Đề văn thi vào lớp 10 chuyên năm học 2017 - 2018 tỉnh Khánh Hoà

Xuất bản: 27/05/2018 - Tác giả:

Đọc Tài Liệu chia sẻ miễn phí tới sĩ tử đề chính thức môn Văn chuyên thi vào lớp 10 THPT năm học 2017 - 2018 của sở giáo dục tỉnh Khánh Hòa.

Đề thi chính thức vào lớp 10 năm 2017 môn Văn của sở giáo dục tỉnh Khánh Hòa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHÁNH HÒA
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

(Đề thi có 01 trang)

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn thi: NGỮ VĂN (CHUYÊN)

(Thời gian: 150 phút – không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

“Con bỗng nhận ra, cha và mẹ đang trao cho con những hạt giống tình yêu đẹp nhất trong khu vườn của mình.
Để con biết rằng tình yêu thật sự không bi lụy, buồn thương.
(…)
Con biết vụ mùa tình yêu của con rồi sẽ bội thu. Bởi vì con đã có những hạt giống tình yêu từ khu vườn của cha mẹ.
Bởi vì con sinh ra và lớn lên trong đầy ắp yêu thương, không phải chỉ là cha mẹ dành cho con, mà đã tha thiết dành cho nhau.”

(Trích Vụ mùa của tình yêu - Ngô Thị Phú Bình, theo Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui

NXB Kim Đồng, 2016, trang 107-108)

a) Chỉ ra hai phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn: “Con biết vụ mùa tình yêu của con rồi sẽ bội thu. Bởi vì con đã có những hạt giống tình yêu từ khu vườn của cha mẹ." (0,5 điểm)

b) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: “Bởi vì con đã có những hạt giống tình yêu từ khu vườn của cha mẹ”. (0,75 điểm)

c) Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua đoạn trích trên? (0,75 điểm)

Câu 2: (3,0 điểm)

Nguyễn Thị Ánh Viên - vận động viên bơi lội Việt Nam, người từng phá nhiều kỷ lục SEA Games - tâm sự:

“Thi đấu thể thao thì phải có đối thủ, nhưng tôi luôn ý thức rằng đối thủ lớn nhất chính là bản thân mình.”

(Trích Ánh Viên muốn phá kỷ lục huy chương - Tấn Phúc,
theo báo Tuổi trẻ, số 141/2017)

Từ câu nói trên của “cô gái vàng" thể thao Việt Nam, em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng một trang giấy thi) với chủ đề: chiến thắng bản thân.

Câu 3: (5,0 điểm)

Bàn về cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam, có ý kiến cho rằng:

"Nhiều tác phẩm đã lên tiếng mạnh mẽ bênh vực cho quyền sống của con người, đặc biệt là người phụ nữ, đồng thời nói lên khát vọng về hạnh phúc, mơ ước tự do và ý thức về cá tính, nhiều lúc đã vượt ra ngoài khuôn phép của tư tưởng và lễ giáo phong kiến.”

(Sách Ngữ văn 9 tập hai, NXB Giáo dục, 2005, trang 192)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng những trải nghiệm từ các tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Truyện Kiều (Nguyễn Du),... em hãy làm sáng tỏ vấn đề.

----HẾT----

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM