Hướng dẫn bài văn phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi trong đoạn trích Lời tiễn dặn để nói về tình yêu thuỷ chung, son sắt.
Tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi
1. Những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân miền núi
- Hình ảnh từ đời sống tự nhiên: cá - nước, lúa - ruộng, mùa nước đỏ - cả về, chim tăng lá - gọi hè, chết thành sông - nước uống mát lòng, chết thành đất - dây trầu xanh thắm, chết thành bèo - trôi nổi ao chung.
- Hình ảnh từ đời sống sinh hoạt: chết thành muôi - múc xuống cùng bát.
- Hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống của người dân miền núi: chim chích trên lượn vòng, chim nhạn bay quanh nhà, nước đập bè chìm, sóng xô bè vỡ, thác trào đồng củi vướng, guồng gỗ, tơ rối, tơ vò, lam ống thuốc, bán trâu ngoài chợ, thu lúa muôn bông.
- Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hóa tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng".
- Cách xưng hô “em yêu” hay “anh yêu em” của chàng trai cho thấy cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc.
>>> Tham khảo thêm nội dung soạn bài Lời tiễn dặn để bổ sung thêm dẫn chứng khác
2. Tác dụng của hình ảnh
- Làm đậm màu sắc dân tộc, giúp người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, phong tục tập quán của con người miền núi, hiểu thêm về tâm lí, tính cách của người dân nơi đây.
- Làm nổi bật lên tình yêu tha thiết, thủy chung, son sắt của chàng trai dành cho cô gái, thể hiện niềm tin vững chắc rằng dẫu có qua bao nhiêu sóng gió, hai người có tình cũng sẽ về bên nhau và hạnh phúc suốt đời.
Một số đoạn văn mẫu phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh quen thuộc gần gũi với người dân miền núi
Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc mẫu 1
Đoạn trích Lời tiễn dặn miêu tả lại không gian núi rừng bình dị, quen thuộc của đồng bào Thái cùng với những phong tục, tín ngưỡng huyền bí và hấp dẫn của dân tộc Thái. Người Thái có tục hỏa táng, muốn cho thân xác cháy đượm, linh hồn được siêu thoát, cần có hơi hương của người thân yêu nhất. Chàng muốn gần “kề vóc mảnh”, được có hơi hương người yêu trong phút chia tay bịn rịn để nếu có chết hồn cũng không bị cô đơn:
Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,
Quấn quanh vai ủ lấy hương người,
Cho mai sau lửa xác đượm hơi,
Một lát bên em thay lời tiễn dặn!
Qua cách xưng hô “người đẹp anh yêu” hay “anh yêu em” của chàng trai, chúng ta cũng thấy được cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc. Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hóa tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng".
Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi. Qua những chi tiết, hình ảnh đó, người đọc có thể cảm nhận một cách chân thực, vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa con người đây. Đồng thời qua những chi tiết, hình ảnh này, đã làm nổi bật lên tình yêu của chàng trai dành cho cô gái, một tình yêu tha thiết, thủy chung.
Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc mẫu 2
Mở đầu đoạn trích, chàng trai đã âu yếm gọi cô gái là “người đẹp anh yêu”, “anh yêu em”. Cách xưng hô, cách gọi đậm chất trữ tình, đặc trưng cho lời ăn tiếng nói của đồng bào Thái và mang sắc thái trữ tình sâu sắc. Vẻ đẹp của người con gái Thái được miêu tả bằng một nét phác họa chính xác hết sức tài tình: "Xin hãy cho anh kề vóc mảnh" bởi ai đã từng tiếp xúc với người phụ nữ Thái hẳn sẽ ấn tượng với dáng vóc mảnh mai có phần kiêu sa của họ. Truyện thơ khác với các thể loại tự sự văn xuôi ở ưu thế tả người, tả cảnh, tả tình. Ở phần khác của truyện thơ này có một số dòng miêu tả vẻ đẹp của người con gái: "Ngón tay thon lá hành - Đuôi mắt dài như mắt lá trầu xanh". Chính đoạn thơ này đã trở thành điểm nhấn và là cảm hứng tạo nên đầu đề của truyện thơ Tiễn dặn người yêu. Hình ảnh so sánh được chọn lọc đa dạng, biểu hiện phong tục, bản sắc văn hóa tinh thần, cảnh sắc thiên nhiên dân tộc Thái:
Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng,
Lời đã trao thương không lạc mất;
Như bán trâu ngoài chợ,
Như thu lúa muôn bông.
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.
Đoạn trích Lời tiễn dặn có những hình ảnh rất quen thuộc mẫu 3
Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng,
Lời đã trao thương không lạc mất;
Như bán trâu ngoài chợ,
Như thu lúa muôn bông.
Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng,
Bền chắc như vàng, như đá.
Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng,
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già,
Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển,
Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe".
Bằng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã khiến cho ta thêm biết được các phong tục, tập quán vô cùng đặc sắc của người Thái và những câu chuyện tình yêu ngọt ngào của các cặp đôi dân tộc Thái. Sau bao sóng gió, nỗ lực giành lấy hạnh phúc, cuối cùng hai người đã đoàn tụ, được sống bên nhau trọn vẹn. Sức mạnh tình yêu chân chính sẽ khiến cho họ có một kết thúc vô cùng có hậu. Cái kết của họ chính là niềm tin vào một tình yêu chân chính, nó có thể khiến những điều tưởng chừng không thể thành có thể. Họ đã cùng nhau vượt qua mọi gian nan, biến cố của cuộc đời này để nhận lại những gì xứng đáng nhất. Chàng trai thực hiện được đúng lời hứa của mình bằng tất cả lòng yêu thương, sự tin tưởng, ý chí kiên định với tình yêu sắt đá của hai người. Câu chuyện của hai người là một bằng chứng sống của niềm tin vào tình yêu chân chính trong xã hội xưa khắc nghiệt.
-/-
Trên đây là những gợi ý của Đọc tài liệu cho bài văn phân tích tác dụng nghệ thuật của những hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi với cách suy nghĩ, cảm nhận của người dân miền núi kèm theo bài văn mẫu dành cho các em tham khảo. Ngoài ra, để cải thiện và nâng cao kĩ năng viết văn các em có thể tìm đọc thêm các bài Văn mẫu lớp 11 khác do Đọc tài liệu biên soạn.