SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ TĨNH |
Đọc phần trích trong bức thư đạt giải Nhất cuộc thi UPU lần thứ 44 năm 2015 tại Việt Nam của bạn Trương Hải Nam, hoc sinh lớp 8, tỉnh Thanh Hóa, và trả lời các câu hỏi:
Xứ Sở Tình Thương, ngày 15 tháng 02 năm 2015.
Nhà văn Andersen kính mến!
Ông còn nhớ cháu chứ? Cháu là "Cô bé bán diêm" trong truyện ngắn cùng tên của ông đây ạ, cô bé nghèo khổ phải dò dẫm lê bước trên tuyết giữa mùa đông lạnh giá và từ giã cuộc sống trong một đêm Giáng Sinh - đêm mà ai cũng đều cầu chúc những điều tốt lành.
(...) Ông ơi! Trước khi chết vì cái đói, cái rét, cô bé kia đã chết vì chính sự lạnh lùng vô cảm, tàn nhẫn và ích kỷ của người đời. Càng ngẫm nghĩ, cháu lại càng thấm thía câu nói, tuy đơn giản ngắn gọn nhưng lại vô cùng ý nghĩa của Loila Cather: "Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu”.
Giá như con người biết quan tâm đến nhau nhiều hơn thì có lẽ điều kỳ diệu đã xảy ra và cháu đã chẳng về với Thượng đế. Tình thương, sự sẻ chia, giúp đỡ đồng loại, chỉ mơ ước nhỏ bé ấy thôi mà chẳng ai giúp cháu, giúp những em bé có hoàn cảnh như cháu thực hiện được ông nhỉ.
(...) Ông ơi! Hi vọng ông sẽ nhở về cháu, về truyện ngắn mang tên đứa bé này hơn 166 năm về trước. Luôn ấp ủ một niềm tin là ông vẫn khỏe mạnh, luôn ấp ủ một tình yêu đối với Andersen của cháu! Chúc ông một buổi tối thật nhiều niềm vui!
Cô bé bán diêm
(Nguồn: Internet)
a. Xác định nội dung chính của phần trích trên.
b. Những nguyên nhân dẫn đến cái chết của cô bé bán diêm được nói tới trong phần trích trên là gì?
c. Viết một đoạn văn (khoảng 5 đến 7 dòng) tưởng tượng những điều sẽ xảy ra khi cô bé bản diêm sống trong thời đại ngày nay.
Câu 2. (3.0 điểm)
Em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Loilla Catcher: Nơi nào có tình thương yêu thì nơi đó luôn có những điều kỳ diệu.
Câu 3. (5.0 điểm)
Sang thu, ngoài ý nghĩa về sự giao mùa của thiên nhiên và buổi giao lời của đất nước, còn gợi ra một ý tưởng về nhân sinh mang tính quy luật phổ quát: trạng thái giao thời trong đời người, từ tuổi tráng niên hàm hở sôi sục sang độ tuổi đã từng trải thực sự trưởng thành.
(Theo Nguyễn Văn Long, Tạp chí Hồng Lĩnh, Số 65 tháng 9 năm 2011, tr.110)
Bằng việc cảm nhận bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9, Tập hai), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
- HẾT -