Đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn

Xuất bản: 07/02/2024 - Tác giả:

Hướng dẫn viết bài và tham khảo TOP 7+ đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn nồng nàn, mãnh liệt, thể hiện qua hành động và lời nói.

Hướng dẫn làm bài và tham khảo TOP 7+ đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua tác phẩm Hịch tướng sĩ do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng bài viết sẽ giúp các em có thêm nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có thể viết được một đoạn văn hay.

Dàn ý cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn

1. Mở bài

- Giới thiệu Trần Quốc Tuấn: Là danh tướng tài ba, người anh hùng dân tộc, một vị quan văn võ song toàn.

- Khái quát về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn: lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt, thể hiện qua hành động và lời nói.

2. Thân bài

a) Lòng yêu nước thể hiện qua sự căm thù giặc

- Căm thù quân Nguyên Mông xâm lược nước ta.

- Nỗi đau xót trước cảnh đất nước bị tàn phá, nhân dân bị lầm than.

- Quyết tâm đánh giặc, giành lại độc lập dân tộc.

b) Lòng yêu nước thể hiện qua ý chí quyết chiến, quyết thắng

- Thể hiện qua lời thề "quyết không đội trời chung với giặc".

- Dốc hết sức mình, tài năng để phục vụ cho công cuộc đánh giặc.

- Khích lệ, động viên tinh thần tướng sĩ.

c) Lòng yêu nước thể hiện qua tinh thần đoàn kết

- Kêu gọi tướng sĩ đoàn kết, nhất trí, cùng nhau chống giặc.

- Nhắc nhở về trách nhiệm của mỗi người.

- Lòng yêu nước là sức mạnh to lớn giúp dân ta chiến thắng.

3. Kết bài

- Khẳng định lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo.

TOP 7+ đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn

Cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn bài số 1

Lòng yêu nước là tình cảm thiêng liêng và vô giá của con người. Nhờ thứ tình cảm ấy mà nhân dân ta đã trải qua biết bao sóng gió, thăng trầm, đã từng phải đối mặt với những kẻ thù mạnh nhất thế giới nhưng nhân dân ta chưa bao giờ nao núng. Tấm lòng yêu nước của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cũng được thể hiện thật cảm động qua bài Hịch tướng sĩ. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai (1285). Bài hịch là lời kêu gọi ý chí chiến đấu và sự thức tỉnh của tướng lĩnh và binh sĩ trước những hành động ngang ngược, bạo tàn của kẻ thù. Qua đó cũng thể hiện tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc cùng ý chí chiến đấu quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của Trần Quốc Tuấn.

Cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn bài số 2

Trần Quốc Tuấn - vị danh tướng tài ba, người anh hùng dân tộc - đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, mãnh liệt của mình qua bài Hịch tướng sĩ. Lòng yêu nước ấy thể hiện qua sự căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến, quyết thắng và tinh thần đoàn kết.

Trước hết, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua sự căm thù giặc sâu sắc. Ông căm thù quân Nguyên Mông xâm lược nước ta, căm thù tội ác tàn bạo của chúng: "chúng nó tàn hại đến cùng cực", "chúng nó ức hiếp dân ta", "chúng nó làm nhục nước ta". Nỗi căm thù giặc xuất phát từ tình yêu nước nồng nàn, từ lòng thương dân sâu sắc. Tiếp theo, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua ý chí quyết chiến, quyết thắng. Ông thể hiện qua lời thề "quyết không đội trời chung với giặc", "dẫu cho thịt nát xương tan", "cũng phải quyết đánh". Ý chí quyết chiến, quyết thắng xuất phát từ lòng yêu nước, từ tinh thần dũng cảm, không chịu khuất phục trước kẻ thù. Cuối cùng, lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua tinh thần đoàn kết. Ông kêu gọi tướng sĩ phải cùng nhau "quyết tâm đánh giặc cứu nước". Ông tin rằng chỉ có đoàn kết thì mới có thể chiến thắng kẻ thù.

Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là sức mạnh giúp chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn bài số 3

Lòng yêu nước được thể hiện muôn màu, muôn vẻ. Khi học xong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương dân của người con, người anh hùng lẫy lừng của dân tộc. Thấy giặc giày xéo đất nước, nhân dân khổ cực, ông không cầm được nước mắt. Bóng quân thù còn chưa sạch, ông ngày đêm không ngủ, ruột đau như cắt, lo lắng cho vận mệnh, quốc gia dân tộc . Vì đất nước, ông chẳng màng thân mình "dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong dã ngựa, ta cũng yên lòng". Không chỉ vậy, Trần Quốc Tuấn còn là người hết lòng với binh sĩ, xem họ như anh em ruột thịt mà nhắc nhở, bảo ban. Ông cũng thẳng thắn phán những khuyết điểm của binh sĩ để cảnh tỉnh họ, đồng thời dùng lời lẽ chân thành, tha thiết để khích lệ ý thức chiến đấu và trách nhiệm. Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được lan tỏa từ người cầm quân đến kẻ binh sĩ, từ người lãnh đạo đến nhân dân khắp chốn. Dù cho lúc bấy giờ hay mãi về sau thì tấm lòng yêu nước, thương dân của Trần Quốc Tuấn mãi là niềm tự hào, là gương sáng cho bao thế hệ như chúng em học tập và noi theo.

Cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn bài số 4

Trần Quốc Tuấn, danh tướng tài ba, một vị quan văn võ song toàn, được mệnh danh là "Hưng Đạo Đại Vương", là biểu tượng sáng ngời về lòng yêu nước. Lòng yêu nước ấy được thể hiện rõ nét qua bài Hịch tướng sĩ - áng văn chương bất hủ được viết vào năm 1284, trước thềm cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai.

Hịch tướng sĩ là lời hiệu triệu hùng hồn, thể hiện niềm tự hào dân tộc và lòng căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn. Ông đã vạch trần tội ác của quân Nguyên Mông: "bọn giặc Mông Cổ" là "những đứa con hoang", "mọi rợ", "tàn bạo", "ác độc", "chúng đã đem quân xâm lược nước ta", "phá huỷ nhà cửa", "tàn sát nhân dân", "cướp bóc của cải",... Lòng căm thù giặc được thể hiện qua những hình ảnh so sánh, ẩn dụ mạnh mẽ: "chúng như loài chó sói", "như lũ muỗi dĩn", "như đàn kiến hôi".

Trước tình hình đất nước lâm nguy, Trần Quốc Tuấn đã kêu gọi tướng sĩ đoàn kết, nhất trí, dốc sức đánh giặc. Ông đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của người cầm quân: "phải cùng nhau戮力同心", "quyết tâm đánh giặc cứu nước". Lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn còn được thể hiện qua ý chí quyết chiến, quyết thắng: "quyết không đội trời chung với giặc", "thà chết vinh còn hơn sống nhục", "dẫu cho thịt nát xương tan", "chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn".

Hịch tướng sĩ là một áng văn chương bất hủ, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Bài học về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc của Trần Quốc Tuấn vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn bài số 5

Hịch Tướng sĩ là một tác phẩm vô cùng nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn. Qua bài hịch, ngài đã thể hiện rõ nét tình cảm của mình đối với đất nước bằng một lòng yêu nước nồng nàn. Bài hịch được viết vào cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên hung hăng, tàn bạo lần thứ hai của dân tộc ta, nó không chỉ thể hiện nỗi lo, trằn trọc khi đất nước bị xâm lăng, nêu cao ý chí chiến đấu của Trần Quốc Tuấn mà còn là lời kêu gọi toàn dân kháng chiến trước sức mạnh vô biên của kẻ thù. Một tướng sĩ vì dân vì nước mà quên ăn quên ngủ, là một con người, một vị anh hùng đại diện cho bao thế hệ con người Việt Nam yêu nước, ta hiểu thêm về ngài. Ngài còn là tấm gương sáng để bất cứ thế hệ nào học tập và noi theo về lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm trước kẻ thù và sẵn sàng kháng chiến bảo vệ độc lập, tự do cho nước nhà. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài hịch vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp, nhân văn ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc. Trước đây, bây giờ và cả sau này, chúng ta mãi có một tấm gương sáng để noi theo và cống hiến hết mình cho nước nhà và sự nghiệp giải phóng dân tộc. Là một công dân của đất nước này, mỗi chúng ta cần cố gắng trong chính cuộc sống của mình để góp một phần công sức nhỏ cho sự nghiệp nước nhà.

Cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn bài số 6

Lòng yêu nước vốn là cảm hứng xuyên suốt chiều dài văn học. Được viết trong thời điểm giặc Mông Nguyên sắp xâm lược nước ta lần 2, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn đã bộc lộ sâu sắc tình yêu nước và tinh thần trách nhiệm của vị chủ tướng trước giặc ngoại xâm.

Trước hết, Hịch tướng sĩ là áng văn tràn đầy tinh thần yêu nước. Tình yêu nước ấy được bộc lộ rõ nét qua lòng căm thù giặc sâu sắc. Bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, biện pháp ẩn dụ, hình thức đỗi ngẫu, quân giặc hiện lên trong sự hống hách ngang ngược và vô lối, tham lam: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, vét của kho có hạn. Từ việc vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của quân giặc, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy lòng căm thù giặc sâu sắc và lòng tự tôn dân tộc.

Bên cạnh ý thức về vận mệnh của quốc gia, dân tộc trước họa xâm lăng, Trần Quốc Tuấn còn có tinh thần trách nhiệm đối với sự bình yên của non sông, đất nước. Qua nghệ thuật ẩn dụ, so sánh và lối nói khoa trương, phóng đại, ta phần nào thấu hiểu được tâm trạng đau đớn đến tột độ của vị chủ tướng: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa. Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng". Mượn những hình ảnh so sánh, ẩn dụ có phần khoa trương, phóng đại thường dùng trong văn chương cổ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của mình. Đó là tâm trạng đau đớn, luôn lo lắng, dằn vặt vì vận mệnh của quê hương, đất nước. Suy cho cùng, tâm trạng ấy cũng xuất phát từ tinh thần trách nhiệm cao cả của tác giả, không thể nhắm mắt làm ngơ trước nguy cơ đất nước rơi vào tay kẻ thù.

Với lòng căm thù giặc sục sôi, tác giả khao khát được trừng trị quân giặc bằng những hình thức ghê gớm nhất: xả thịt, lột da, uống máu mới xả hết được lòng căm giận. Mỗi dòng, mỗi chữ ở đây đều là một tấc lòng và tâm huyết của vị Quốc công tiết chế, nó không khỏi làm cho người đọc có niềm xúc động, cảm thông sâu sắc. Từ tinh thần trách nhiệm và bổn phận của mình, tác giả nêu cao ý chí quyết chiến, sẵn sàng hy sinh để báo ơn và bảo vệ đất nước. Tinh thần ấy được ông truyền sang tướng sĩ để khích lệ ý chí chiến đấu của họ. Ông thể hiện một thái độ rõ ràng, dứt khoát: "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ hiển nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?".

Đối với binh lính dưới quyền, Trần Quốc Tuấn không chỉ là một vị chủ tướng mà còn như một người cha, luôn quan tâm, lo lắng cho họ: nhường cơm xẻ áo, chia ngọt xẻ bùi, cùng đồng cam cộng khổ, vào sinh ra tử, xông pha vào trận mạc. Nhằm khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, ông cũng không quên phê phán những trò tiêu khiển, thú ăn chơi hưởng lạc và những suy nghĩ cá nhân ích kỉ sẽ để lại những hậu quả khôn lường đối với gia đình, đất nước và chính bản thân họ. Từ đó mà ông khuyên họ nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng.

Bài hịch kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và văn chương đã phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của vị chủ tướng, cũng là của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ. Vì vậy, tác phẩm mãi mãi là áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử dân tộc.

Cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn bài số 7

Nếu được sống những ngày tháng sôi sục năm 1284 – 1285 mà đọc Hịch tướng sĩ, hẳn không ai cầm được nước mắt. Kết thúc bài hịch, Trần Quốc Tuấn giãi bày: Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.

Phải chăng ông mong muốn người đọc, người nghe không chỉ thức tỉnh bởi những lí lẽ chặt chẽ, sắc bén mà còn thấm thìa, xúc động bởi tấm lòng người chủ soái đang bồi hồi lo lắng từng giờ từng phút cho vận mệnh sống còn của cả non sông Đại Việt. Ngày ấy, văn chương nghị luận chưa hoàn toàn tách khỏi lịch sử, triết học, chính trị (văn – sử – triết bất phân); văn nghị luận chưa tách khỏi văn tự sự, trữ tình. Thuyết phục bằng trí tuệ, lí lẽ, lập luận… bằng hình ảnh, sinh động và xúc cảm chân thành, mãnh liệt.

Có đoạn văn nhói lên đau đớn, xót xa, có đoạn ngùn ngụt căm hờn, lời văn nghẹn ngào, sôi sục. Mỗi chữ như một lời thề thiêng liêng, một quyết tâm sắc nhọn.

Đối với tì tướng, trái tim lớn ấy lại nhân hậu vô cùng. Sự quan tâm, chăm sóc của ông thật là tỉ mỉ, cụ thể, kịp thời, từng việc, từng người, nơi này, nơi kia, lúc này, lúc khác… như cha con, anh em ruột thịt một nhà. Khi phê phán, trách móc, chế giễu, sỉ nhục tướng sĩ dưới quyền khá nặng nề, vẫn thấy tấm lòng từ ái, độ lượng, bao dung và tầm nhìn xa rộng của Đại vương. Đặc biệt, ông luôn gắn mình với tướng sĩ: ta cùng các ngươi, chẳng những thân ta…mà các ngươi…cùng sống chết, cùng đau xót biết chừng nào, cùng vui cười… cao hơn tất cả cái sống, cái chết của mỗi người là khối đoàn kết toàn quân, toàn dân mà Hưng Đạo vương là người có công đầu xây đắp. Đó chính là sức mạnh tinh thần quan trọng nhất để quân dân nhà Trần quyết đánh và quyết thắng.

Càng về cuối bài hịch, giọng văn càng thiết tha, mạnh mẽ. Từ tấm lòng, tình cảm chuyển dần sang ý chí, quyết tâm. Vị chủ soái đã thể hiện quyết tâm sắt đá, ý chí lớn lao, tin tưởng ở tướng sĩ, tin ở chính mình. Những lời răn dạy càng cụ thể, thiết thực: thái độ ứng xử, hành động khẩn trương… Ông đã truyền cho toàn quân khí thế Sát Thát hừng hực, một niềm tin tất thắng không gì lay chuyển nổi.

-/-

Trên đây là một số gợi ý về cách viết đoạn văn cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn. Tham khảo thêm các bài văn hay khác tại mục tài liệu Văn mẫu 8 do Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn để tự rèn luyện kỹ năng làm văn phân tích. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM