Điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản Lời của cây và Sang thu

Xuất bản: 08/08/2022 - Cập nhật: 09/08/2022 - Tác giả:

Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản Lời của cây và Sang thu bằng cách điền vào bảng dưới đây. Câu 1 trang 30 Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo.

Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 1 trang 30 thuộc phần soạn bài Ôn tập bài 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo

Điểm giống và khác nhau giữa Lời của cây và Sang thu

Câu hỏi: Chỉ ra một số điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản sau bằng cách điền vào bảng dưới đây:

Phương diện so sánh/Văn bảnLời của câySang thu
Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)
Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

(Câu 1 trang 30 Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo)

Trả lời: 

Cách trả lời 1:

Phương diện so sánh/Văn bảnLời của câySang thu
Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Đều đề cập về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên,

- Đều sử dụng những hình ảnh thơ gần gũi, biện pháp tu từ nhân hóa để thể hiện vẻ đẹp và hình tượng thiên nhiên.

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Thể thơ bốn chữ.

- Nhip 2/2.

- Thông điệp: Hãy lắng nghe lời của cỏ cây loài vật để biết yêu thương, nâng đỡ sự sống ngay từ khi sự sống rưới là những mầm non.

- Thể thơ năm chữ.

- Nhịp 2/3 và 3/2

- Thông điệp: lời khẳng định đất nước sẽ vững vàng hơn trong mọi khó khăn, thử thách phía trước và vững bước tiến vào tương lai.

Cách trả lời 2:

Phương diện so sánh/Văn bảnLời của câySang thu
Điểm giống nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Về nội dung:

+ Đều miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên qua cách cảm nhận tinh tế, thú vị của tác giả.

+ Đều gửi gắm tình yêu, sự trân trọng với thiên nhiên, đất nước của nhà thơ.

+ Đều gửi gắm những thông điệp ý nghĩa.

- Nghệ thuật:

+ Sử dụng các biện pháp nhân hoá, ẩn dụ, so sánh để miêu tả hình tượng nhiên nhiên đầy hấp dẫn, ấn tượng.

+ Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị, trong sáng.

Điểm khác nhau (nội dung, nghệ thuật,...)

- Thể hiện quá trình lớn lên của hạt mầm; ý nghĩa của cây cối với cuộc sống của con người

- Thể thơ bốn chữ

- Giọng điệu dí dỏm, tự nhiên, hồn nhiên, ngây thơ.

- Thể hiện những thay đổi vô cùng tinh tế của thiên nhiên đất trời khi giao mùa; gửi gắm những chiêm nghiệm, suy nghĩ về đời người, cuộc sống…

- Thể thơ năm chữ

- Giọng điệu suy tư, sâu lắng, chiêm nghiệm

Xem thêm các câu hỏi trong bài:

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu 1 trang 30 thuộc nội dung soạn bài Ôn tập bài 1 Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7-

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM