Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Ninh Bình 2024

Xuất bản: 01/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Ninh Bình năm 2024-2025 chi tiết. Tuyển tập đề thi vào 10 Ninh Bình môn Văn các năm trước.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh năm học 2024 - 2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2024

Gợi ý đáp án

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Ninh Bình 2024 ảnh 1
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Ninh Bình 2024 ảnh 2

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Ninh Bình 2024 ảnh 3

đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Ninh Bình năm 2024-2025 trang 1
đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn Ninh Bình năm 2024-2025 trang 2

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Ninh Bình 2023

Bài thi sẽ được cập nhật sớm nhất sau khi thời gian chính thức diễn ra vào ngày 1/6/2023.

Đáp án tham khảo

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1. Theo tác giả, đời sống là phải có sự nương tựa qua lại, vì bản chất của mọi sự vật trên thế gian này vốn không thể tồn tại riêng biệt.

Câu 2. Phép thế.

Câu 3.

Học sinh tự đưa ra lý giải của bản thân sao cho phù hợp.

Gợi ý:

Hạnh phúc không chỉ đến từ những tác động bên ngoài, từ những người khác, hạnh phúc có thể được tạo ra từ chính bên trong mỗi người.

Chúng ta có thể tự mình tạo ra hạnh phúc bằng cách quay vào bên trong, hiểu mình, yêu thương bản thân mình. Tất nhiên để làm được điều này, con người cùng phải trải qua những quá trình rèn luyện tích lũy những kĩ năng.

Câu 4. Học sinh tự đưa ra bài học ý nghĩa nhất, có lý giải phù hợp

Gợi ý:

Bài học về hạnh phúc, về cách tìm kiếm và hạnh phúc.

Bài học về cảm xúc, nên làm chủ cảm xúc của bản thân

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN.

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của tính tự lập trong cuộc sống mỗi người.

Bàn luận vấn đề:

Giải thích:

Tự lập chính là một cách sống tự quyết định, tự hành động, tự lựa chọn cho mình một con đường trong tương lai để đi. Tự lập là hành động mà không dựa dẫm vào người khác.

Biểu hiện của tính tự lập:

- Tính tự lập được thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

- Tự lập trong học tập: học tập không cần sự nhắc nhở của cha mẹ; có ý thức phấn đấu, vươn lên để đạt thành tích cao hơn,…

- Tự lập trong cuộc sống: Tự chăm lo cho bản thân, hoàn thành các công việc được giao phó, giúp đỡ những người xung quanh,…

Vai trò của tính tự lập trong cuộc sống

- Nếu không có tính tự lập, chúng ta sẽ rất dễ trở nên lạc lối, mất phương hướng, trở thành một người không có chính kiến, hay dựa dẫm vào người khác. Vậy nên, chúng ta không được quên rằng, kể cả khi có sự giúp đỡ hay trợ giúp từ người khác chúng ta cũng phải là người giữ cái đầu lạnh và tự quyết định cho cuộc đời mình vào những lúc then chốt.

- Khi có được tính tự lập, chúng ta sẽ trở nên có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế họach, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Cùng với đó, sự tự lập cũng kích thích sự sáng tạo của con người, nhận thức toàn diện, bao quát hơn về mọi mặt, mọi vấn đề xã hội.

Phê phán: Hiện nay, còn có rất nhiều bản trẻ có tính ỷ lại, thụ động không biết phấn đấu, vươn lên làm chủ cuộc sống của bản thân. Đó là một thái độ đáng chê trách và lên án.

Kết thúc vấn đề. Nhận xét và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ

- Phạm Tiến Duật là nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông chủ yếu viết về người lính và những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một trong những tác phẩm hay nhất của Phạm Tiến Duật.

- Bài thơ đã xây dựng một bật vẻ đẹp người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp con người Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đặc biệt là trong ba khổ thơ cuối:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

2. Phân tích

- Nhà thơ đã ghi lại những khoảnh khắc đẹp đẽ thể hiện tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe không kính:

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

- Xe không kính lại trở thành điều kiện thuận lợi để các anh thể hiện tình cảm. Cái bắt tay thể hiện niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh, bù đắp tinh thần cho những thiếu thốn về vật chất mà họ phải chịu đựng.

- Tình đồng chí, đồng đội còn được thể hiện một cách ấm áp, giản dị qua những giờ phút sinh hoạt của họ:

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi lại đi trời xanh thêm.

- Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm hội ngộ, những người lính lái xe đã xích lại thành gia đình: những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu.

- Điệp ngữ “lại đi” và hình ảnh “trời xanh thêm” tạo âm hưởng thanh thản, nhẹ nhàng, thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng của người lính về sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Câu thơ trong vắt như tâm hồn người chiến sĩ, như khát vọng, tình yêu họ gửi lại cho cuộc đời.

=> Chính tình đồng chí, đồng đội đã biến thành động lực giúp các anh vượt qua khó khăn, nguy hiểm, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

- Hai câu cuối của bài thơ đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam:

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chủ cần trong xe có một trái tim.

- Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước.

- Nguyên nhân nào mà những chiếc xe tàn dạng ấy vẫn băng băng chạy như vũ bão? Nhà thơ đã lí giải: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

- Câu thơ dồn dập cứng cáp hẳn lên như nhịp chạy của những chiếc xe không kính. Từ hàng loạt những cái “không có” ở trên, nhà thơ khẳng định một cái có, đó là “một trái tim”.

- Trái tim ấy dào dạt tình yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ như chồng… Trái tim ấy luôn luôn sục sôi căm thù giặc Mĩ bạo tàn.

=> Có thể coi câu thơ cuối là câu thơ hay nhất của bài thơ. Nó là nhãn tự, là con mắt thơ, bật sáng chủ đề, tỏa sáng vẻ đẹp hình tượng người lính lái xe thời chống Mĩ.

3. Đánh giá

- Viết theo thể thơ tự do, ba khổ cuối bài thơ vừa có chất tự sự, vừa thấm đẫm chất trữ tình. Với ngôn ngữ chân thực, đời thường và giọng điệu thơ ngang tàng, hóm hỉnh, bài thơ đã đem đến cho người đọc ấn tượng không thể nào quên về vẻ đẹp của người lính cách mạng.

- Chân dung người lính lái xe Trường Sơn được nhà thơ khắc họa chân thực với bao phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam thời chống Mỹ. Họ là những chiến binh, sống, chiến đấu và chiến thắng trong tư thế hiên ngang, trong niềm lạc quan yêu đời.

ĐỀ THI

PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Đời sống là phải có sự nương tựa qua lại, vì bản chất của mọi sự vật trên thế gian này vốn không thể tồn tại riêng biệt. Trong những bước đầu bỡ ngỡ, hoặc khi gặp những nghịch cảnh lớn lao mà bản thân ta không đủ sức chống chọi, thì sự hỗ trợ hết lòng và hợp lý của những đối tượng xung quanh luôn là nhu cầu rất thiết yếu. Nó sẽ tiếp thêm sức mạnh và niềm tin cho ta ổn định và đi tới.

Nhưng nếu cảm xúc tốt từ sự nương tựa ấy cứ lặp đi lặp lại nhiều lần, nó sẽ hình thành trong ta thói quen khiến ta không thể nào buông bỏ được hoặc ta cũng không hề có ý thức buông bỏ. Ta đã rơi vào tình trạng "nghiện cảm xúc". Thiếu cảm xúc ấy ta luôn thấy chới với và bất an. Tình trạng này chính là sự dựa dẫm.

[...] Bản thân ta cũng có thể tìm thấy giá trị hạnh phúc bằng chính những kỹ năng đã được rèn luyện của mình, vì hạnh phúc chân thật vốn là sự bình yên và vững chãi trong tâm hồn. Nhưng từ khi cuộc đời tạo ra quá nhiều "cây đèn" tiện nghi vật chất và tinh thần, ta đã mê mẩn và bám chặt vào chúng.

Ta dành hết thời gian, năng lực để sắm sửa và nâng niu chúng. Ta tức giận hay thù nghịch nhau cũng vì chúng. Ta loanh quanh hết cả kiếp người cũng vì chúng. Ta để cho những thứ phương tiện tạm thời ấy biến thành mục đích cao cả của cuộc sống, mà quên mất bản chất của những "cây đèn" ấy luôn bị chi phối bởi hoàn cảnh... Khi đánh mất hay không còn yêu thích những cảm xúc ấy nữa, ta mới thấy nương tựa nơi chính mình là an ổn nhất.

(Dẫn theo: Hiểu về trái tim-nghệ thuật sống hạnh phúc, Minh Nhiệm, NXB tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, trang 313-314)

Câu 1. Theo tác giả, vì sao đời sống là phải có sự nương tựa qua lại?

Câu 2. Chỉ ra phép liên kết được sử dụng tỏng những câu văn sau: Ta đã rơi vào tình trạng "nghiện cảm xúc". Thiếu cảm xúc ấy ta luôn thấy chới với và bất an.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Bản thân ta cũng có thể tìm thấy giá trị hạnh phúc bằng chính những kỹ năng đã được rèn luyện của mình?

Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất mà anh chị rút ra từ văn bản trên.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) 
Từ ngữ liệu trên ở phần I, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò củ tính tự lập trong cuộc sống mỗi người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận hình ảnh người lính trong đoạn thơ sau:

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2016, tr.132)

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Ninh Bình 2023

Xem thêm

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Bình 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Bình 2022 trang 1
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Bình 2022 trang 2

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU: 

1. Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh.

2. Các hãng thông tấn sửng sốt vì hình ảnh cờ đỏ sao vàng trong ăn mừng chiến thắng, kết thành một khối thống nhất.

3. Tác giả cho rằng Seagame khép lại trong khúc hoan ca vì:

+ Các đoàn thể thao cùng nhau tỏa sáng mạnh mẽ trong giai đoạn mới sau Covid-19.

+ Việt Nam giành được 205 huy chương Vàng.

+ Điều kiện tổ chức khó khăn nhưng nội dung thi đấu, đảm bảo sự hài hòa giữa các môn Olympic và đặc thù, vừa thể hiện bản sắc chủ nhà vừa mang đến cơ hội cho các quốc gia khác.

+ Địa điểm thi đấu đều đầy ắp khán giả vì một nền thể thao lành mạnh.

4. Học sinh nêu 2 việc sao cho phù hợp.

Gợi ý: 

- Thể thao không phân biệt màu sắc, chủng tộc.

- Yêu thể thao cần có lối chơi lành mạnh.

II. LÀM VĂN: 

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa tinh thần đoàn kết.

2. Bàn luận

- Đoàn kết: nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm.

- Ý nghĩa tinh thần đoàn kết:

+ Đoàn kết giúp chúng ta vượt được mọi khó khăn, thử thách.

+ Đoàn kết giúp chúng ta giải quyết công việc nhanh hơn.

+ Đoàn kết giúp chúng ta gắn kết mối quan hệ giữa con người với con người."

+ Đoàn kết tạo nên sức mạnh lớn lao, vĩ đại.

+...

- Phê phán, lên án những con người đoàn kết lại để làm việc xấu, gây phương hại đến những người khác. - Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó.

3. Tổng kết.

Câu 2.

1. Mở bài: Giới thiệu chung

2. Thân bài

2.1 Những tín hiệu báo mùa thu sang: Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:

+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thờ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ xum xuê hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.

+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.

+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu. Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời. Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:

+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế. +  m điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang. Khi Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.

2.2 Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:

- Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động:

+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sống của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sống như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đang chậm lại, cho phép mình được nghỉ ngơi.

+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất | bật với lo toan thường nhật của đời người. col

+ Phép đối “dềnh dàng”x vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên mà cũng là sự vận động của thiên nhiên giao mùa. Được khắc họa rất ấn tượng:

+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn. + Đám mây mang cả lớp nghĩa thế sự, gợi trạng thái giao thời của đời sống khi đất nước chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình.

Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình.  n sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.

3. Kết bài:

- Nội dung:

+ Cảm nhận và tái hiện tinh tế khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu.

+ Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.

Đề thi sẽ được cập nhật chính thức khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra, vì vậy đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Ninh Bình sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi. 

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Ninh Bình 2021

    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 09/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Ninh Bình 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH

    ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT

    Năm học: 2021 - 2022

    Bài thi môn: Ngữ văn - Ngày thi: 8/6/2021

    ĐỀ THI CHÍNH THỨC

    Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

    Đề thi gồm 02 phần, trong 02 trang

    PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    Thay vì giúp con có một ước mơ thực sự, nhiều ông bố bà mẹ thường đưa trẻ đến những trung tâm bồi dưỡng tài năng để tham gia hết khóa học này đến chương trình khác. Bởi, phụ huynh cho rằng những chương trình đó rất bổ ích và có giá trị với con.

    (...) Ai trong chúng ta cũng có một ước mơ cho riêng mình, trẻ em cũng vậy. Song khác với người lớn, trẻ sẽ có nhiều ước mơ bay bổng do trí tưởng tượng phong phú. Khi đó nhiệm vụ của cha mẹ là nuôi dưỡng ước mơ của con một cách hợp lí, giúp chúng định hướng tương lai.

    Trẻ em thường xuyên có ước mơ mới mỗi khi ngưỡng mộ ai đó. Khi được bác sĩ chữa khỏi bệnh, trẻ mong ước lớn lên sẽ làm bác sĩ, khi xem tivi và chứng kiến những diễn viên xinh đẹp hoặc xem những bộ phim siêu nhân thì tước mơ của trẻ lại khác. Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình. Thường, trẻ nhỏ với suy nghĩ ngây thơ, có thể con sẽ thốt ra những câu nói khiến cha mẹ hoang mang. Khi đó không ít phụ huynh áp đặt suy nghĩ và mong muốn của mình lên con. Họ ép con thích những điều cha mẹ muốn. Song, đó không phải là niêm yết thích của trẻ. Theo các chuyên gia, đó là một trong những suy nghĩ sai lầm mà cha mẹ nên bỏ trong quá trình định hình ước mơ cho con trẻ. Theo chuyên gia Trần Quốc Phúc, cha mẹ hãy cho con một ước mơ và đừng bao giờ "tiêu diệt" giấc mơ đó. "Cha mẹ hãy hỏi con thích gì và tin con sẽ làm được điều đó. Cha mẹ hãy dẫn con tới nơi có những người thành công, để con tiếp cận, nhìn những căn nhà đẹp, những chiếc xe đẹp. Đồng thời để con chứng kiến cuộc sống của những trẻ em nghèo”, chuyên gia cho biết.

    (Theo: Vân Huyền, Khơi gợi điều trẻ muốn hướng tới, Báo Giáo dục và Thời đại, số 99, Thứ hai, 26/04/2021, tr.13)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: Chắc hẳn, đây là câu chuyện xảy ra trong nhiều gia đình.

    Câu 3 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên.

    Câu 4 (1,0 điểm): Anh/chị có đồng tình với việc cha mẹ ép con thích những điều cha mẹ muốn không? Vì sao?

    PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Từ việc đọc hiểu văn bản ở phần I, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của ước mơ đối với mỗi con người trong cuộc sống.

    Câu 2 (5,0 điểm)

    Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên và người lao động qua đoạn thơ sau:

    Thuyền ta lái gió với buồm trăng

    Lướt giữa mây cao với biển bằn,

    Ra đậu dặm xa do bụng biển,

    Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

    Cá nhú cá chim cùng cá đé,

    Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

    Cái đuôi em quây trăng vàng chóe.

    Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.

    Ta hát bài ca gọi cá vào,

    Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

    Biển cho ta cá như lòng mẹ

    Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

    (Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận, Sgk Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2007, tr.140)

    Hết

    Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Ninh Bình 2021

    I. ĐỌC HIẾU

    Câu 1:

    Cách giải:

    Phương thức biểu đạt: Nghị luận

    Câu 2:

    Thành phần biệt lập trong câu là: Chắc chắn – thành phần tinh thái

    Câu 3:

    Học sinh có thể giải thích theo ý hiểu của mình, có lý giải

    Gợi ý:

    Đoạn trích đang nói tới thực hướng dạy con của các bậc phụ huynh hiện nay. Đồng thời nói lên tiếng nói con trẻ với mong muốn được thực sự phát triển, hướng tới đam mê của mình.

    Câu 4:

    Học sinh trình bày quan điểm của mình, có lý giải.

    Gợi ý: Không đồng tình: Viviệc ép những đứa trẻ đi theo con đường mà cha mẹ chúng muốn sẽ khiến những đứa trẻ trở thành những người máy, luôn làm theo những gì được sắp đặt từ trước. Không phát huy được hết khả năng của mình....

    II. LÀM VĂN

    Câu 1:

    *Giới thiệu vấn đề: 

    + Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình.

    + Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”.

    *Bàn luận và phân tích

    1. Giải thích

    - Giải thích về ước mơ là gì?

    Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dải. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới ước mơ.

    2. Bàn luận

    - Vai trò và ý nghĩa của ước mơ trong cuộc sống:

    + Ước mơ chính là ngọn đuốc soi sáng trong tim mỗi chúng ta nó hướng chúng ta tới những điều tốt đẹp. 
    + Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình.

    Phân tích được con người đi tới ước mơ có dễ dàng không?

    + Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất.

    Dẫn chứng cụ thể.

    - Nó là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp.

    - Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới những tương lai, không quản ngại những chông gai, nghiệt ngã, những khó khăn trên con đường đi của mình.

    Dẫn chứng cụ thể.

    - Cuộc sống mà không có ước mơ thì sẽ như thế nào? + Ước mơ là điều mà ai cũng nên có và cần có trong cuộc sống bởi nếu không có ước mơ cuộc sống của bạn sẽ mất phương hướng vô định. Dẫn chứng cụ thể.

    + Không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau.

    - Phê phán: Những người không có khát vọng, ước mơ,..

    - Bàn bạc, mở rộng vấn đề:

    + Mở rộng trong xã hội ngày nay bên cạnh những bạn trẻ sống có ước mơ có lý tưởng rất đáng trân trọng, thì bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn trẻ sống không có ước mơ.

    + Các bạn không hiểu mình muốn gì và không có ý chí phấn đấu, các bạn đó cứ sống và buông bỏ đời mình theo số phận muốn tới đâu thì tới, thật đáng buồn.

    Kết thúc vấn đề:

    - Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình.

    - Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.

    Câu 2:

    Mở Bài

    - Giới thiệu tác giả và tác phẩm

    - Bài thơ là lời ca ngợi vẻ đẹp, sự giàu có của quê hương đất nước

    - Trong đó, đặc sắc là ba khổ thơ miêu tả cảnh đánh bắt cá trên biển: "Thuyền ta... tự buổi nào"

    Thân Bài

    * "Thuyền ta ... vây giăng": Đoàn thuyền trên mặt biển lớn

    - Hình ảnh đoàn thuyền giữa thiên nhiên rộng lớn

    + Hình ảnh nhân hóa "thuyền ta ... biển bằng": Đoàn thuyền của con người đang lướt đi dưới ánh trăng, hòa vào với thiên nhiên, mang tầm vóc kì vĩ. Đoàn thuyền của con người không còn nhỏ bé, mà mang tầm vóc lớn lao của vũ trụ => con người đã làm chủ thiên nhiên.

    - Hình ảnh con người chuẩn bị chiến đấu với thiên nhiên bằng trí tuệ và năng lực của mình

    + "Dò bụng biển": Con người đang tìm kiếm những đàn cá lớn giữa biển khơi bao la

    + "Dàn đan ... giăng": Con người đang dùng trí tuệ và năng lực của mình để có thể đánh bắt được mẻ cá lớn.

    Khổ thơ là hình ảnh của con người trong tư thế hiên ngang, sánh ngang cùng vũ trụ bao la. Một hình ảnh đẹp vừa hiện thực lại cũng vừa lãng mạn.

    * "Cá nhụ ... Hạ Long": Miêu tả các loài cá trên biển

    - Biện pháp liệt kê: Liệt kê nhiều loại cá - những loài cá hiếm, đặc sản -> sự giàu có của biển cả.

    - Hình ảnh "cá song ... đen hồng": Hình ảnh hiện thực được nhìn bằng con mắt lãng mạn của nhà thơ

    + Cá song vốn có đặc điểm cái đuôi màu đỏ đen được Huy Cận so sánh như mang ngọn đuốc -> sự so sánh đẹp và thực sự đặc sắc.

    - Hình ảnh ánh trăng hòa cùng mặt nước lóng lánh "Cái đuôi ... chóe": "Vàng chóe" - màu vàng óng ánh, tươi mát.

    - "Đêm thở: ... Long": hình ảnh nhân hoa đặc sắc nhất bài thơ

    + Sao, nước: Xuất hiện và tồn tại tại trong nhịp hơi thở của màn đêm

    + Hình ảnh thủy triều lên xuống như nhịp thở đều đặn của màn đêm -> nhịp thở của biển khơi.

    => Khổ thơ cho thấy sự giàu có của biển cả cùng với những sáng tạo độc đáo của Huy Cận trong nghệ thuật miêu tả các loại cá.

    * " Ta hát ... tự buổi nào": Miêu tả công cuộc đánh bắt cá và lòng biết ơn đối với mẹ thiên nhiên

    - Bài ca gọi cá được cất lên như để xua đi cái mệt mỏi, vất vả

    - Hành động "gõ thuyền": dồn cá vào lưới. "Nhịp trăng cao": vầng trăng làm nhịp phách đánh lên để người lao động cất lên tiếng hát ca

    - Hình ảnh so sánh "biển ... mẹ": Biển như người mẹ bao dung và rộng lượng, giúp con người có thức ăn, lại giúp con người làm giàu thêm cho quê hương, đất nước.

    - Lòng biết ơn với mẹ biển cả " nuôi lớn ... nào: Biển cả đã nuôi lớn con người lao động qua bao thế hệ.

    -> Khổ thơ vừa là lời miêu tả cuộc đánh bắt cá vừa là lời cảm thán biết ơn sâu sắc tới mẹ biển cả đã mang đến cho con người những nguồn tài nguyên vô giá.

    * Kết luận chung: Ba khổ thơ là hình ảnh của con người trong công cuộc đánh bắt cá giữa biển khơi.

    - Nó đã tái hiện bức tranh con người lao động giữa thiên nhiên rộng lớn vừa đẹp lại vừa hùng vĩ sánh ngang với vũ trụ

    - Đồng thời ca ngợi sự giàu có của biển cả cùng lòng biết ơn sâu sắc tới mẹ biển cả thiêng liêng nuôi sống bao thế hệ con người.

    - Nghệ thuật được Huy Cận sử dụng vô cùng nhuần nhuyễn: so sánh, nhân hóa, ... mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc về bức tranh thiên nhiên con người giàu màu sắc và âm thanh.

    Kết Luận:

    - Ba khổ thơ trên trong Đoàn thuyền đánh cá đã tái hiện bút pháp tài hoa của Huy Cận

    - Đó là bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hòa quyện cùng con người lao động

    - Ông xứng danh là một nhà thơ lớn trong nền thơ ca Việt.

    -/-

    Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Ninh Bình qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Ninh Bình các năm trước

    Năm 2020

    PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.

    COVID-19 KHIẾN NHIỀU NGƯỜI CẢM NHẬN RÕ HƠN GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH

    Tính đến 9h ngày 25/6, thế giới chỉ nhận 9.503,073 người mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ: 483.677 người tử vong. Đại dịch Covid-19 đã tác động đến mọi một của đời sống với nhiều nỗi lo toan từ sức khỏe đến kinh tế... Mấy tháng chống chọi với Covid-19 khiển không ít người đứng ngồi không yên trong lo sợ. Tuy nhiên, nếu nhìn ở một khía cạnh khác, dịch bệnh cũng khiến nhiều người nhận ra và thấu hiểu hơn những giá trị mà bấy lâu cuộc sống lo toan, bộn bề khiến họ có phần lãng quên. Nhiều nước, nhiều tổ chức phát động chiến dịch Ở nhà vẫn vui kêu gọi mọi người ở nhà và chia sẻ những câu chuyện, khoảnh khắc vui vẻ, tích cực trong thời gian ở nhà làm việc. Chưa bao giờ, trên các trang mạng xã hội, những câu chuyện tích cực lại được nhiều ông bố, bà mẹ chia sẻ rộn ràng đến vậy. Con cái chăm làm việc nhà, học được nhiều kỹ năng sống, gia đình gần nhau hơn. Trên các trang mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều hơn những bữa cơm ấm cúng được mọi người chia sẻ, mang theo thông điệp tích cực, lạc quan. Sợi dây gắn kết yêu thương cũng được bền vững hơn khi mà họ đã xích lại gần nhau, có trách nhiệm với nhau, sẻ chia và cùng nhau gánh vác mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống...

    (Như Thụy - theo UN, Guardian, NYT, bảo Phụ nữ Việt Nam Số 77 ngày 26/6/2020)

    Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn trích?

    Câu 2 (1,0 điểm): Các con số trong câu: “Tính đến 9h ngày 25/6, thế giới ghi nhận 9.503.073 người mắc Covid-19 tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ; 483,677 người tử vong” nói lên đặc tính gì của đoạn trích?

    Câu 3 (1,0 điểm): Nêu các chiến dịch và hoạt động được thực hiện khi mọi người ở nhà chống dịch?

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2020 Ninh Bình

    Năm 2019

    Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    Hành trình trái tim từ những người lạ

    Quãng đường mà cậu bé Vì Quyết Chiến đi được bằng xe đạp khoảng 103 km từ Sơn La đến Hòa Bình trong hành trình thăm em trai bị ốm tại Bệnh viện Nhi trung ương được lan truyền trên các phương tiện truyền thông như một "Chuyện lạ chưa từng xảy ra"...

    Nhiều nhà hảo tâm muốn giúp đỡ cậu bé có chiếc xe mới, ủng hộ gia đình Chiến tiền chạy chữa cho con trai. Nhưng điều đáng quý nhất trong câu chuyện của Chiến chính là những con người tốt bụng, xa lạ đã giúp đỡ Chiến trên chuyến xe đưa cậu bé về Hà Nội an toàn.

    Chuyến xe ấy là câu chuyện về lòng nhân văn, là hành trình trái tim ấm áp tình người!

    Trên chuyến xe ấy, dù chẳng ai quen Vì Quyết Chiến nhưng họ hỏi han, đưa cậu bé đến điểm cuối. Nhà xe còn mua bánh, nước cho cậu bé ăn uống, liên lạc với bố của Chiến. Chắc hẳn ai nấy trên xe đều kinh ngạc khi cậu bé chẳng có gì ngoài chiếc xe đạp mất phanh, đôi dép mòn chảy do phanh xe, bàn chân xước xát, trên người không tiền, không điện thoại... Tài xế xe khách kể: Trời tối, tôi thấy cậu bé nhỏ nhắn vẫy xe, ban đầu tôi tưởng cậu bé đùa nên đi qua. Nhưng rồi, tôi dừng lại, cầm đèn pin xuống hỏi cậu bé và không tin nói câu chuyện của em. Lúc vẫy xe cũng là lúc em đã quá đói và không thể tiếp tục hành trình. Nếu chiếc xe không dừng lại, có lẽ câu chuyện của Chiến đã sang một hướng khác.

    (Theo http:www 24h.com.vn/tintuctrongngay, 28/3/2019)

    Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

    Câu 2 (0,5 điểm) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau: “Chắc hẳn ai nấy trên xe đều kinh ngạc khi cậu bé chẳng có gì ngoài chiếc xe đạp mất phanh, đôi dép mòn chảy do phanh xe, bàn chân xước xát, trên người không tiền, không điện thoại..."

    Câu 3 (1,0 điểm) Vì sao tác giả bài viết lại cho rằng: Chuyến xe ấy là câu chuyện về lòng nhân văn?

    Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Ninh Bình

    Năm 2018

    PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

    MÙA GIÁP HẠT...

    ... Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ bằm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, là anh em tôi thấy ngon biết mấy.

    Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với biết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.

    Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt...

    (Trích Mùa giáp hạt..., Nguyễn Trung Thành,

    Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50)


    Câu 1 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

    Câu 2 (0,5 điểm). Hãy đặt một nhan đề mới cho văn bản trên?

    Câu 3 (1,0 điểm). Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình thương yêu, đùm bọc của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn.

    Cụm từ lớn lên trong các câu trên được tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

    Xem thêm chi tiết đề thi văn vào lớp 10 Ninh Bình 2018

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Ninh Bình năm 2022 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này. Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 tại đây!

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM