Phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó để thấy được đặc sắc nghệ thuật trong miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của nhà văn Nam Cao.
Dàn ý phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc:
+ Nam Cao, tượng đài văn chương hiện thực trước Cách mạng và là một trong những cây bút tiêu biểu nhất thế kỉ 20 với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.
+ Truyện ngắn Lão Hạc ra đời năm 1943, phản ánh một cách khéo léo mà mãnh liệt hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
- Xác định vấn đề cần nghị luận: Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó.
2. Thân bài
a) Diễn biến hành động của lão Hạc sau khi bán chó
- Lão Hạc sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó với đôi mắt "ầng ậc nước", mếu máo, đôi mắt ầng ậc nước, mặt co rúm lại, đầu nghẹo sang một bên, lão khóc hu hu... Lão dằn vặt đau đớn đến tận cùng, đến mức không thể kìm nén được cảm xúc của mình.
- Lão Hạc nhờ ông giáo giữ giúp 3 sào vườn và 30 đồng bạc, đó là tài sản duy nhất của lão, là nơi lão định để dành cho con trai khi nó về. Hành động này cho thấy lão Hạc là người có ý thức trách nhiệm với gia đình, luôn lo cho tương lai của con.
- Lão Hạc xin ông giáo bả chó để tự tử. Hành động này cho thấy lão Hạc đã rơi vào tuyệt vọng, bế tắc. Lão không còn muốn sống nữa, bởi cuộc sống của lão giờ đây chỉ còn lại cô đơn, buồn tủi.
b) Diễn biến tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó
- Lão Hạc đau đớn, dằn vặt, day dứt vì đã "lừa một con chó"
+ Lão Hạc bán chó vì hoàn cảnh quá khó khăn, nhưng lão vẫn không thể tha thứ cho bản thân mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của mình. Lão cảm thấy như mình vừa làm một việc xấu xa, đáng xấu hổ.
+ Cậu Vàng là người bạn tri kỉ, là kỷ vật duy nhất của con trai lão. Lão đã coi cậu Vàng như một thành viên trong gia đình. Vì vậy, việc bán chó khiến lão cảm thấy như mình đã đánh mất một phần của cuộc đời mình.
+ Lão Hạc mếu máo, khóc hu hu, đau đớn như bị ai đâm vào tim.
+ Lão không thể ăn uống gì, chỉ nằm vật vã trên giường.
- Lão Hạc tự an ủi bản thân vì đã "hóa kiếp cho nó".
+ Lão Hạc nghĩ rằng mình đã bán chó cho một người đàn ông tốt bụng, sẽ chăm sóc cho cậu Vàng.
+ Lão cũng nghĩ rằng mình đã "hóa kiếp" cho cậu Vàng, để cậu Vàng được sống sung sướng hơn ở bên cạnh người chủ mới.
+ Lão Hạc cố gắng tự an ủi bản thân, nhưng nỗi đau dằn vặt vẫn không thể nguôi ngoai.
- Lão Hạc rơi vào tuyệt vọng, không còn thiết sống.
+ Lão Hạc đã bán chó, rồi lại bán nốt vườn nhà, không còn gì để sống.
+ Lão Hạc rơi vào tuyệt vọng, không còn thiết sống.
+ Lão Hạc đã nghĩ đến cái chết như một sự giải thoát cho mình.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận
- Đánh giá ý nghĩa của diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó: thể hiện rõ nét tính cách, phẩm chất của nhân vật lão Hạc - người nông dân nghèo khổ, lương thiện, giàu tình cảm.
TOP 5 bài văn phân tích diễn biến hành động và tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó
Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó mẫu số 1
Trong truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao, nhân vật lão Hạc đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương nhưng bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào bước đường cùng. Diễn biến hành động và tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.
Lão Hạc là một người nông dân cao tuổi thế nhưng lại cô độc chỉ có một mình. Vợ ông thì đã mất có một đứa con trai thì vì quá nghèo không có đủ tiền cho con cưới vợ cho nên anh con trai thất tình chán đời bỏ vào nam làm đồn điền cao su rồi biệt vô âm tín luôn. Sống cô độc một mình chỉ có những chuyện lớn hay những khúc mắc trong lòng thì ông lão lại sang nhà ông giáo. Tuy vậy người làm bạn với ông thường xuyên thì chỉ có con chó mà ông gọi nó bằng cái tên thân thiết là cậu Vàng. Ông cứ sống như thế và nuôi hi vọng con trai mình sẽ trở về. Thế rồi cuộc sống và những dồn ép của xã hội không cho ông có được cậu vàng bên cạnh nữa. Ông quyết định bán nó đi, nhưng khi bán nó đi thì lương tâm ông day dứt và trong đầu ông luôn xuất hiện những hình ảnh của cậu Vàng.
Trước khi có ý định bán cậu Vàng ông nhìn nó cũng đủ thấy nó sợ ông sẽ bán nó đi. Nó khôn lắm biết chủ không có gì ăn nên khi ông cho nó ăn cái gì thì nó đều ăn và quẫy đuôi như cảm ơn. Thế nhưng đến ông cũng không ngờ ông phải bán nó đi. Cuộc sống đã dồn lão phải bán nó và nhận lấy cái chết về mình. Ông từng hứa với nó là không bán nó nhưng bây giờ ông lại làm sai lời hứa của mình chính vì thế mà ông thấy day dứt. Không những thế cậu vàng còn là một người bạn với ông mất đi người bạn ấy thì ông làm gì con ai mà bầu bạn nữa.
Lão Hạc chạy sang nhà ông giáo mà khóc lóc chửi bản thân mình. Nhà văn Nam Cao như thấu hiểu được cảm giác đó cho nên đã viết rất xúc động đoạn văn miêu tả tâm lý Lão Hạc khóc mếu khi bán cậu Vàng. “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”, mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông thật là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng”. Như vậy có thể nói ông Lão yêu thương con chó của mình lắm. Đối với ông thì cậu Vàng giống như một con người chứ không phải là một con chó nữa.
Vậy là ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn... Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.
Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết.
Diễn biến hành động và tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó đã góp phần thể hiện thành công nhân vật lão Hạc - một người nông dân nghèo khổ, lương thiện, giàu tình yêu thương nhưng bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào bước đường cùng. Qua đó, tác giả Nam Cao đã lên án xã hội thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân lương thiện vào bước đường cùng, khiến họ phải rơi vào bi kịch.
Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó mẫu số 2
Nam Cao, tượng đài văn chương hiện thực trước Cách mạng, một trong những cây bút tiêu biểu nhất thế kỷ 20 với thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Xuôi theo dòng chảy văn học đương thời, những tác phẩm mang giá trị nhân đạo, phản ánh hiện thực cao như "Tắt đèn", "Chí Phèo", "Lão Hạc" ra đời năm 1943 đã vạch trần một cách khéo léo hiện trạng xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, một xã hội tàn ác, chà đạp con người đến cùng cực. Trong đó, diễn biến tâm trạng nhân vật Lão Hạc trước và sau khi bán chó được đánh giá là chi tiết đắt giá và gây ám ảnh cho người đọc.
Lão Hạc là một nông dân già nua, nghèo đói, sớm góa vợ, con trai đi đồn điền cao su. Lão có một con chó là kỉ vật người con trai để lại trước khi đi, gọi là cậu Vàng. Lão chăm cậu Vàng như chăm con, thương nó như chính con đẻ của mình. Vì đói nghèo đến cùng cực, lão buộc phải bán cậu Vàng đi, nhưng lương tâm và tình thương con mãnh liệt đã khiến lão chọn con đường tự tử bằng bả chó. Đối với nhiều người hay ngay cả ông giáo trong làng - nhân vật "tôi" trong truyện, việc bán một con chó là một điều hết sức bình thường. Nhưng với lão Hạc, bán cậu Vàng chính là bán đi mối liên kết duy nhất giữa ông và con trai mình. Chính vì thế mà tâm trạng lão mới day dứt, khổ sở, dằn vặt. Một con vật lão thương yêu là thế, đến khi lâm vào đường cùng, lão trăn trở mãi không biết có nên bán hay không. Diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó có cao trào, có giải quyết, khiến người đọc vừa thương cảm cho số phận nghèo đói của lão, vừa phẫn nộ trước xã hội thực dân nửa phong kiến tàn độc, thối tha.
Trước khi bán cậu Vàng, lão Hạc đối xử với nó như con, nên đứng trước sự lựa chọn bán hay không bán, lão không thể dứt khoát đưa ra quyết định của mình. Năm lần bảy lượt lão thủ thỉ với ông giáo:" Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!". Đến mức nhân vật ông giáo phải cảm thấy "đã nhàm rồi" vì nghĩ rằng lão nói "để có đấy thôi". Xét cho cùng, chẳng qua cũng chỉ là con chó, việc bán nó đi có gì khó khăn đến vậy. Qua lời tâm sự của lão, nhân vật "tôi" mới hiểu được rằng, con chó ấy do người con trai để lại trước khi bỏ đi đồn điền cao su, bặt âm vô tín mấy năm. Đến đây, người đọc mới ngộ ra rằng, phải chăng với lão, cậu Vàng chính là cậu cháu trai, là đứa trẻ mà lão cho "ăn cơm trong một cái bát", lão ăn gì cũng chia cho nó", "chửi yêu nó", "nói với nó như nói với một đứa cháu bé". Không ngờ rằng cũng đến cái ngày, lão phải chọn cách bán nó vì không thể nuôi nổi do quá nghèo. Tâm trạng vừa chua xót, vừa dằn vặt, chẳng biết bán hay nuôi. Bán thì không cam lòng, mà nuôi thì không nổi vì chẳng có tiền.
Diễn biến tâm trạng lão Hạc sau khi bán chó khiến người đọc cảm thấy đắng cay và thương tâm. Lão tìm đến ông giáo, chạy sang nhà ông báo: "Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!", "cố làm ra vui vẻ" nhưng trông "lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước". "mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô nhau lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra...lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc". Bộ dạng thảm thương đến nhói lòng, sự hối hận, dằn vặt hóa thành những giọt nước mắt chảy trên gương mặt của lão nông tuổi đã xế chiều. Lão cảm thấy bản thân có lỗi với cậu Vàng vì "trót lừa một con chó". Nấc nghẹn trong hàng nước mắt, lão kể với ông giáo khi cậu Vàng bị bắt, tự chửi rủa, trách móc bản thân mình: "Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!", "Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng", "Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?".
Câu trách móc của cậu Vàng hay chính lão Hạc tự trách móc chính mình. Lão thương con chó, đối với nó như con để rồi cuối cùng, chính lão lại là người bán nó cho bọn buôn thịt. Lòng tự trọng và tính cách thiện lương khiến lão Hạc không thể ngưng hối hận. Trong đầu lão bây giờ chỉ quẩn quanh hình ảnh cậu Vàng với ánh mắt trách móc vì lão đã lừa nó. Tâm trạng cùng quẫn đau khổ, như người ta phải cắn răng bán đi chính đứa con đẻ của mình.
Xót thương cho cậu Vàng, lão Hạc chuyển sang xót thương cho chính số phận nghiệt ngã của bản thân. Nghe những lời an ủi của ông giáo, lão chỉ biết "chua chát" bảo:" - Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!...". Cái suy nghĩ của một người già, một người đã gần đất xa trời nhuộm màu đau thương. Lão nghĩ về kiếp người, nghĩ về cậu Vàng, tự khuyên bảo lòng mình rằng đã hóa kiếp cho một con chó để nó được đầu thai làm người. Nhưng rồi lão nhìn lại kiếp người của mình, một kiếp người đơn côi, nghèo khổ, cô độc, một kiếp sống mòn trong xã hội đổ nát, hèn hạ. Sự chiêm nghiệm ở đây khiến độc giả buồn bã, thương cảm cho lão Hạc và cho cả những người dân nghèo vô tội phải oằn mình chịu đựng cái ách một cổ hai tròng, bị bóc lột đến tận xương tủy bởi sưu cao thuế nặng.
Diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán chó đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng về tình người, về tình thương yêu, về tấm lòng lương thiện, đáng quý. Miêu tả chi tiết xuôi theo mạch cảm xúc nhân vật, tác giả để bản thân nhân vật tự bộc lộ tính cách, qua đó gợi nhắc đến những phẩm chất tốt đẹp của con người, đồng thời phê phán hiện thực tàn ác đã đẩy con người đến bước đường cùng.
Sau khi tìm hiểu xong bài Phân tích diễn biến, tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng, các em có thể tìm hiểu thêm: Phân tích nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên, Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, Vẻ đẹp con người của lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao, Tình cảnh của người nông dân qua truyện ngắn Lão Hạc.
Diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó mẫu số 3
"Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng nói đến những cuộc đời lương thiện.
Cuộc đời của lão Hạc là một chuỗi những đau khổ và bất hạnh. Một kiếp đời chua chát và đắng cay. Vợ lão mất sớm, một mình lão “gà trống nuôi con”. Đến tuổi anh con trai lấy vợ thì nhà lão nghèo quá, nhà gái lại thách cao, nên anh con trai không lấy được vợ, phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Những ngày tháng xa con, lão sống trong nỗi lo âu, phiền muộn vì chưa làm tròn bổn phận của người cha. Còn gì xót xa hơn khi tuổi già gần đất xa trời, lão phải sống trong cô độc, thui thủi một mình. Lão bầu bạn với con chó vàng - kỷ vật của người con để lại. Lão yêu nó, coi nó như người thân. Nhưng sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Lão phải bán "cậu Vàng" đi vì không thể lo mỗi ngày 3 hào gạo cho cả nó và lão. Sau trận bão, lão không thể kiếm ra tiền mà "tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Ông lão nông nghèo khổ ấy cứ băn khoăn, day dứt mãi vì đã trót lừa một con chó.
Lão coi cậu Vàng như người bạn, như đứa con, như con cháu trong nhà mà đối xử hết mực yêu thương Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó. Chính vì tình yêu thương ấy mà khi bán cậu Vàng thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ, day dứt.
Lão Hạc sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó là một hành động thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt của lão. Lão cố tỏ ra vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước. Lão kể lại việc bán chó một cách rầu rĩ, nghẹn ngào. Lão đau đớn vì đã phải bán đi người bạn thân thiết của mình, con chó Vàng. Lão dằn vặt vì cảm thấy mình đã lừa dối con trai. Lão đau khổ, xót xa khi nghĩ về tương lai của con trai.
Hành động nhờ ông giáo giữ vườn và tiền của lão Hạc thể hiện sự lo lắng cho tương lai của con trai. Lão giao vườn và tiền cho ông giáo trông coi, để khi con trai lão về có cái để làm ăn. Lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con. Lão luôn nghĩ cho con, lo lắng cho tương lai của con.
Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó có thể được chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, lão Hạc đau đớn, dằn vặt. Lão đau đớn vì đã phải bán đi người bạn thân thiết của mình, con chó Vàng. Lão dằn vặt vì cảm thấy mình đã lừa dối con trai. Lão đau khổ, xót xa khi nghĩ về tương lai của con trai. Giai đoạn sau, lão Hạc dần dần tự an ủi mình. Lão an ủi mình rằng đã "hóa kiếp" cho cậu Vàng. Lão an ủi mình rằng sẽ dành dụm tiền để cưới vợ cho con. Lão Hạc cố gắng gượng cười, cố gắng sống tiếp.
Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao. Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đẩy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ sở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám bấy giờ.
Diễn biến hành động và tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó đã góp phần thể hiện thành công nhân vật lão Hạc - một người nông dân nghèo khổ, lương thiện, giàu tình yêu thương nhưng bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào bước đường cùng.
Về mặt nội dung, diễn biến hành động và tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó đã thể hiện rõ nét tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương của lão. Lão Hạc yêu thương con trai hết mực, lão luôn nghĩ cho con, lo lắng cho tương lai của con. Lão cũng là một người bạn trung thành, lão rất yêu thương con chó Vàng. Sự đau đớn, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán chó đã cho thấy lão là một người có nhân cách cao đẹp, một người sống có tình, có nghĩa.
Về mặt nghệ thuật, diễn biến hành động và tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó đã được nhà văn Nam Cao thể hiện một cách chân thực, sinh động, giàu cảm xúc. Tác giả đã sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật như: miêu tả tâm lí nhân vật, đối thoại, độc thoại nội tâm,... để khắc họa rõ nét diễn biến tâm trạng của lão Hạc.
Có thể nói, diễn biến hành động và tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó là một trong những điểm sáng của truyện ngắn “Lão Hạc”. Qua đó, tác giả Nam Cao đã lên án xã hội thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân lương thiện vào bước đường cùng, khiến họ phải rơi vào bi kịch.
Đoạn văn ngắn trình bày diễn biến tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó mẫu số 4
Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện, giàu tình yêu thương nhưng bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào bước đường cùng. Diễn biến hành động và tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó đã thể hiện rõ những phẩm chất đáng quý của lão Hạc cũng như bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ. Sau khi bán chó, lão Hạc có hai hành động chính là sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó và nhờ ông giáo giữ vườn và tiền.
Lão Hạc sang nhà ông giáo với vẻ mặt buồn rầu, ủ rũ. Lão cố tỏ ra vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước. Lão kể lại việc bán chó một cách rầu rĩ, nghẹn ngào. Hành động sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó của lão Hạc thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt của lão. Lão đau đớn vì đã phải bán đi người bạn thân thiết của mình, con chó Vàng. Lão dằn vặt vì cảm thấy mình đã lừa dối con trai. Lão đau khổ, xót xa khi nghĩ về tương lai của con trai.
Lão Hạc nhờ ông giáo giữ vườn và tiền cho mình. Lão giao vườn và tiền cho ông giáo trông coi, để khi con trai lão về có cái để làm ăn. Hành động nhờ ông giáo giữ vườn và tiền của lão Hạc thể hiện sự lo lắng cho tương lai của con trai. Lão Hạc là một người cha hết mực yêu thương con. Lão luôn nghĩ cho con, lo lắng cho tương lai của con.
Lão Hạc đau đớn vì đã phải bán đi người bạn thân thiết của mình, con chó Vàng. Lão dằn vặt vì cảm thấy mình đã lừa dối con trai. Lão đau khổ, xót xa khi nghĩ về tương lai của con trai. Điều này được thể hiện qua ngôn ngữ và cử chỉ của lão Hạc khi sang nhà ông giáo kể chuyện bán chó. Lão cố tỏ ra vui vẻ, nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước. Lão kể lại việc bán chó một cách rầu rĩ, nghẹn ngào.
Lão an ủi mình rằng đã "hóa kiếp" cho cậu Vàng. Lão an ủi mình rằng sẽ dành dụm tiền để cưới vợ cho con. Lão Hạc cố gắng gượng cười, cố gắng sống tiếp. Điều này được thể hiện qua việc lão Hạc vẫn tiếp tục ra đồng, đi làm thuê, mua bả chó để tự tử.
Có thể nói, lão Hạc là một nhân vật điển hình cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện, giàu tình yêu thương nhưng bị xã hội thực dân phong kiến đẩy vào bước đường cùng, khiến lão phải rơi vào bi kịch.
Đoạn văn ngắn diễn biến tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó mẫu số 5
Vì sao việc mua bán con Vàng lại dằn vặt lão như vậy? Bởi lẽ con Vàng là kỉ vật của đứa con thân yêu. Cậu con trai của lão Hạc vì nghèo, bị nhà gái khinh khi, thách cưới nặng đã thất tình, từ giã cha đi vào Nam làm phu đồn điền cao su cho thực dân Pháp. Nhìn con Vàng, lão nghĩ đến chuyện con của lão mua về nuôi để đến lúc cưới vợ thì giết làm thịt.... Mặt khác, trong cảnh sống cô đơn, thui thủi nơi quê nghèo, lão Hạc rất quý con Vàng, xem nó là một người bạn thân, một đứa con, một đứa cháu thân yêu. Lão Hạc thường nựng đó, gọi một cách trìu mến: cậu Vàng. Lão Hạc là một con người có tấm lòng thương yêu bao la con người và loài vật nên không đành lòng bán cậu Vàng. Nghĩ đến chuyện bán con Vàng, lòng lão se lại, lương tâm bị cắn rứt.
Thế nhưng, vì lẽ gì lão Hạc phải bán con Vàng? Chúng ta biết rằng, lão Hạc là người nghèo khổ, nuôi bản thân mình còn chưa đủ, huống chi là nuôi thêm con Vàng. Lão không đủ tiền nuôi nó. Nếu cho nó ăn ít thì thật tội nghiệp làm sao! Hơn nữa, con Vàng sẽ gầy đi, bán hụt tiền. Ngoài ra, lão Hạc đề phòng xa, nếu lão chết rồi thì phải có tiền lo ma chay không làm lụy phiền đến láng giềng. Một lí do nữa là lão sợ tiêu xài hết phần tiền bán vườn. Số tiền nhỏ nhoi ấy, lão phải chắt chiu dành dụm để khi con trai trở về sẽ có tiền cưới vợ. Chính vì những nguyên nhân trên mà lão Hạc đã đi đến quyết định bán cậu Vàng.
Qua những chi tiết ấy, chúng ta thấy lão Hạc là một con người nghèo vật chất nhưng giàu tình cảm và giàu lòng tự trọng. Lão Hạc rất đau lòng vì con trai không được hạnh phúc trên bước đường tình. Lão sẵn sàng kết liễu tính mạng mình để cho con giảm bớt gánh nặng của kiếp nghèo. Mặt khác, lão từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, lão biết rằng ông giáo là người cùng hoàn cảnh với mình. Lão âm thầm tìm đến cái chết bi thảm bằng bả chó trong sự ngạc nhiên của mọi người. Hàng xóm không bao giờ thấy mình bị lão làm phiền. Trái lại, họ rất thương yêu, xót xa trước sự ra đi vĩnh viễn của lão.
-/-
Trên đây là những gợi ý của Đọc Tài Liệu cho bài văn phân tích diễn biến hành động, tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó cùng với một số bài văn mẫu tham khảo. Hi vọng các bạn đã có nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để có được những ý tưởng hay cho nội dung bài phân tích của mình.
Tham khảo thêm các bài văn hay khác tại mục tài liệu Văn mẫu 8 do Đọc Tài Liệu sưu tầm, tổng hợp để tự rèn luyện kỹ năng làm văn phân tích. Chúc các bạn học tốt !