Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 tỉnh Hậu Giang

Xuất bản: 07/06/2023 - Cập nhật: 09/06/2023 - Tác giả:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang năm 2023 có đáp án được cập nhật nhanh. Tuyển tập đề vào 10 Hậu Giang môn Văn qua các năm.

Mời bạn đọc tham khảo đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang. Cập nhật nhanh nhất đề chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm đáp án chi tiết bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Hậu Giang sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Thể thơ tự do

Câu 2:

Danh từ riêng: Trường Sa, Hoàng Sa

Câu 3:

Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa:

- Tăng khả năng biểu đạt cho tác phẩm.

- Nhấn mạnh sự đau đớn khi đất nước có nguy cơ bị xâm lược.

Câu 4:

Học sinh tự trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Tình yêu thương đối với Tổ quốc của mình, trân trọng sự hi sinh của những người đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc.

- Sự căm thù những kẻ xâm lược và nỗi đau khi đất nước có nguy cơ bị xâm lược.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Cách giải:

*Nêu vấn đề: trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc.

*Giải thích vấn đề:

- Trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ, bổn phận, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân.

=> Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước bởi vậy càng phải ý thức rõ hơn nữa về trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc.

* Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước.

- Là lực lượng nòng cốt nên tuổi trẻ cần có trách nhiệm:

+ Tu dưỡng rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân tốt.

+ Trau dồi tri thức, không ngừng học hỏi để bồi đắp trí tuệ

+ Để từ đó mang sức lực của tuổi trẻ, sự nhiệt huyết của thanh xuân cống hiến, xây dựng đất ngày càng phát triển.

nước giàu mạnh, ngày càng phát triển

- Mỗi người cần rèn luyện bản thân, tìm niềm vui, lí tưởng sống cho chính mình. Vượt lên hoàn cảnh, vượt qua chính mình là điều cần thiết đối với mỗi người trẻ trong cuộc sống hiện đại nhiều thử thách, khó khăn.

- Rút ra bài học.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.

- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

- Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh

thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa..., Sa Pa mà chỉ nghe tên  người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát:

Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe.

Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên.

b. Nhân vật anh thanh niên:

* Hoàn cảnh sống và làm việc:

- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.

- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt : tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.

* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:

- Có lý tưởng cống hiến: đi bộ đội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.

- Suy nghĩ đẹp về công việc: Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình.

- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống: Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.

=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở SaPa.

Anh cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi công việc của mình đóng góp được cho sự nghiệp chung của dân tộc: nhờ có anh phát hiện đám mây khô mà ta đã hạ được hiểu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng=> trong giọng nói của anh không khỏi xúc động và hạnh phúc. Và cũng từ hôm đấy anh “sống thật hạnh phúc” => Cái hạnh phúc của một người trẻ tuổi tìm thấy lí tưởng, ý nghĩa của nghề, của cuộc sống => Một nét sống cao đẹp.

=> Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.

3. Kết bài:

- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và

cái thế giới những con người như anh.

- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiên, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.

-HẾT-

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình 
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn, chăng lưới, bủa vây

Tổ quốc của tôi, Tổ quốc của tôi! 
Bốn nghìn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình, bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông

Ngày hôm nay kẻ lạ mặt rập rình 
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau

(Tổ quốc gọi tên - Nguyễn Phan Quế Mai, Tổ quốc gọi tên mình, NXB Phụ nữ, 2015, tr. 12-13)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra những danh từ riêng trong các dòng thơ sau:

Đêm qua tôi nghe Tổ quốc gọi tên mình

Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong dòng thời Một tấc biển cắt rồi, vạn tốc đất đón đại

Câu 4. Nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho Tổ quốc được thể hiện trong đoạn trích.

IL LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với Tổ quốc.

Câu 2 (5,0 điểm)

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? Họa sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn…

(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2000, tr. 185)

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên.

-HẾT-

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 tỉnh Hậu Giang

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang 2022

ĐỀ THI

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang 2022

Đáp án

I. ĐỌC HIỂU: 

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: Theo đoạn trích, sự sẻ chia mang lại nhiều ý nghĩa khi: Sự chia sẻ thật sự phải xuất phát từ tình cảm chân thành của con tim, từ chính niềm vui và lòng vị tha của chúng ta. Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đến đáp.

Câu 3:

Ý nghĩa của thành phần phụ chú: Giải thích rõ hơn về hậu quả của việc cho đi với dụng ý được nhận lại.

Câu 4:

Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

- Đồng tình.

- Lý giải: Khi con người biết cho đi đồng nghĩa với việc con người tạo ra một giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Con người sẽ được sống trong tình yêu thương, được tôn trọng. Điều đó tạo nên cuộc sống tốt đẹp. Đó cũng chính là những giá trị mà con người nhận được khi biết cho đi.

II. LÀM VĂN: 

Câu 1: 

Cách giải:

* Yêu cầu mặt hình thức: Viết đúng đoạn văn 200 chữ.

* Yêu cầu về mặt nội dung: - Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết phải biết sống chia sẻ

* Giải thích:

Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống.

- Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.

* Sự cần thiết phải biết sống sẻ chia:

- Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn, tạo nên tình yêu thương bền chặt trong các mối quan hệ.

- Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua những trở ngại về mặt tâm lý, những khó khăn trên bước đường tương lai phía trước, tiếp thêm sức mạnh để con người đối diện và giải quyết vấn đề.

- Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời.

- Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.

- Sự sẻ chia đôi khi khiến con người nhận ra những giá trị khuất lấp mà xưa nay chưa từng thấy ở con người.

* Bàn luận:

- Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ.

- Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng.

Câu 2: 

Cách giải:

1. Mở bài: 

- Giới thiệu tác giả Y Phương, tác phẩm nói với con.

- Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề: Tình yêu thương của cha mẹ và sự đùm bọc của quê hương với con trong đoạn trích thơ.

2. Thân bài: 

a. Tình yêu thương của cha mẹ với con. veo

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con trước hết là gia đình:

“Chân phải bước tới cha

Hai bước tới tiếng cười”

+ Những hình ảnh thơ giàu giá trị tạo hình: “chân phải chân trái một bước/ hai bước” đã khắc họa những bước chân trẻ thơ chập chững, non nớt. Đó là ha con với những bước đi đầu tiên trong cuộc đời.

+ Thủ pháp liệt kê “tiếng nói cười”, “tới cha mẹ” gợi nhớ em bé đang tuổi tập nói, tập đi, gợi không khí gia đình ấm áp, yêu thương. Qua đó, ta cũng cảm nhận được ánh mắt dõi theo, khích lệ và vòng tay đón đợi, sẵn sàng nâng đỡ con của người cha, người mẹ.

=> Qua lối miêu tả giản dị, người cha nói với con: gia đình chính là cội nguồn tinh thần, nuôi dưỡng con, là cái nôi cho con những yêu thương, ấm áp đầu đời.

=> Đoạn thơ còn mang ý nghĩa khái quát: Con phải học nói, học đi, để khôn lớn trưởng thành. Trên hành trình ấy, sự vững vàng “một bước/ hai bước”, sự hiểu biết tiếng nói/cười” đều có được do công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Vì thế, con không được phép quên công lao của mẹ cha.

b. Sự đùm bọc của quê hương đối với con:

- Cội nguồn sinh thành, nuôi dưỡng con còn là quê hương:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi ...

Con đường cho những tấm lòng”

+ “Người đồng mình”, cuộc sống lao động, nếp sinh hoạt hàng ngày và không gian sống: cánh rừng, con đường về nhà, về bản => mang đến tình yêu quê hương xứ sở.

+ Những hình ảnh giàu sức gợi: “đan lờ cài nan hoa” vừa tả thực công cụ lao động được trang trí đẹp đẽ, vừa gợi đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. “Vách nhà ken câu hát”: tả thực sinh hoạt văn hóa của người đồng mình, tả cảnh hát cho nhau nghe tràn đêm, suốt sáng khiến vách nhà như được ken dày những câu hát say sưa, tinh tế, gợi tâm hồn tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình.

+ Thủ pháp nhân hóa: rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở.

=> Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành.

- Con còn lớn khôn từ những kỉ niệm êm đềm, hạnh phúc nhất của cha mẹ: “Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

+ “Ngày cưới” – “ngày đẹp nhất”; vì cha mẹ không chỉ tìm thấy nhau mà còn gắn bó khăng khít; là ngày minh chứng cho tình yêu, hạnh phúc; là hình ảnh của một gia đình đầm ấp, yêu thương.

+ Từ đó, con được sinh ra, lớn lên trong những điều kì diệu nhất, đẹp đẽ nhất trong đời. Con là quả ngọt của tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình.

3. Kết bài: Khái quát lại nội dung bài viết, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

-Hết-

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Hậu Giang năm 2021-2022

    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh Hậu Giang sẽ diễn ra ngày 11/06/2021. Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn chính thức tỉnh Hậu Giang 2021 sẽ được cập nhật ngay khi kỳ thi diễn ra.

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH HẬU GIANG

    KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT, THPT CHUYÊN

    NĂM HỌC 2021-2022

    MÔN: NGỮ VĂN - THPT

    Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

    ĐỀ CHÍNH THỨC

    I. ĐỌC HIỆU (3,0 điểm)

    Đọc văn bản:

    Một nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm sau. Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Sau đó, ông nói hai người cùng đào giếng để tìm nguồn nước.

    Chàng ngốc không suy nghĩ gì mà liên cầm cuốc lên và bắt đầu đào. Còn người thông minh dự đoán và lựa chọn phần đất có thể có nước. Hai tiếng sau, cả hai đều đào được hai mét nhưng vẫn chưa thấy nước. Người thông minh nghĩ mình đã chọn sai nên liền tìm một vị trí khác để đào. Chàng ngốc tiếp tục kiên nhẫn đào phần đất của mình. Hai tiếng sau, anh đào được thêm một mét nữa, còn người thông minh đào được hai mét ở chổ mới.

    Một lúc sau, người thông minh lại cảm thấy dường như mình đang đào sai chỗ nên tìm một mảnh đất khác. Hai tiếng nữa lại trôi qua, chàng ngốc đào được thêm nửa mét nữa, còn người thông minh chuyển sang chỗ mới và đào được hai mét. Cả hai đều chưa thấy nước. Người thông minh cho rằng vùng đất này không có nước nên bỏ cuộc. Trong khi đó, chàng ngốc vẫn tiếp tục đào và cuối cùng anh đã tìm thấy nguồn nước.

    Kết quả là chàng ngốc đã chiến thắng người thông minh.

    (Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 13, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 97-98)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

     Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

     Câu 2. Theo văn bản, vì sao người thông minh lại bỏ cuộc?

     Câu 3. Tìm, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người - một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất.

     Câu 4. Em có đồng tình với suy nghĩ và hành động của người thông minh trong văn bản không? Vì sao?

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

     Câu 1 (2,0 điểm)

    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người.

     Câu 2 (3,0 điểm) Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết:

    Quê hương anh nước mặn, đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

    Anh với tôi đôi người xa lạ .

    Từ phương trời chẳng hạn quen nhau,

    Súng bên sủng, đầu sát bên đầu,

    Đêm rét chung chăn thành đối trị ki.

    Đồng chí !

    (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 128)

    Trình bày cảm nhận của em về tình đồng chí của những người lính trong đoạn thơ trên.

    Đáp án Văn vào 10 Hậu Giang 2021

    I. Đọc hiểu

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự

     Câu 2. Theo văn bản, người thông minh lại bỏ cuộc vì cho rằng vùng đất này không có nước.

     Câu 3. Thành phần phụ chú: "- một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng "

     Câu 4. Nêu ý kiến của bản thân em và lập luận phù hợp.

    II. Làm văn

    Câu 1.

    Gợi ý:

    Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Lòng kiên nhẫn là một trong những đức tính quan trọng trong mỗi cá nhân chúng ta.

    Bàn luận

    - Giải thích: Lòng kiên nhẫn là sự kiên trì, nhẫn nại

    - Biểu hiện: Trong mọi hoàn cảnh, mọi công việc biết suy nghĩ kỹ lưỡng, kiên trì chờ đợi, đợi một thời điểm, thời cơ thích hợp...

    - Vai trò, ý nghĩa: Giúp bản thân trưởng thành hơn, vượt qua được khó khăn, rèn luyện bản thân tốt hơn => dẫn chứng: có công mài sắt, có ngày nên kim...

    - Phản đề: Người thiếu lòng kiên nhẫn sẽ gặp phải nhiều khó khăn, sẽ tạo cho bản thân thói ỷ lại, những thói xấu và dễ dẫn đến thất bại

    - Mở rộng: Có lòng kiên nhẫn thôi không đủ cần phải kết hợp rèn luyện với các đức tính khác để dễ dàng đến với thành công hơn

    Liên hệ bản thân, kết thúc vấn đề: Không ngừng học tập, trau dồi bản thân, kiên trì là một trong những chìa khóa mở cửa thành công.

    Câu 2.

    Mở bài :

    - Sơ nét về tác giả Chính Hữu qua những nét nổi bật nhất.

    - Giới thiệu tác phẩm Đồng chí cùng giá trị đặc sắc về nội dung.

    - Dẫn dắt vấn đề: cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí.

    Thân bài :

    a. Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

    - Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

    “Quê hương tôi nước mặn đồng chua
    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

    + Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

    + Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

    => Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

    - Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

    “Anh với tôi đôi người xa lạ
    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

    => Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

    b. Cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu:

    “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

    - Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

    => Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

    c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

    - Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

    “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

    - Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

    d. Đánh giá chung

    - Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

    - Hình ảnh thơ cụ thể, xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm

    Kết bài :

    - Tóm tắt nội dung và giá trị của toàn tác phẩm.

    - Tổng kết ý nghĩa của đoạn thơ đầu bài thơ Đồng chí.

    - Bày tỏ cảm xúc cá nhân khi cảm nhận 7 câu thơ đầu bài Đồng chí.

    Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước nhé:

    Tuyển tập đề thi vào 10 Hậu Giang môn Văn các năm trước

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2020

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích:

    Nếu được hỏi bạn mong muốn điều gì nhất trong công việc và trong cuộc sống thường ngày, bạn sẽ trả lời như thế nào? Nhiều người chạy theo tiền bạc, vị thế, danh vọng... nhưng họ không biết rằng ý nghĩa của những điều họ đang làm mới là điều quan trọng nhất Tin thấy ý nghĩa trong từng công việc bạn làm sẽ làm cho mỗi ngày qua đi trở nên có giá trị hơn và mỗi kết quả đạt được - dù tốt hay không tốt điều đáng trân trọng . 

    (David Niven, Ph.D, Bí quyết của thành công, Tân Hàng - Phương Anh dịch. NXB Thế giới, TP. HCM. 2015, tr. 137).

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu văn Nếu được hỏi bạn mong muốn điều gì nhất trong công việc và trong cuộc sống thường ngày, bạn sẽ trả lời như thế nào? thuộc kiểu câu gì?

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang năm 2020

    Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2019 

    I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

    Đọc đoạn trích dưới đây:

    Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chi viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

    Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tội”.

    Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?"

    Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.

    Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.

    (Dẫn theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.160)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

    Câu 2. Xét theo mục đích nói, câu văn Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá? thuộc kiểu câu gì?

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Hậu Giang (kèm đáp án)

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hậu Giang 2017-2018

    Phần I: Đọc hiểu

    Câu 1: (3,0 điểm)

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

    "Buồn trông cửa bể chiều hôm,

    Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

    Buôn trông ngọn nước mới sa.

    Hoa trôi man mác biết là về đâu ?

    Buồn trỏng nội cỏ rầu rầu.

    Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

    Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

    Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi."

    (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

    a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ?

    b. Giải thích nghĩa của từ duềnh trong câu thơ "Buồn trông gió cuốn mặt duềnh".

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi môn Văn vào lớp 10 năm học 2017 - 2018 tỉnh Hậu Giang

    Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 và các năm trước được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

    Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

    Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM