Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ Gương báu khuyên răn

Xuất bản: 20/12/2022 - Tác giả:

Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Hướng dẫn trả lời câu 5 trng 20 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều.

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 5 trng 20 thuộc nội dung Câu hỏi cuối bài: Soạn bài Gương báu khuyên răn sách Cánh diều (bài 43) - Bài 5: Thơ văn Nguyễn Trãi - SGK Ngữ văn 10 tập 2

Câu hỏi:

Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?

(Câu 5 trng 20 Ngữ văn 10 tập 2 Cánh diều)

Trả lời:

Cách trả lời 1:

- Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là:

+ Các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật toàn bài đều là câu 7 chữ và ngắt nhịp 4/3

+ Còn bài Bảo kính cảnh giới (bài 43) thì đan xen câu 6 chữ: các câu 1 và 8 là câu thơ 6 chữ; có những câu 7 chữ ngắt theo nhịp 3 / 4 (Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ - Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương)

- Ý nghĩa của sự khác biệt trên cho thấy Nguyễn Trãi đã tiếp thu thơ Đường luật Trung Quốc để "xây dựng một lối thơ Việt Nam" (Đặng Thai Mai) là thơ Nôm Đường luật.

Cách trả lời 2:

- Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ.

- Ý nghĩa: Việc sử dụng như vậy sẽ tạo nên âm điệu cho bài thơ và đồng thời như thể hiện sự dồn nén trong câu chữ những tình cảm của ông.

Xem thêm các câu hỏi đọc hiểu tác phẩm:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 5 trng 20: "Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì?" thuộc nội dung oạn bài Gương báu khuyên răn lớp 10 Cánh diều, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Cánh diều!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM