máu đỏ tươi trong bụng mẹ, mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và yêu thương hơn bất cứ điều gì khác. Và từ đó, tình cảm công cha nghĩa mẹ đã tồn tại. Khi chào đời, mẹ là người hạnh phúc nhất và khoảnh khắc đó sẽ mãi là kỷ niệm đẹp trong tâm trí mẹ. Mẹ luôn là người đầu tiên nghe chúng ta tập nói, người nâng bước khi chúng ta mới chập chững bước đi. Cha là người dẫn bước để chúng ta không lạc lối, và mẹ luôn là người an ủi, động viên chúng ta. Để tình cảm cha mẹ và con cái không bị mất đi, chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu với nhau! Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và đáng trân quý nhất trong cuộc đời của chúng ta. Trong bài văn “Về thăm mẹ”, tình mẫu tử được thể hiện qua sự hy sinh, lo lắng và chăm sóc từ người mẹ dành cho đứa con. Người con xa quê khi về thăm mẹ đã nhận thấy sự vất vả, lo lắng cùng tình yêu thương của mẹ ngay từ những sự vật bé nhỏ, non bộ trong gia đình. Tình mẫu tử được thể hiện tinh tế và sâu sắc, đáng trân trọng.

Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ - Mẫu 2

Đi hết cuộc đời dài rộng này, chúng ta cũng không thể hiểu được hết công lao của mẹ cha. Bởi vậy, đã có biết bao sáng tác ra đời để ca ngợi công ơn trời bể ấy. Tác giả ĐInh Nam Khương cũng viết về đề tài ấy, ngắn gọn nhưng đầy cảm xúc trong bài thơ "Về thăm mẹ"

Bài thơ đã ghi lại cảm xúc của người con trở về quê thăm mẹ sau những ngày dài xa cách. Tác giả về nhà vào một chiều đông, khi mẹ đã đi vắng. Khung cảnh yên ắng đã khiến tác giả lắng lại, suy ngẫm, thể hiện qua trạng thái "thơ thẩn vào ra". Sau khi lặng yên trong căn nhà quen cũng với những đồ vật gắn liền với cuộc đời tần tảo của mẹ, tác giả đã bồi hồi thương mẹ đến nghẹn ngào. Hình ảnh "Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi" như cảm xúc òa khóc trong lòng nhân vật khi nghĩ về người mẹ tần tảo. Mẹ đã một đời lam lũ, hi sinh để dành cho con những điều đẹp đẽ nhất. Tiếng mưa ngoài trời hay cũng chính là dòng cảm xúc đang trào ra trong lòng tác giả. Câu thơ cuối bài để lại sự lắng đọng, trầm ngâm, nghẹn ngào dồn tụ vào trong dấu chấm lửng. Đó là những dòng cảm xúc khó nói thành lời của người con khi đang suy ngẫm về cuộc đời và tình yêu thương bao la của mẹ.

Có thể nói, bài thơ Về thăm mẹ đã khắc họa một cách xúc động mà thấm thía tình mẹ, thể hiện rõ nét qua dòng cảm xúc của người con sau nhiều ngày xa cách, từ đó đã để lại trong lòng độc giả chúng ta nhiều suy ngẫm, bâng khuâng.

Đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ - Mẫu 3

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

Trong những tình cảm mà chúng ta sẽ gặp, sẽ có trong đời như tình bạn, tình thầy trò, tình yêu… thì tình mẫu tử là tình cảm khởi nguồn ngay từ khi bạn chưa chào đời, khi mà mẹ còn đang mang trong chúng ta trong bụng với tất cả niềm hi vọng và thương mến vô bờ. Tình cảm ấy là duy nhất, bất biến và vĩnh cửu. Từ thuở bạn còn đang là giọt máu đỏ tươi trong bào thai, mẹ đã dành cho chúng ta sự trân trọng, nâng niu và thương yêu hơn bất cứ một điều gì khác. Và cũng từ khi ấy, công cha, nghĩa mẹ với bạn đã tồn tại. Khi bạn cất tiếng khóc chào đời, mẹ cũng chính là người hạnh phúc nhất. Tôi tin chắc, khoảnh khắc bạn hé đôi môi chào nhân gian cũng chính là phút giây mà mẹ bạn mãi mãi chẳng bao giờ quên. Khi bạn chập chững tập đi, cha mẹ là người nâng bước bạn. Khi bạn bi bô tập nói, mẹ là người lắng nghe đầu tiên. Rồi khi bạn trưởng thành, cha là người dẫn bước để bạn không lạc lối, mẹ là người luôn an ủi, động viên. Để tình cảm cha mẹ và con cái không trở thành những sự việc đáng lên án, con người ta cần gìn giữ và bồi đắp cho tình cảm sơ khai này. Hãy để tình cảm là sợi dây gắn kết những người chung dòng máu mủ với nhau! Máu mủ ruột rà mãi mãi là tình cảm thiêng liêng nhất, đáng trân quý nhất trong cuộc đời của bạn. Trong văn bản “Về thăm mẹ”, người mẹ hy sinh, lo lắng sớm hôm với công việc ở nhà, chắt chiu từng chút nhỏ cho đứa con, còn người con xa quê trong buổi về thăm mẹ đã nhận thấy sự vất vả, lo lắng cùng tình yêu thương của mẹ ngay từ những sự vật bé nhỏ, non bớt trong gia đình. Tình cảm mẹ con được thể hiện tinh tế mà sâu sắc, đáng trân trọng.

-/-

Hy vọng với những bài văn mẫu "Viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm gia đình trong văn bản Về thăm mẹ" mà Đọc tài liệu tổng hợp, gửi tới các em trên đây cùng trọn bộ văn mẫu lớp 6 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM