Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 3 trang 136 thuộc nội dung soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức với cuộc sống (Bài 5: Tích trò sân khấu dân gian SGK ngữ văn 10 tập 1).
Câu hỏi: Đoạn trích cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau. Vì sao vậy? Phân tích sự hô ứng nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật.
(Câu 3 trang 136 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trả lời:
Cách trả lời 1:
- Tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau vì chúng là những người cùng bản chất tham lam, xấu xa, chuyên dùng quyền uy để nhũng nhiễu, ăn hối lộ đút lót của dân chúng khi xử kiện.
- Dựa vào cách nói chuyện có thể thấy hành vi xấu xa này của chúng đã xảy ra thường xuyên và lặp lại nhiều lần nên được phối hợp và diễn ra rất trơn tru:
+ Khi tri huyện nói muốn để trường hợp của Sò lại vì nó rất giàu, đề lại đã đưa ra phương án để nói với mọi người là “ta cứ bảo là để tra cứu đã”
+ Đề lại nói muốn xử cho xong những bọn trọc đầu, tri huyện lập tức hưởng ứng “phải, nắm đứa có tóc ai nắm kẻ trọc đầu”
+ Đề lại khen ngợi, tâng bốc, nịnh nọt với cách xử kiện của tri huyện “bẩm quan xử thật sâu sắc”, “vâng ạ, quan xử hay lắm”
Cách trả lời 2:
- Vì tri huyện và đề lại đều có ý đồ và mục đích như nhau, cùng bàn bạc với nhau để làm sao chuộc lợi chứ không cần xét đúng hay sai
- Khi đề lại hỏi về viêc xét xử vụ trộm thì tri huyện lập tức nghĩ ngay tới việc nhũng nhiễu những người kêu kiện, cụ thể là biết Sò giàu nên quyết định sẽ moi tiền từ chỗ của Sò và nói dối là để tra cứu. Đề lại và tri huyện giải quyết vụ trộm bằng cách ai có tiền thì sẽ phạt tiền còn kẻ “đầu trọc” thì phạt tù hoặc đánh. Hơn thế nữa, tri huyện còn quyết định xử Sò và Hến sau để dễ bề chuộc lợi.
Cách trả lời 3:
- Đoạn trích cho thấy tri huyện và đề lại không cần phải giữ ý với nhau vì họ đều chung một giuộc, là những kẻ tham lam, dùng quyền để ăn tiền của dân chúng.
- Sự nhịp nhàng trong lời thoại giữa hai nhân vật cho thấy rằng đây không phải là lần đầu diễn, mà đã rất nhiều lần mới có thể phản ứng nhịp nhàng, ăn khớp với nhau như vậy. Những kẻ làm quan tham lam ăn tiền của dân chúng một cách trắng trợn và hả hê.
Xem thêm các câu hỏi trong bài:
- Cách bài trí nơi huyện đường những chỉ dẫn cho việc thiết kế sân khấu
- Lưu ý cách tự giới thiệu của nhân vật trong tuồng
- Điều gì sẽ xảy ra sau lời nói này của lính lệ A?
- Tóm tắt các sự việc trong đoạn trích Huyện đường
- Liệt kê những lời thoại cho thấy sự tương đồng về bản chất, thủ đoạn
- Qua theo dõi cảnh tuồng Huyện đường, bạn hiểu như thế nào về thái độ
- Lời tự giới thiệu (qua hình thức nói lối) của nhân vật tri huyện đã giúp người xem
- Nếu được tham gia dựng lại cảnh Huyện đường trên sân khấu
- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về tiếng cười châm biếm của tác giả
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 3 trang 136 thuộc bài soạn bài Huyện đường Kết nối tri thức với cuộc sống, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -