Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2024

Xuất bản: 01/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc năm học 2024 - 2025 cập nhật nhanh và chính xác cùng đáp án đề thi vào 10 môn văn Vĩnh Phúc các năm trước.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn  tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2024 - 2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Vĩnh Phúc 2024

Đáp án tham khảo: Tổ Ngữ văn THCS Lập Thạch

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2024 ảnh 1
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2024 ảnh 2
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2024 ảnh 3

đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc năm học 2024 - 2025

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Vĩnh Phúc 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Vĩnh Phúc sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. B

Câu 2. A

Câu 3. D

Câu 4. C

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 5.

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính tự lập.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

Tự lập: tự giác làm những việc của bản thân mình mà không đợi ai nhắc nhở, phàn nàn; tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho riêng mình, không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào gia đình hay người khác.

b. Phân tích

- Mỗi người đều có cuộc sống riêng, kế hoạch và ước mơ, hoài bão cho riêng mình, nếu chúng ta không bắt tay vào làm, thực hiện những điều đó, chúng ta sẽ mãi không có gì và dần bị đào thải ra khỏi xã hội.

- Người sống tự lập là những người có suy nghĩ tích cực, chín chắn, có ý chí vươn lên, những người này dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua, rất đáng khen ngợi.

- Nếu chúng ta trì trệ, hoàn hoãn với sự lười biếng, những công việc cần làm, cần giải quyết sẽ vẫn còn nguyên ở đó, tồn đọng ngày càng nhiều, lâu dần sẽ gây cho ta cảm giác căng thẳng.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương tự lập để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn những con người chỉ biết dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác. Lại có những người chỉ biết nghe theo sự sắp xếp của người khác, không có chính kiến và hướng đi cho riêng mình,…

3. Kết đoạn

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính tự lập, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Câu 6.

I. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ Đồng chí và tác giả Chính Hữu

- Sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp tình đồng chí thắm thiết sâu nặng của những người lính thời kháng chiến chống Pháp đồng thời làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của người lính cụ Hồ. Dẫn dắt đoạn trích thơ.

II. Thân bài

1. Khái quát chung về bài thơ

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí đoạn trích

2. Phân tích vẻ đẹp tình đồng chí

a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Từ “Đồng chí”: cách gọi vừa trang nghiêm vừa thân thuộc, đầy tình cảm, mang hơi thở thời đại mới của cách mạng, kháng chiến. Giọng thơ chùng xuống, lắng đọng, tạo cảm giác thiêng liêng.

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

- Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu

+ Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình.

+ Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình

+ Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm.

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

c, Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí

- Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ đánh giặc

- Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề tình đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

- Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt, những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng.

- Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết

- Hình ảnh đầu súng trăng treo bất ngờ, là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn

+ Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng

+ Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm - đây là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình.

- Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.

3. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ cô đọng hình ảnh chân thực gợi tả có sức khái quát cao, nhằm diễn tả cụ thể tình cảm thiêng liêng cao đẹp - tình đồng chí.

- Giọng thơ sâu lắng, xúc động như lời tâm tình tha thiết.

III. Kết bài

- Tình đồng chí được thể hiện chân thực, cao đẹp qua thể thơ tự do, ngôn từ hình ảnh giản dị mà hàm súc

- Đoạn thơ góp phần cùng bài thơ làm nên một áng thơ đẹp về tình đồng chí nói riêng và hình tượng người lính cách mạng nói chung.

ĐỀ THI

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và viết vào tờ giấy thi chữ cái A, B, C hoặc D ứng với đáp án đúng cho các câu hỏi (từ Câu 1 đến Câu 4):

Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Ông lão ngồi vào một cái quán gần đấy. Hút một điếu thuốc lào, uống một hụm chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng ngẫm nghĩ; bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc.

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.164)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?

A. Lặng lẽ Sa Pa.

B. Làng.

C. Chiếc lược ngà.

D. Những ngôi sao xa xôi.

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Tự sự.

B. Nghị luận.

C. Thuyết minh.

D. Biểu cảm.

Câu 3. Trong số những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

A. náo nức.

B. rườm rà.

C. chóp chép.

D. ngẫm nghĩ.

Câu 4. Phần in đậm trong câu văn “Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng nhau, rải xuống mặt đường và ngồi lố nhố cả dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào bãi cỏ một vùng bóng mát rộng.” là thành phần gì của câu?

A. Chủ ngữ.

B. Vị ngữ.

Trạng ngữ.

D. Khởi ngữ.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 5. (3,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có tính tự lập. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ. Gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó.

Câu 6. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình đồng chí trong đoạn thơ sau:

Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

1948

(Trích Đồng chí - Chính Hữu, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.128

-Hết-

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2023

Xem thêm thông tin:

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Vĩnh Phúc các năm trước bên dưới:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Vĩnh Phúc 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2022

I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng:

À ra vậy,bây giờ bà mới biết.Té ra nó không nhận ba nó là cba nó vì vết thẹo trên khuôn mặt,và bà nó cho biết,ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn thị thương- bà nhắc tội ác của mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ.Nghe bà kể nó nằm im,lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn.Sáng hôm sau nó bảo ngoại đưa nó về.Nó nhận ra thì ba nó đến lúc phải đi rồi

Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021,tr.198,199)

Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào?

  • A. Chuyện người con gái Nam Xương
  • B. Làng
  • C. Chiếc lược ngà.
  • D. Lặng lẽ Sa Pa

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì ?

  • A. Tự sự
  • B. Nghị luận
  • C. Biểu cảm
  • D. Miêu tả

Câu 3. Trong đoạn văn trên, đại từ "nó" dùng để chỉ nhân vật nào?

  • A. Đản
  • B. Thu
  • C. Nho
  • D. Húc

Câu 4: Phần in đạp trong câu văn "Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về." là thành phần gì trong câu

  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Khởi ngữ
  • D. Trang ngữ

II. Phần tự luận ( 8,0 điểm)

Câu 5. (3,0 điểm)

Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự sẻ chia trong cuộc sống. Trong đoạn văn có một câu văn chứa thành phần biệt lập tình thái. Gạch chân dưới thành phần biệt lập tình thái đó.

Câu 6. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của nhà văn LÊ Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2021)

ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 VĨNH PHÚC

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1. C

Câu 2. A

Câu 3. B

Câu 4. D

Phần II. Tự luận

Câu 5.

*Giới thiệu vấn đề nghị luận: Ý nghĩa sự sẻ chia

*Bàn luận vấn đề

Giải thích sẻ chia:

- Là san sẻ những gì mình có với người khác

- Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

- Giúp đỡ họ khi họ không có khả năng thực hiện

Bàn luận

a) Sự sẻ chia được thể hiện qua các mối quan hệ:

- Giữa con người với con người

- Giữa các thành viên trong gia đình với nhau

- Giữa học đường, tập thể, xã hội, toàn cầu…

b) Những biểu hiện của sẻ chia:

- Về vật chất: chúng ta có thể quyên góp, ủng hộ bằng nhiều cách để giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, khó khăn.

- Về tinh thần: chúng ta biết lắng nghe, mở lòng để thấu hiểu họ, thể hiện tình cảm, sự thấu hiếu đối với những người gặp khó khăn

- Về công sức: có thể góp sức xây dựng nên nơi cư trú hay xây dựng trường học cho những nơi khó khăn,….

c) Ý nghĩa của sự sẻ chia:

- Đối với người nhận: những người gặp khó khăn sẽ rất vui, họ cảm thấy được an ủi, được quan tâm và chia sẻ

- Đối với người ủng hộ: những người ủng hộ sẽ được an lòng, cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn.

- sẻ chia đều mang lại lợi ích cho cả hai bên, giúp cho tinh thần của học trở nên thư thái và được yêu thương hơn.

Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về sẻ chia trong cuộc sống.

Ghi nhớ: Đặt câu theo yêu cầu của bài

Câu 6

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Lê Minh Khuê, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi

- Giới thiệu nhân vật Phương Định, nêu cảm nhận chung về nhân vật.

b) Thân bài

* Khái quát về truyện

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt, thanh niên miền Bắc lúc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.

- Giá trị nội dung: Truyện đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm, giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn - là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.

* Cảm nhận về nhân vật Phương Định

Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định

- Xuất thân : là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.

- Công việc : đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".

-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.

Luận điểm 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Phương Định

- Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng

+ Trẻ trung, mơ mộng

  • Là cô gái trẻ người Hà Nội
  • Từng có thời học sinh hồn nhiên, vô tư
  • Hay nhớ về những kỉ niệm

+ Nhạy cảm, hay quan tâm đến hình thức

  • Tự đánh giá mình là một cô gái "khá"
  • Biết được mình được nhiều người để ý

+ Hay mơ mộng, tìm thấy điều thú vị trong cuộc sống và trong công việc hết sức nguy hiểm

+ Hồn nhiên, yêu đời, thích hát

  • Thích hát, thuộc nhiều bài hát, còn bịa cả lời mà hát
  • Dưới cơn mưa đá, cô "vui thích cuống cuồng"

- Phương Định là một người có phẩm chất anh hùng

+ Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc

  • Nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày
  • Hành động chuẩn xác, thuần thục

+ Dũng cảm, gan dạ

+ Bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng

+ Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom

  • Ban đầu có vẻ căng thẳng, hồi hộp
  • Cô cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo
  • Lòng tự trọng của cô đã chiến thắng cả bom đạn

+ Thương yêu đồng đội

  • Chăm sóc Nho chu đáo
  • Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của chị Thao khi Nho bị thương
  • Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ cách ăn nói
  • Quý trọng, cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp.

c) Kết bài

- Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định.

Ví dụ: Gấp lại trang sách người đọc càng khâm phục hơn nữa vẻ đẹp phẩm chất của Phương Định: kiên cường, anh hùng, dũng cảm, mà cũng rất đỗi mơ mộng, tinh tế. Cô là đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Chính những con người ấy đã đem hết tuổi xuân, sức trẻ để cống hiến, bảo vệ tổ quốc.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc năm học 2021

    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra vào ngày 18/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Vĩnh Phúc 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

    Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng.

    Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhũn ra, tưởng chừng như không cất lên được... Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy ? Mụ nói cái gì mà lào xào thế ? Trống ngực ông lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài.

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

    A. Chuyện người con gái Nam Xương

    B. Chiếc lược ngà

    C. Lặng lẽ Sa Pa

    D. Làng

    Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

    A. Tự sự

    B. Nghị luận

    C. Biểu cảm

    D. Thuyết minh

    Câu 3. Đoạn văn trên có mấy từ láy?

    A. Một

    B. Hai

    C. Ba

    D. Bốn

    Câu 4. Xét theo mục đích nói, câu "ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài" thuộc kiểu câu gì?

    A. Câu nghi vấn

    B. Câu trần thuật

    C. Câu cảm thán

    D. Câu cầu khiến

    II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

    Câu 5. (3,0 điểm)

    Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết nổi. Gạch chân dưới từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy.

    Câu 6. (5,0 điểm)

    Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về.

    Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

    Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu.

    (Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

    -HẾT-

    Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc năm học 2021

    I. Phần trắc nghiệm

    Câu 1. D

    Câu 2. C

    Câu 3. C

    Câu 4. B

    II. Phần tự luận

    Câu 1.

    *Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

    Bàn luận

    *Giải thích:

    Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

    *Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

    - Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,....

    - Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

    - Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

    - Đối với công dân cần thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

    *Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

    - Bạn sẽ hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ.

    - Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

    - Được lòng tin của mọi người

    - Thành công trong công việc và cuộc sống

    *Phản đề: Phê phán những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...

    Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

    - Trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp. Vì vậy, mỗi người cần có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống.

    - Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm. Chú ý: Từ được gạch chân là sử dụng phép liên kết nối.

    Câu 2.

    a) Mở bài

    - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

    + Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ quân đội, viết nhiều và viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.

    + Bài thơ Sang thu chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, và nó thể hiện rõ nhất ở trong 2 khổ thơ:

    Bỗng nhận ra hương ổi

    ...

    Vắt nửa mình sang thu.

    b) Thân bài

    * Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu

    - Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

    + Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se

    + Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

    + Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về

    + Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu

    + Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se

    + Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.

    * Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

    - Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa.

    - Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu

    - Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi.

    => Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời.

    *Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực. Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.

    c) Kết bài

    - Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ: những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu.

    Đang cập nhật...

    Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Vĩnh Phúc cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Vĩnh Phúc qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Vĩnh Phúc các năm trước

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2020 Vĩnh Phúc

    Câu 5 (3,0 điểm).

    “Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

    (Tố Hữu - Một khúc ca)

    Em hãy viết một đoạn văn trả lời cho câu hỏi trên của nhà thơ Tố Hữu. Trong đoạn văn, sử dụng ít nhất một câu có chứa thành phần phụ chú. Gạch chân dưới câu chứa thành phần phụ chú đó.

    Câu 6 (5,0 điểm).  Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016).

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Vĩnh Phúc

    II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

    Câu 5 (3,0 điểm).

    Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống. Trong đoạn văn có sử dụng một câu hỏi tu từ (gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó).

    Câu 6 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Vĩnh Phúc

    Đề thi vào lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2018

    Câu 1 (2.0 diểm)

    Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

    (Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

    a/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? (0,5 điểm)

    b/ Chỉ ra cặp đại từ xưng hô trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

    c/ Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? (0,5 điểm)

    d/ Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. (0,5 điểm)

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Vĩnh Phúc

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Vĩnh Phúc 2017

    Câu 1 (2,0 điểm).

    Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

    Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

    (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2, Nxb Giáo dục, 2009, tr.114)

    a) Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên.

    b) Chỉ ra 02 phép liên kết trong đoạn văn.

    c) “chúng tôi” là những nhân vật nào trong tác phẩm?

    d) Hình ảnh “những con quỷ mắt đen” thể hiện điều gì?

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2017 tỉnh Vĩnh Phúc

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

    Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM