Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ 2024

Xuất bản: 06/06/2024 - Tác giả:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2024 - 2025 và đáp án được cập nhật nhanh và chính xác. Tuyển tập đề vào 10 Phú Thọ môn Văn qua các năm

Mời bạn đọc tham khảo Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm học 2024/2025. Cập nhật nhanh nhất đề chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm đáp án chi tiết bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Thọ 2024

Đề thi sẽ được cập nhật chính thức khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra, vì vậy đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Phú Thọ sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi. 

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2.

Trong đoạn trích, cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng nghìn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn.

Câu 3.

- Tác dụng: Biện pháp tu từ liệt kê nhấn mạnh những điều bắt buộc con người phải lựa chọn trong hành trình của cuộc đời. Việc lựa chọn đúng đắn sẽ là yếu tố quan trọng đưa bạn đến thành công.

Câu 4.

Học sinh đưa ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân, có lý giải cụ thể.

- Thông điệp về sự kiên trì, cố gắng bước đi trên hành trình cuộc đời.

- Thông điệp về tinh thần lạc quan, tích cực trước mỗi khó khăn trong cuộc đời.

II. LÀM VĂN

Câu 1

1. Mở đoạn: Nêu vấn đề nghị luận

2. Thân đoạn:

- Tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn là kiên trì theo đuổi sự lựa chọn của mình đến cùng, không dừng lại dù gặp khó khăn, trở ngại.

- Cần làm gì để tiếp tục bước đi trên con đường mình đã chọn?

+ Nuôi dưỡng đam mê sau khi đã xác định rõ ràng mục đích, con đường đi.

+ Trau dồi kinh nghiệm, học hỏi thêm những kiến thức.

+ Luôn giữ vững tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực về con đường mình chọn. + Đứng dậy sau vấp ngã, rút ra bài học cho mình, không bỏ cuộc khi gặp khó khăn.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phê phán những người luôn suy nghĩ tiêu cực, gặp khó khăn lựa chọn bỏ cuộc chứ không cố gắng. - Liên hệ bản thân.

3. Kết đoạn: Tổng kết vấn đề.

Câu 2.

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.

- Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.

Tác phẩm:

- Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.

- Tác phẩm được sáng tác vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.

2. Phân tích

a. Khoảnh khắc giao mùa

* Tín hiệu mùa thu

- Tín hiệu đầu tiên mà tác giả cảm nhận qua khứu giác là hương ổi. Với nhiều nhà thơ khác, mùa thu là mùa của hương cốm dìu dịu, hoa sữa nồng nàn. Còn đối với Hữu Thỉnh đó là hương ổi mộc mạc, bình dị. Hương ổi chủ động “phả vào trong gió se”.

+ Với từ “phả” tác giả đã đặc tả hương thơm đậm như sánh lại, quện lại, lùa vào trong gió, làm cho nó trở nên thơm tho lạ thường. Dường như hương ổi đã truyền cho ta hơi ấm của tình cảm, hơi thở của cuộc sống.

+ Vì thế gợi hình dung cụ thể về mùi ổi chín thơm nồng, ngọt mát, có sức lan tỏa.

- Mùa thu về còn hiện qua cả xúc giác “gió se”. Gió và hương ổi làm thức dậy cả không gian thôn vườn, ngõ xóm.

- Hình ảnh “sương qua ngõ”. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy “chùng chình” đã làm cho làn sương trở nên sinh động có hồn.

* Cảm xúc của nhà thơ

- Trong giờ phút giao mùa ấy lòng nhà thơ thật đắm say:

+ Đó là cảm giác bất ngờ khi bắt gặp tín hiệu thu về: “Bỗng nhận ra hương ổi”. Từ “bỗng” diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, ngỡ ngàng, một niềm vui chợt đến, một thoáng xúc động, một cái giật mình khẽ đánh thức con người khỏi những bề bộn của cuộc sống để hòa mình với thiên nhiên và cảm nhận những vẻ đẹp giản dị nhất của nó.

+ Rồi đến cảm giác mơ hồ, mong manh, bối rối, tự hỏi lòng mình “hình như thu đã về”.

+ Từ “về” còn gợi ra cảm giác thân thiết, quen thuộc, ấm áp như nhà thơ gặp lại một người bạn cũ.

=> Phải gắn bó lắm với cuộc đời, phải có giác quan vô cùng nhạy cảm thì nhà thơ mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy về phút giao mùa.

b. Bức tranh mùa thu và sự chuyển biến rõ nét hơn của đất trời khi sang thu

* Hai câu đầu: Từ không gian nhỏ bé, ngòi bút của Hữu Thỉnh đã vẽ bức tranh không gian rộng lớn với đường nét cụ thể.

- Hình ảnh dòng sông và cánh chim được vẽ với những nét tương phản:

+ Dòng sông trôi một cách hiền hòa, nhàn hạ. Nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy gợi hình “dềnh dàng” đã đặc tả hình ảnh dòng sông trôi chậm chạp, thong thả.

+ Đối lập lại là hình ảnh những cánh chim vội vã ở buổi hoàng hôn.

* Hai câu sau: tạo điểm nhấn cho bức tranh

- Đây là một liên tưởng độc đáo, mới lạ, sáng tạo của nhà thơ. Hình ảnh đám mây xuất hiện cùng từ “vắt” đã gợi ra khung cảnh: một làn mây mỏng nhẹ, mềm mại, uyển chuyển như một dải lụa, một tấm khăn voan vắt ngang trên bầu trời. Đồng thời còn gợi ra sự tinh nghịch, hồn nhiên.

- Vẫn là đám mây ấy nhưng lại vắt nửa mình sang thu. Nghệ thuật nhân hóa đã làm đám mây mang tâm trạng con người: nửa lưu luyến, bịn rịn mùa hạ, nửa háo hức nghiêng hẳn sang thu.

=> Chính bởi hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bằng đám mây chùng chình đã làm cho người đọc cảm nhận về không gian chuyển mùa thật đẹp, sinh động và bước đi thời gian thật khẽ, thật êm.

c. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng.

- Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.

- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ.

- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ - thu

3. Đánh giá chung:  Đất trời sang thu gợi biết bao cảm xúc, gợi bao suy ngẫm về đời người sang thu.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2024 - 2025

Xem thêm

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Thọ 2023

ĐỀ THI

đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Biểu hiện của "Một thời đại với những giá trị bị đảo lộn”:

- Những thứ tầm thưởng giải trí rẻ tiền thì lại lên ngôi, còn những điều chân giá trị thì lại lặn xuống dưới.

- Người ta nhìn nhau qua vẻ bề ngoài, chạy theo vật chất, theo chủ nghĩa tiêu thụ, hoặc chìm đắm vào những thú vui thoảng qua.

Câu 2.

- Phép lập dùng để liên kết câu:

  • Lặp từ "Tôi đã"
  • Lặp cấu trúc: "Đã + ...)

- Tác dụng nhấn mạnh, liệt kê những giá trị tốt đẹp mà nhân vật "tôi" đã tìm được, đã gặp và xây dựng nên.

Câu 3. Các em tự rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với em. Giải thích.

Gợi ý:

- Thông điệp trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em là: Rồi chúng ta sẽ tìm thấy những người giống mình, những người đang cố gắng chung tay làm cho cuộc sống trở nên tươi sáng hơn

- Trong xã hội chạy theo vật chất như hiện nay, không khó để thấy những điều tiêu cực sảy ra hàng ngày. Tuy nhiên, cũng không khó để bắt gặp những hành động tử tế đến từ những người quanh ta: một bạn học sinh giúp bà cụ qua đường, anh sinh viên nhường ghế cho phụ nữ mang thai trên xe bus hay những người hùng đường phố ra mặt khi thấy bất bình... Từ những điều đó, em tin rằng, không phải thế giới này toàn điều tồi tệ, mà quan trọng là chúng ta chưa nhìn thấy những điều tốt đẹp quanh mình. Vì những gì tử tế, rồi sẽ tìm đến với nhau.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Mở đoạn:  Giới thiệu vấn đề: Cần làm gì để sống là chính mình trong một thế giới muốn biến mình thành người khác?

b. Thân đoạn:

- Giải thích: Sống là chính mình là sống với những gì tự nhiên vốn có trong con người, không cần phải gò bó hay ép buộc mình phải sống giống bất kì ai.

- Bàn luận:

+ Biểu hiện của sống là chính mình: Tự tin vào khả năng, hài lòng với ngoại hình của bản thân, không để ý hay so bì với cuộc sống của người khác. Có mục tiêu, kế hoạch, mơ ước rõ ràng và phấn đấu, cố gắng giữ vững lập trường vì mục tiêu đó. Không bị bất cứ điều gì tác động làm thay đổi ý kiến, quan điểm riêng...

+ Ý nghĩa của việc sống là chính mình: Tạo ra cá tính, màu sắc khác biệt, có lập trường vững chắc, kiên định. Biết trân trọng bản thân, tự hào về chính mình và nỗ lực phát triển trở thành người có ích trong xã hội.

+ Điều cần làm để sống là chính mình: Yêu bản thân và biết trân trọng những gì đang có. Không nên cố gắng theo đuổi những gì không phù hợp với bản thân. Xây dựng một lí tưởng rõ ràng và không ngừng phát triển ...

+ Phản đề: Một số người sống không có lập trường, luôn bị tác động bởi những ý kiến xung quanh khiến bản thân trở nên tự ti, mất phương hướng hoặc hay soi sét cuộc sống của người khác và cố trở thành bản sao của họ... Những người này cần thay đổi để trở thành một cá thể riêng biệt, có bản sắc riêng. Sống là chính mình khác với sống dị biệt, tách biệt với cuộc sống.

c. Kết đoạn:

- Liên hệ bản thân: Giữa một thế giới muốn biến mình thành người khác, em nhận thức được mình cần định vị rõ bản thân để được sống là chính mình.

Câu 2.

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và dẫn dắt vào 2 khổ thơ.

2. Thân bài

a. Khổ 2

“Lộc” ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc, “lộc trải dài nương mạ” là sự hối hả xôn xao cho một mùa màng mới, cho đồng ruộng vẫn mãi mãi bạt ngàn một màu xanh.

“Người cầm súng và “người ra đồng” là hai lực lượng chính dựng xây Tổ quốc. Đây là mùa xuân trách nhiệm gắn với ý thức bảo vệ dân tộc. Người ra trận phải đổ máu, người ra đồng phải đổ mồ hôi nước mắt. Máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta đã góp phần giữ lấy mùa xuân mãi mãi của dân tộc.

Từ “cứ” đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng. Có thể nói bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của dân tộc được đáp lại bằng những mùa xuân tiếp nối vô tần.

b. Khổ 2

Nhà thơ Thanh Hải đã nhắc lại chặng đường 4000 năm của đất nước thông qua hệ thống các tính từ "vất vả", "gian lao" từ đó có thể cho thấy chặng đường dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một chặng đường đầy những gian nan, khó khăn và thử thách, mất mát.

Hình ảnh so sánh "đất nước như vì sao" đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và giàu ý nghĩa. Hình ảnh so sánh ấy vừa gợi đến nguồn sáng trường tồn mãi với không gian, thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế mạnh mẽ không gì cản nổi.

Cấu trúc song hành "đất nước bốn ngàn năm", "đất nước như vì sao" đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Cụm từ "cứ đi lên phía trước" khép lại khổ thơ như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và của cả dân tộc về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.

Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

(1) Tôi nhìn em, nghĩ về những gì đang diễn ra, nhớ về điều mà một người thầy tôi từng nói: Một thời đại với những giá trị bị đảo lộn". Những thứ tầm thưởng giải trí rẻ tiền thì lại lên ngôi, còn những điều chân giá trị thì lại lặn xuống dưới. Người ta nhìn nhau qua vẻ bề ngoài, chạy theo vật chất, theo chủ nghĩa tiêu thụ, hoặc chìm đắm vào những thú vui thoảng qua. Tự hỏi cái gì đang diễn ra vậy, mọi người đang làm gì vậy, có vấn đề gì với thế giới này vậy. Tôi đã thấy bao nhiêu người quanh mình bị cuốn theo cái vòng xoáy dữ dội đó. Thấy bất lực vì tiếng nói của mình thì quả nhỏ bé. Nhiều khi chỉ muốn bỏ đi, lên núi xây một cái chòi, sống giữa thiên nhiên cây cỏ.

(2) Nhưng giờ tôi đã không còn muốn bỏ đi nữa. Tôi đã tìm thấy được "bộ lạc" của hình Sống trong một vòng tròn an lành của những người thầy, người bạn. Đã gặp bao nhiêu người tử tế, thấy được bao nhiêu tấm lòng chân thành, tốt đẹp trên đòi. Đã tìm thấy những người cùng chia sẻ giá trị sống như mình. Đã xây dụng được cộng đồng của riêng mình.

[...](3) Tôi đã tìm được ngôi nhà của mình, vòng tròn những người giống mình. Những người nhận ra vấn đề với thế giới, và đang cố gắng từng ngày chung tay làm cho cuộc sống trở nên tươi sáng hơn. Nên em đừng nản chí. Cứ tìm rồi sẽ thấy.

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016, tr.123 - 124)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra biểu hiện của "Một thời đại với những giátrị bị đảo lộn” được nói đến trong đoạn văn (1).

Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của phép lặp dùng để liên kết câu trong đoạn văn (2).

Câu 3. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trả lời câu hỏi: Cần làm gì để sống là chính mình trong một thế giới muốn biến mình thành người khác?

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân đất nước trong đoạn thơ:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.56)

-HẾT-

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Phú Thọ 2022

    Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ 2022

    ĐÁP ÁN

    I. ĐỌC HIỂU: 

    Câu 1. Những áp lực giới trẻ phải chịu là: học hành, thi cử, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô...

    Câu 2.

    - Biện pháp liệt kê: tự tin, lòng dũng cảm, bản lĩnh... quý trọng bản thân, yêu thương người khác, trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống, biết tránh xa những việc gây tổn thương cho con sau này.

    - Tác dụng:

    + Biện pháp liệt kê tạo nhịp điệu cho câu văn.

    + Biện pháp liệt kê nhằm nhấn mạnh tác dụng, ý nghĩa khi dạy con biết yêu thương bản thân ngay từ khi còn nhỏ. Từ đó tác giả muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc dạy con biết yêu thương chính mình.

    Câu 3. HS nêu quan điểm cá nhân và đưa ra những lí giải phù hợp.

    Gợi ý: - Đồng tình với quan điểm của tác giả.

    - Vì: Khi chúng ta biết yêu thương bản thân, biết chấp nhận những sai lầm, khuyết điểm của chính mình, nhận ra những điểm hạn chế mà bản thân còn tồn tại từ đó ta mới có ý thức để cải tạo, thay đổi làm bản thân mình tốt hơn. Từ đó tạo ra một phiên bản tốt hơn của chính mình.

    II. LÀM VĂN: 

    Câu 1: 

    1. Giới thiệu vấn đề: Những điều nên làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

    2. Bàn luận

    - Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng và mỗi người chúng ta phải liên tục làm mới và hoàn thiện bản thân, nếu không muốn bản thân trở nên lạc hậu. Trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình hãy bắt đầu từ những việc nhỏ bé ngay hôm nay.

    - Những điều nên làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình:

    + Học cách quản lý thời gian.

    + Tập trung vào những điểm mạnh của bản thân và nỗ lực phát huy những điểm mạnh đó.

    + Bên cạnh việc phát huy điểm mạnh cũng cần nhìn thẳng vào những khuyết điểm và cải thiện những khuyết điểm đó.

    + Trau dồi tri thức, bồi dưỡng đời sống tinh thần, nâng cao thể lực.

    + Học cách buông bỏ những nỗi buồn và sống một cuộc đời thật ý nghĩa, hạnh phúc...

    3. Tổng kết vấn đề

    Câu 2

    Câu 2:

    1. Mở bài:

    - Giới thiệu tác giả, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.

    - Giới thiệu về nhân vật Phương Định.

    2. Thân bài:

    a. Vẻ đẹp nữ tính: tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:

    - Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:

    + Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.

    -> thấy mình là một cô gái khá.

    + Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ đội.

    + Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.

    + Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá.

    + Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.

    - Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này. Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:

    + Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.

    + Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.

    + Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cố gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng. Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.

    Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.

    b. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:

    - Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:

    + Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.

    + Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.

    + Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm -> nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lần trong ruột những quả bom.

    - Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quên, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh cũng như chão... tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.

    - Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.

    - Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:

    + Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.

    + Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?”

    Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ.

    3. Kết bài:

    - Nội dung:

    + Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.

    + Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn.

    - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.

      Đọc tài liệu sẽ cập nhật đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn chính thức của tỉnh Phú Thọ 2021 ngay khi kỳ thi diễn ra ngày 10/06/2021 tới đây.

      Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ 2021

      I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây:

      Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ngày 8/2/2021.

      Thiên thần của chị!

      Em đang ngủ hồn nhiên, đôi môi chúm lại như đang mút kẹo. Còn chị, chị ngắm nhìn em, một thiên thần được sinh ra giữa mùa COVID, với niềm hạnh phúc không gì tả nổi. Chị muốn nói với em thật nhiều về những ngày tháng chị cùng em ở trong khu cách li này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì. Thế nên chị viết những dòng này cho em của chị.

      [...] Em à! Chị thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua. Thời gian gần một tháng trời đã cho chị hiểu rằng bên trong tấm biển "khu vực cách ly đặc biệt" kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương. Thế giới có những anh hùng thầm lặng, sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ thứ gì. Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon, mặc đẹp, được thỏa sức vui chơi mà là được sống trong niềm tin về tình yêu thương giữa con người. Bây giờ, chị thực sự hiểu rằng vì sao một đất nước nhỏ bé trên bản đồ thế giới lại khiến cho các cường quốc năm chân phải nể phục trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Đơn giản thôi em ơi, mỗi con người của dải đất này đều truyền đến nhau thông điệp 5K "Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế". Tất cả cùng hòa chung "Vũ điệu rửa tay - Ghen Covy". Tất cả cùng đồng lòng "chống dịch như chống giặc", và anh dũng nhất là những nhân viên y tế tuyến đầu.

      (Trích Bức thư đạt giải Nhất quốc gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50 của em Đào Anh Thư, lớp 842 trường THCS Nguyễn Huy Tưởng, Đông Anh, Hà Nội, nguồn http://www.vnpost.vn, ngày 11/5/2021)

      Thực hiện các yêu cầu:

      Câu 1. Theo lời người chị trong phần đầu bức thư, chị muốn nói với người em mới sinh của mình điều gì?

      Câu 2. Theo em, vì sao người chị lại cho rằng mình thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua?

      Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Tất cả cùng đồng lòng "chống dịch như chống giặc".

      II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

      Câu 1 (2,0 điểm)

      Viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những đóng góp thầm lặng trong cuộc sống.

      Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về tình cảm của nhà thơ Viễn Phương dành cho Bác trong đoạn thơ sau:

      Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

      Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

      Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

      Mà sao nghe nhói ở trong tim.

      Mai về miền Nam thương trào nước mắt

      Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

      Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây

      Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này...

      (Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr.58-59)

      Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ 2021

      I. ĐỌC HIỂU

      Câu 1. Chị muốn nói với người em mới sinh của mình thật nhiều về những ngày tháng chị cùng em ở trong khu cách li này nhưng em quá bé nhỏ chẳng thể ghi nhớ nổi điều gì.

      Câu 2. Người chị lại cho rằng mình thật may mắn khi được ở đây trong những ngày qua vì đã hiểu rằng bên trong tấm biển "khu vực cách ly đặc biệt" kia không phải là những điều đáng sợ như người ta vẫn tưởng mà là cả một thế giới của sự ân cần chăm sóc, của những tấm lòng ấm áp yêu thương.

      Câu 3: Cách giải: Tất cả cùng đồng lòng chống dịch như chống giặc”.

      Câu trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh chống dịch như chống giặc.

      - > Tác dụng: Thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng của tất cả mọi người và tầm quan trọng của việc chống lại dịch bệnh. Ai ai cũng quyết tâm đồng lòng, cùng thương yêu san sẻ trong trận chiến chống lại bệnh dịch, đem bình yên tới cho đất nước, nhân dân.

      II. LÀM VĂN

      Câu 1

      I. Mở đoạn:

      - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Những đóng góp thầm lặng trong cuộc sống của thế hệ trẻ hiện nay.

      II. Thân đoạn:

      a. Giải thích vấn đề nghị luận

      - Sự cống hiến, đóng góp thầm lặng là những suy nghĩ, hành động tự nguyện vì người khác, không vụ lợi cá nhân, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình.

      - Trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh. b. Bàn luận về vấn đề nghị luận

      - Những đóng góp thầm lặng là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.

      - Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.

      - Những đóng góp thầm lặng sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

      - Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ, đội ngũ y bác sĩ...).

      c. Dẫn chứng:

      - Những hy sinh thầm lặng trong trận chiến chống dịch: Trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay đã đọng lại nhiều hình ảnh xúc động, chạm đến trái tim của hàng triệu người Việt Nam:

      + Những “người lính áo trắng” xung phong ở tuyến đấu chống dịch,..

      + Chiến sĩ Công an vẫn âm thầm “cắm chốt” với nhiều đêm trắng.

      Những hy sinh thầm lặng của họ đã và đang thắp lên niềm tin về ngày chiến thắng dịch Covid-19 không còn xa phía trước.

      - Các nhà hảo tâm ủng hộ, giúp đỡ, cứu trợ đồng bào miền trung khi có lũ lụt,..

      - Những tấm gương trồng người thầm lặng,..

      d. Lật lại vấn đề

      - Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).

      - Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.

      III. Kết đoạn: Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với sự hi sinh, đóng góp thầm lặng trong cuộc sống.

      II. Làm văn

      Câu 2

      I. Mở bài:

      - Viễn Phương quê ở An Giang. Có mặt sớm nhất trong đội ngũ văn nghệ sĩ kháng chiến chống Mĩ.

      - "Viếng lăng Bác" sáng tác năm 1976 khi nhà thơ cùng đoàn đại biểu nhân dân ra thăm miền Bắc và đến viếng Bác.

      - Cảm xúc bao trùm: niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau khi nhà thơ vào lăng viếng Bác và giây phút từ biệt.

      II. Thân bài

      1. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng:

      – Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác.

      – Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền.

      – Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy!

      – Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”.

      + “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng.

      + Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc.

      – Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”.

      + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam.

      + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa. Cảm xúc đau đớn này, vô vọng này đã từng xuất hiện trong bài thơ của Tố Hữu:

      Trái bưởi kia vàng ngọt với ai

      Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài

      Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm…

      Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến những khát vọng ở khổ cuối bài thơ.

      2. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi rời xa lăng Bác:

      – Nếu ở khổ thơ đầu, nhà thơ giới thiệu mình là người con miền Namra thăm Bác thì trong khổ thơ cuối, nhà thơ lại đề cập đến sự chia xa Bác. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén, ẩn giấu trong lòng mà được bộc lộ thể hiện ra ngoài:

      “Mai về miền Namthương trào nước mắt”.

      + Câu thơ “Mai về miền Nam thương trào nước mắt” như một lời giã biệt.

      + Lời nói giản dị diễn tả tình cảm sâu lắng.

      + Từ “trào” diễn tả cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ.

      + Đó là không chỉ là tâm trạng của tác giả mà còn là của muôn triệu trái tim khác. Được gần Bác dù chỉ trong giây phút nhưng không bao giờ ta muốn xa Bác bởi Người ấm áp quá, rộng lớn quá.

      – Mặc dù lưu luyến muốn được ở mãi bên Bác nhưng tác giả cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng để được luôn ở bên Người trong thế giới của Người:

      Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

      Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

      Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

      + Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên“con chim”, ”đóa hoa”, ”cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả.

      + Nhà thơ ao ước được hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếnghót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem sắc hương, điểm tô cho vườn hoa quanh lăng.

      + Đặc biệt là ước nguyện “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này” để nhập vào hàng tre bát ngát, canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người. Hình ảnh cây tre có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác được lặp ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện của đồng miền Nam, của mỗi chúng ta nói chung với Bác.

      III. Tổng kết:

      1. Nội dung:

      Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.

      2. Nghệ thuật:

      – Giọng điệu thơ phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc: vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào.

      – Thể thơ 8 chữ, xen lẫn những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính và những cảm xúc sâu lắng. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, phù hợp với sắc thái của niềm mong ước.

      – Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ – biểu tượng như “mặt trời trong lăng”, ”tràng hoa”, ”trời xanh” vừa quen thuộc, vừa gần gũi với hình ảnh thực, vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.

      -/-

      Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước và nhé:

      Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 Phú Thọ môn Văn các năm trước

      Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2020

      Câu 1. (2,0 điểm)

      Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

      Không có kính, rồi xe không có đèn 

      Không có mui xep thùng xe có xước, 

      Xe vẫn chạy về miền Nam phía trước:

      Chỉ cần trong xe có một trái tim.

      (Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.132)

      a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

      b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến công việc của những người lính lái xe. Trường từ vựng đó góp phần thể hiện hoàn cảnh sống và chiến đấu như thế nào của họ?

      c) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ hoán dụ trong đoạn thơ.

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Phú Thọ

      Đề Văn tuyển sinh vào 10 Phú Thọ năm 2019

      Câu 1 (2,0 điểm)

      Đọc đoạn văn:

      Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

      (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.198)

      Trả lời các câu hỏi sau:

      a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

      b) Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

      c) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong đoạn văn.

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Phú Thọ

      Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ năm 2018

      Câu 1 (2.0 điểm)

      Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:

      Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
      Phăng mái chèo vội vã vượt trường giang
      Cánh buồm trương to như mảnh hồn làng
      Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

      (Ngữ văn 8, tập hai, NXB Giáo dục, 2014)

      a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

      b) Tìm các từ cùng trường từ vựng chỉ sự vật có liên quan đến nghề chài lưới.

      c) Chỉ rạ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn thơ trên.

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi Văn vào lớp 10 tỉnh Phú Thọ 2018

      Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2024 và các năm trước được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

      Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.  Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tại đây!

      Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
      Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
      Hủy

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM