Đô thị hoá

Xuất bản: 23/03/2020 - Tác giả:

Kiến thức cơ bản về đô thị hoá được biên tập giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã được học.

Kiến thức cơ bản bài đô thị hoá được biên tập giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững lại các kiến thức địa lí 12 đã được học.

ly thuyet do thi hoa

Lý thuyết đô thị hoá

Nội dung bài viết này sẽ giúp các em nắm vững các kiến thức lý thuyết đô thị hoá đã học trong chương trình môn Địa Lí lớp 12.

Tham khảo: Hướng dẫn soạn địa 12 bài 18

1. Đặc điểm của đô thị hoá

a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp

* Quá trình đô thị hoá chậm

- Thế kỉ thứ III trước Công Nguyên đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa).

- Thế kỉ VI Thành Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, ĐN, Phố Hiến.

- Thời Pháp thuộc Đô thị quy mô nhỏ. Chức năng hành chính, quân sự.

- Từ 1945 - 1954 Quá trình Đô thị hóa diễn ra chậm.

- Từ 1954 - 1975

+ Miền Nam Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc Mĩ.

+ Miền Bắc Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa.

- Từ 1975 đến nay Đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực.

➜ Trình độ đô thị hóa thấp

- Quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế.

- Tỉ lệ dân đô thị thấp.

- Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới.

b. Tỉ lệ dân thành thị tăng

- Từ 19,5% (Năm 1990) tăng lên 26,9% (Năm 2005).

- Còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

c. Phân bố đô thị giữa các vùng

- Năm 2006 cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã, 597 thị trấn.

- Phân bố không đều giữa các vùng.

+ Vùng TD & MN BB có nhiều đô thị nhất gấp 3,3 lần ĐNB nơi có ít đô thị nhất.

+ Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị.

- Chất lượng đô thị lớn chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế.

2. Mạng lưới đô thị

* Căn cứ vào số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại. Năm 2006 cả nước có 689 đô thị, trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã và 597 thị trấn.

- Loại đặc biệt Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

* Căn cứ vào cấp quản lí.

- Đô thị trực thuộc TW 5 đô thị

- Đô thị trực thuộc tỉnh.

3. Ảnh hưởng cuả đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội (Mối quan hệ)

Tích cực

+ Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các vùng.

+ Tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hoá lớn, đa dạng,.... thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực phát triển.

+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tiêu cực: Nảy sinh nhiều vấn đề

+ Ô nhiễm môi trường.

+ An ninh trật tự xã hội,…việc làm.

4. Những vấn đề cần chú ý trong quá trình đô thị hóa

- Chú ý phát triển mạng lưới đô thị lớn vì nó là trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng.

- Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.

- Đảm bảo sự cân đối giữa tốc độ và quy mô dân số lao động của đô thị, số lao động của đô thị với sự phát triển KT-XH của đô thị trong tương lai.

- Có kế hoạch phát triển cân đối giữa KT-XH đô thị với kết cấu hạ tầng đô thị.

- Quy hoạch hoàn chỉnh, đồng bộ đô thị để vừa đảm bảo môi trường xã hội đô thị làng mạnh, vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch, cải thiện đáng kể điều kiện sống.

Xem thêm:  Đề thi thử THPT Quốc Gia 2020 môn Địa có đáp án

Trên đây là những kiến thức đô thị hoá cần ghi nhớ. Mong rằng tài liệu này sẽ giúp em học tốt hơn môn Địa Lí 12 và đạt điểm cao trong các kỳ thi.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM