Đề thi tuyển sinh môn văn vào 10 Hà Tĩnh năm học 2024-2025 chính thức được Đọc tài liệu cập nhật nhanh nhất kèm đáp án chi tiết. Tham khảo ngay nội dung đề thi và đáp án bên dưới.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Tĩnh 2023
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Hà Tĩnh sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.
Câu 2.
Con gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh gợi về kỉ niệm tuổi thơ là: cánh cò trắng, dải đồng xanh, màu vàng
hoa mướp, con gà.
Câu 3.
Biện pháp nhân hóa: thời gian chạy
Hiệu quả:
+ Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Nhấn mạnh thời gian trôi quá nhanh kéo theo sự già đi của mẹ. Gợi cảm xúc nôn nao, buồn đến xót xa khi trông thấy mẹ ngày càng già đi, thêm tuổi. Qua đó thể hiện tình yêu thương sâu sắc và biết ơn công lao mẹ
dành cho con.
Câu 4.
Học sinh tự nêu cảm nhận của mình, sau đây là gợi ý.
- Nhấn mạnh sự vất vả, hy sinh của người mẹ
- Thể hiện lòng biết ơn trân trọng những hi sinh của mẹ.
- Thể hiện tình thương, tình yêu dành cho mẹ.
II. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Mở đoạn
- Xác định vấn đề: nghị luận về lòng biết ơn
2. Thân đoạn
a. Giải thích
- Biết ơn chính là việc mỗi chúng ta cảm kích, trân trọng và có hành động báo đáp trước những hành động, việc làm tốt đẹp hoặc sự giúp đỡ của người khác dành cho mình.
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ và trân trọng những gì có giá trị mà mình nhận được từ người khác hay với những thành quả lao động do cha ông để lại
b. Biểu hiện
- Lòng biết ơn được biểu hiện ở cả trong suy nghĩ lẫn những hành động từ cụ thể đến lớn lao
- Đó là suy nghĩ, thái độ trân trọng, kính mến
- Là hành động trả ơn, báo đáp công ơn của bản thân với những người có ơn với mình.
c. Ý nghĩa
- Lòng biết ơn là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời nay
- Là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người
d. Thực trạng/Dẫn chứng
- Ngày 20/11 là ngày để tất cả thế hệ học sinh cả nước tri ân đối với công lao dạy dỗ của thầy cô giáo
- Ngày 27/7 là ngày ghi nhớ công lao của thương binh liệt sĩ – những người đã hy sinh máu xương, cuộc đời của mình để bảo vệ Tổ quốc…
- Ngày 02/09 là ngày cả nước treo cờ kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
e. Phản đề
- Một số bộ phận người sống không có lòng biết ơn, quên đi nguồn cội, gốc gác của mình
- Coi những gì người khác làm cho mình là điều hiển nhiên
3. Kết đoạn
- Lòng biết ơn là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
- Liên hệ bản thân: cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-nghi-luan-ve-long-biet-on-cua-moi-chung-ta-a107674.html
Câu 2
I – Mở bài
*Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm “Sang thu” và 2 khổ thơ đầu
Tác giả:
– Là nhà thơ chiến sĩ, trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Ông từng cầm súng chiến đấu trong chiến trường miền Nam.
– Sáng tác của ông cuốn hút người đọc nhờ cảm xúc tinh tế, ngòi bút giàu chất lãng mạn và lối viết giản dị, giàu sức gợi.
Tác phẩm:
– Đề tài: Mùa thu – một đề tài quen thuộc của thơ ca phương Đông nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng.
– Hoàn cảnh sáng tác:Vào năm 1977, được in lại nhiều lần trong các tập thơ mà gần đây nhất là tập “Từ chiến hào đến thành phố” – 1991.
II – Thân bài
*Phân tích
1. Những tín hiệu báo mùa thu sang:
– Bài thơ được mở ra bằng những tín hiệu rất riêng, báo mùa thu về:
+ “Hương ổi”: đi liền với từ “bỗng” gợi cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng; “phả” – làn hương ngọt ngào, sánh đậm, mùi ổi chín như được cô lại, phả vào gió thu. “Hương ổi” gợi không gian thơ thân thuộc, yêu dấu của làng quê đất Việt với những khu vườn, lối ngõ đầy hoa trái, làm nên hương sắc mỗi mùa; gợi hương vị riêng của mùa thu trong thơ Hữu Thỉnh.
+ “Gió se” là ngọn gió heo may mùa thu dịu nhẹ, thoáng chút se lạnh lúc thu về, giúp ta cảm nhận rõ hơn cái ngọt lành của hương ổi.
+ “Sương chùng chình” – nghệ thuật nhân hóa, gợi dáng vẻ, tâm trạng của làn sương thu. Làn sương lãng đãng như cố ý chậm lại, lưu luyến mùa hè, chưa muốn bước hẳn sang thu.
=> Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm của mùa thu về với đất trời.
– Đối diện với những tín hiệu báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người:
+ “Hình như” là lối nói giả định, không chắc chắn, phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa – những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế.
+ Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang.
=> Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ, tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân.
2. Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:
– Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động::
+ “Sông” “dềnh dàng”: tả thực con sông của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sông như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông.
+ “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người.
+ Phép đối “dềnh dàng” › ‹ “vội vã” làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên mà cũng là sự vận động của thiên nhiên giao mùa.
– Được khắc họa rất ấn tượng:
+ “Đám mây mùa hạ” được hữu hình hóa, vừa thực vừa hư, tái hiện được nhịp điệu của thời gian, là một chiếc cầu nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu để sự chuyển giao giữa hai mùa không đứt đoạn.
=> Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình. Ẩn sau những hình ảnh thiên nhiên lúc thu sang ấy còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu.
Nhận xét:Qua hai khổ thơ ta có thể thấy Hữu Thỉnh là một nhà thơ có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và có tình yêu thiên nhiên tha thiết.
III – Kết bài
*Tổng kết
– Nội dung:
+ Cảm nhận và tái hiện tinh thế khoảnh khắc chuyển mùa từ hạ sang thu với sự giao thoa của nhiều lớp nghĩa: trời đất sang thu, đời sống sang thu, đời người sang thu.
+ Tái hiện những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc lúc vừa sang.
– Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh vừa giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, vừa độc đáo, mới lạ. Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.
ĐỀ THI
Xem thêm thông tin:
- Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Hà Tĩnh
- Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Hà Tĩnh
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Toán Hà Tĩnh 2024
- Đáp án đề thi vào 10 môn Anh Hà Tĩnh 2024
Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Hà Tĩnh các năm trước bên dưới:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Hà Tĩnh 2023
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Hà Tĩnh sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Theo đoạn trích “Có ai khen con đẹp” con nên cảm ơn và quên đi lời khen ấy. “Ai bảo con ngoan” con nhớ cảm ơn và gắng ngoan hiền hơn nữa.
Câu 2:
Những từ ngữ chỉ hành động mà cha mong muốn con làm khi người khác gặp khó khăn trong dòng thơ “Với người đang oằn lưng vì nỗi thống khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp” là: đến (bên), kề (vai), gánh (giúp).
Câu 3:
- Điệp ngữ: Lần thứ....
- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ:
+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.
+ Sử dụng biện pháp điệp ngữ tác giả nhằm nhấn mạnh, hướng dẫn cách con cần phải ứng xử như thế nào qua các lần “người ta chìa tay xin con một đồng”.
+ Qua đó nhằm khuyên bảo, chỉ dạy cho con cách sống đúng đắn.
Câu 4:
Học sinh tự trình bày theo ý hiểu của bản thân, có lí giải phù hợp.
Gợi ý:
Nội dung hai dòng thơ: Người cha muốn nhắc nhở con phải biết quan tâm, chia sẻ với những người đang mang nỗi đau mà con gặp được trong cuộc đời. Đó cũng là cách giúp người con sống yêu thương, chan hòa, giàu lòng trắc ẩn.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giải thích:
- Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống.
- Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.
* Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống:
- Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn, tạo nên tình yêu thương bền chặt trong các mối quan hệ.
- Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua những trở ngại về mặt tâm lý, những khó khăn trên bước đường tương lai phía trước, tiếp thêm sức mạnh để con người đối diện và giải quyết vấn đề.
- Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến nngười khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời.
- Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.
- Sự sẻ chia đôi khi khiến con người nhận ra những giá trị khuất lấp mà xưa nay chưa từng thấy ở con người.
* Bàn luận:
- Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ.
- Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng.
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1954, tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình.
- Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
- Tác phẩm là bài ca về tình phụ tử thiêng liêng, đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó... Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.
2. Phân tích
a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con.
- Đất nước có chiến tranh, công Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.
- Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc con gái nhận ra thì là lúc ông phải trở lại chiến trường. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.
b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng.
- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba". Điều đó thúc giục ông đến việc làm cây lược ấy. "Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa tưng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.
- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày tháng gian khổ.
- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.
- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời bất diệt.
c. Nghệ thuật
- Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông – bác Ba, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế nên vừa khách quan vừa chân thành, giàu tình cảm.
- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.
3. Đánh giá chung: Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.
-HẾT-
ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Có ai khen con đẹp. Con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.
Ai bảo con ngoan. Nhớ cảm ơn và gắng ngoan hiền hơn nữa.
Với người oà khóc vì nỗi đau mà họ đang mang.
Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp.
Lần thứ hai hãy biểu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
(Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên, Ru cho một thuở, NXB Văn hoá - Văn nghệ, 2015)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Theo đoạn trích, “Có ai khen con đẹp”, “Ai bảo con ngoan" con nên làm gì?
Câu 2. Trong dòng thơ “Với người dạng oằn lưng vì nỗi khổ. Con hãy đến bên và kề vai gánh giúp "có những từ ngữ nào chỉ hành động mà cha mong muốn con làm khi người khác gặp khó khăn?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong các dòng thơ sau:
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất con hãy tặng người ấy hai đồng
Lần thứ hai hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư con hãy im lặng, bước đi.
Câu 4. Em hiểu nội dung của các dòng thơ sau như thế nào?
Với người oà khóc vì nỗi đau mà họ đang mang.
Con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt ấy.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa sự sẻ chia của con người trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật anh Sáu dành cho con trong đoạn trích sau:
Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghĩa rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám - năm đó ta chưa võ trang - trong một trận càn lớn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào tủi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh.
- Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.
(Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.199 - 200)
-HẾT-
Đề thi vào lớp 10 môn văn Hà Tĩnh 2022
ĐỀ THI
Mã đề 01
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!
Anh hát em nghe về những con người
Sống với đất chết lẫn vào cùng đất
Chỉ để lại nụ cười chân thật
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,
Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?
(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người” như thế nào?
Câu 3.
Nêu nội dung của các dòng thơ sau:Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ
Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.
Câu 2 (3,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
“Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – Người con trai bất chợt quyết định – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu, năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có một ảnh hưởng quyết định tới gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí, ánh nắng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm, không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn, muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được."
(Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.183-184)
...HẾT...
Đáp án mã đề 01
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thể thơ tự dọ
Câu 2. Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người”: Sống với đất chết lẫn vào cùng đất / Chỉ để lại nụ cười chân thật / Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
Câu 3. Đưa ra ý kiến của bản thân, gợi ý : những câu hát kia nhắc chúng ta là phải nhớ công lao của người đã ngày đêm vất vả làm ra hạt gạo. Qua câu hát đó, anh đã không ngừng nhắc nhở em phải biết ơn, trân trọng những người cho ta hưởng thành quả.
Câu 4.
- Biện pháp tu từ điệp từ: Cho....
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh nội dung của những câu hát về những buồn vui trong cuộc sống. Qua những câu hát ấy bồi đắp thêm tình cảm gia đình trong mỗi chúng ta.
+Tạo nhịp điệu cho bài thơ, tăng sức biểu cảm.
II. LÀM VĂN
Câu 1
*Nêu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.
*Bàn luận
* Giải thích tình yêu thương là gì ?
- Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.
+ Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh
+ Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.
+ Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.
* Biểu hiện của tình yêu thương
- Trong gia đình: Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ
- Trong xã hội: Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa; quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.
* Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.
- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.
- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;
- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.
* Phản đề:
- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.
* Bài học nhận thức và hành động
- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.
*Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người
Câu 2.
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu đoạn trích.
– Giới thiệu nhân vật anh thanh niên.
2. Thân bài
a. Công việc của anh thanh niên
– Đoạn văn là lời của nhân vật thanh niên, nhân vật chính trong truyện Lặng lẽ Sa Pa. Nhân vật thanh niên đó sống một mình trên núi cao, quanh năm suốt tháng làm việc với cây và mây núi ở Sa Pa.
– Công việc của anh là làm khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất và dự báo thời tiết hằng ngày phục vụ cho công việc chiến đấu và sản xuất.
– Công việc của anh làm âm thầm, lặng lẽ một mình, báo về “ốp” đều đặn những con số để phục vụ sản xuất, chíên đấu. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác, có tính trách nhiệm cao.
=> Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, công việc gian khổ, vất vả. Đó là thử thách rất lớn nhưng anh thiên niên đã vượt qua hoàn cảnh ấy bằng ý chí, nghị lực và những suy nghĩ rất đẹp.
b. Phẩm chất của anh thanh niên được thể hiện qua đoạn văn
– Trước hết, anh thanh niên rất yêu nghề. Anh giới thiệu chi tiết từng loại máy, từng dụng cụ của mình cho ông họa sĩ và cô kĩ sư.
– Là người có hành động đẹp: Một mình sống trên đỉnh Yên Sơn, không có ai đôn đốc, kiểm tra nhưng anh vẫn vượt qua hoàn cảnh làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao. Dù thời tiết khắc nghiệt mùa đông giá rét mà anh đều thức dậy thắp đèn đi “ốp” đúng giờ. Ngày nào cũng vậy anh làm việc một cách đều đặn, chính xác 4 lần trong ngày, âm thầm, bền bỉ trong nhiều năm trời.
– Người có phong cách sống đẹp: Anh có một phong cách sống khiến mọi người phải nể trọng. Tinh thần thái độ làm việc của anh thật nghiêm túc, chính xác, khoa học và nó đã trở thành phong cách sống của anh.
=> Anh thanh niên là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam, hăng say làm việc, hết mình cống hiến cho dân tộc, cho đất nước
3. Kết bài: Cảm nhận chung về anh thanh niên
Mã đề 02
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!
Anh hát em nghe về những con người
Sống với đất chết lẫn vào cùng đất
Chỉ để lại nụ cười chân thật
Như hoa đồng cỏ nội nở rồi quên.
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Bao vất vả gian lao đã có gì được hưởng,
Ai quên ai khuya sớm nhọc nhằn?
(Khúc hát đồng quê, Chử Văn Long, Baocantho.com.vn, ngày 29/05/2010)
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.
Câu 2. Theo đoạn trích, “Anh hát em nghe về những con người” như thế nào?
Câu 3. Nêu nội dung của các dòng thơ sau:
Những câu hát nhắc anh, những câu hát nhắc em
Ăn hạt gạo không quên người cày cuốc...
Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các dòng thơ
Anh hát em nghe khúc hát đồng quê
Cho lắng lại vui buồn muôn thuở
Cho mẹ thương con, cho chồng thương vợ,
Người không thương nhau có rất ít ở trên đời!
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người.
Câu 2 (3,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”
[...] Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một – không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc."
...HẾT...
Đáp án mã đề 02
(tương tự mã đề 01)
Câu 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long.
- Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.
- Tác phẩm ca ngợi những con người dũng cảm, tuyệt đẹp đang cống hiến một cách thầm lặng, cao cả mà anh thanh niên là nhân vật chính “trong cái lặng im của Sa Pa…, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.
2. Thân bài
a. Giới thiệu khái quát:
Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe.
Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên.
b. Nhân vật anh thanh niên:
* Hoàn cảnh sống và làm việc:
- Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.
- Nhưng cái gian khổ nhất phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người.
* Những nét đẹp của nhân vật thể hiện qua đoạn trích:
- Có lý tưởng cống hiến: đi bội không được anh tình nguyện làm việc ở Sa Pa.
- Suy nghĩ đẹp về công việc:
+ Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”.
+ Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh…” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”.
+ Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”.
=> Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh.
- Suy nghĩ đẹp về cuộc sống:
+ Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống.
+ Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”.
=> Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa.
- Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.
=> Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN.
3. Kết bài:
- Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh.
- Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiên, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.
Đề thi vào 10 môn văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2021
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn năm 2021 chính thức tỉnh Hà Tĩnh sẽ được cập nhật ngay khi kỳ thi diễn ra ngày 02/06/2021.
Mã đề 01
Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
(Tế Hanh, Quê hương, Ngữ văn 8, tập hai, tr.17, Nxb GDVN, 2015)
a) Trong đoạn thơ, những từ nào thuộc trường từ vựng về biển?
b) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ..
c) Chỉ ra một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.
Mã đề 02
Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
(Tố Hữu, Ta đi tới, Ngữ văn 8, tập hai, tr.113, Nxb GDVN, 2015)
a) Trong đoạn thơ, những từ nào thuộc trường từ vựng về thiên nhiên?
b) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ.
c) Chỉ ra một biện pháp tu từ có trong hai câu thơ “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!/ Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” và phân tích hiệu quả nghệ thuật của nó.
Câu hỏi chung của cả 2 mã đề:
Câu 2. (3.0 điểm)
Viết bài văn (khoảng 300 chữ) thể hiện tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.
Câu 3. (5.0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiến
Hót chỉ mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đây trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, tr.55,56, Nxb GDVN, 2017)
Đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Hà Tĩnh năm 2021
Đáp án mã đề 01
Câu 1.
a) Những từ nào thuộc trường từ vựng về biển: nước xanh, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, sóng, khơi, mùi nồng mặn
b) Nội dung của đoạn thơ: nỗi nhớ da diết và sự gắn bó của người con xa xứ với quê hương mình qua đó càng thấy rõ tình yêu biển cả tha thiết của người dân miền biển.
c) BP tu từ liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, mùi nồng mặn: diễn tả chân thực và nhấn mạnh về những sự vật, hình ảnh in đậm dấu ấn trong tâm trí nhà thơ.
Đáp án mã đề 02
Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
(Tố Hữu, Ta đi tới, Ngữ văn 8, tập hai, tr.113, Nxb GDVN, 2015)
a) Trong đoạn thơ, những từ thuộc trường từ vựng về thiên nhiên: rừng cọ, đồi chè, đồng xanh, nắng, sông, bến nước.
b) Nội dung của đoạn thơ. Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp (màu sắc chói chang của nắng, có cái bát ngát tốt tươi của rừng cọ, đồi chè, nương lúa), rực rỡ tươi sáng về thiên nhiên đất nước; tạo cho lòng người niềm tự hào vô bờ bến về Tổ quốc tươi đẹp tràn đầy sức sống.
c) Biện pháp tu từ có trong hai câu thơ “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!/ Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” là liệt kê.
Hiệu quả: giúp gợi ra những cảnh đẹp thiên nhiên trải dài khắp đất nước Việt Nam.
Câu 2.
*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình cảm của em đối với quê hương, đất nước.
*Phân tích và bàn luận
a. Giải thích
Tình cảm của em đối với quê hương, đất nước: đó là sự biết ơn đối với những người đi trước đã cống hiến cho đất nước, yêu quý quê hương, có ý thức học tập, vươn lên để cống hiến cho nước nhà và sẵn sàng chiến đấu nếu có kẻ thù xâm lược.
b. Phân tích
Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.
Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.
Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tiêu biểu của lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước làm dẫn chứng cho bài văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật, xác thực, được nhiều người biết đến.
d. Liên hệ bản thân
Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…
e. Phản biện
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.
*Khái quát lại vấn đề nghị luận: tình yêu quê hương đất nước; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Câu 3
1. Tác giả:
- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là Phạm bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
2. Tác phẩm:
- Được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.
*Thân bài
1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên (6 câu đầu):
– Bức tranh mùa xuân thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu được vẽ bằng vài nét phác hoạ nhưng rất đặc sắc.
– Không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông, màu sắc hài hoà của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh – đặc trưng của xứ Huế.
– Rộn rã, tươi vui với âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong anhs áng xuân lan toả khắp bầu trời như đọng thành “từng giọt long lanh rơi”.
– Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong những lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên “ơi, hót chi… mà…”. Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình đón trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: đưa tay hứng lấy từng giọt long lanh của tiếng chim chiền chiện.
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
– Có thể hiểu câu thơ theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc.
– Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành từng giọt (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác “Tôi đưa tay tôi hứng”. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ vẫn thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân, thể hiện mong muốn hoá vào thiên nhiên đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông giá lạnh khiến ta vô cùng khâm phục.
2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước (10 câu tiếp)
– Hình ảnh lộc xuân theo người ra tràn theo người ra đồng làm đẹp ý thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, 2 nhiệm vụ không thể tách rời. Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ”
+ “Mùa xuân người cầm súng. Lộc giắt đầy trên lưng”: liên tưởng đến những người chiến sỹ ra trận mà trên vai, trên lưng họ có cành lá nguỵ trang. Những cành lá ấy mang lộc biếc, chồi non, mang theo mùa xuân của thiên nhiên, cây cỏ. Từ “lộc” còn làm cho người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính khi ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc. Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính có thêm sức mạnh, ý chí để họ vươn xa ra phía trước tiêu diệt quân thù.
+ “Mùa xuân người ra đồng. Lộc trải dài nương mạ”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm những hạt mầm non trên những cánh đồng quê hương, từ “lộc” cho ta nghĩ tới những cánh đồng trải dài mênh mông với những chồi non mới nhú lên xanh mướt từ những hạt thóc giống đầu mùa xuân. Từ “lộc” còn mang sức sống, sức mạnh của con người. Có thể nói, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
+ “Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao”. Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận mùa xuân đất nước bằng hai từ láy gợi cảm “hối hả” là vội vã, khẩn trương, liên tục không dừng lại. “Xôn xao” khiến ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hoà lẫn với nhau xao động. Đây chính là tâm trạng tác giả, là cái náo nức trong tâm hồn. Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương của con người. Mùa xuân đất nước được làm nên từ cái hối hả ấy. Sức sống của đất nước, của dân tộc, cũng được tạo nên từ sự hối hả, náo nức của người cầm súng, người ra đồng. Như vậy, hình ảnh mùa xuân đất nước đã đươcn mở rộng dần. Đầu tiên, nó chỉ gói gọn trên đôi vai, tấm lưng của người ra trận, đã được mở rộng thành một cánh đồng bao la.
3. Nghệ thuật đặc sắc:
– Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc.
– Hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà.
– Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: Ở đoạn đầu vui, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước.
*Kết bài. Nêu cảm nhận chung của em
-/-
Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước nhé:
Tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn văn Hà Tĩnh các năm trước
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Tĩnh 2020
Mã đề 1
Câu 1. (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mây tụ về rừng thầm
Suối lượn dưới thung xa
Đồng xanh ôm núi biếc
Trâu gặm chiều nhẩn nhaĐàn cò trắng về qua
Vẽ lên ngàn chớp sáng
Những làng mạc an hòa
Bên núi sông bình lặngTrích Nam thiêng Hồng lĩnh Trần Đức Cường, Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh - Số 261, tháng 4 năm 2020)
a. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b. Nêu nội dung của đoạn thơ.
c. Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2020 Hà Tĩnh
Đề thi vào lớp 10 môn văn Hà Tĩnh 2019
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Hà Tĩnh
Đề thi vào lớp 10 môn văn Hà Tĩnh 2018
Câu 1. (2 điểm)
Đọc đoạn trích sau và tra lời các câu hỏi
Bà con của một người bà con dẫn cô lên giúp việc nhà họ vào một bữa trời mưa. Cô vắt đối tà áo ướt đẫm nước, tròn con mắt phân trần, "xứ gì ngộ quá, đầu có cũng nhà mà không có chỗ đụt mưa. Ở đâu cũng tường rào kín mít, kiểm đỏ Con mắt mới gặp được mái hiên, tui mới đáng chút xíu đã bị kêu tránh ra cho người ta buôn bán. Phải ở dưới quê bà con còn đem ghế cho ngồi..."
Ngay cái ngày đầu tiên đó cô đã mang một chuẩn mực mới đến với gia đình họ, tạm gọi là "phải ở dưới quê...". Ngó mấy con cá rô nằm cạnh rổ cải bắp, cô thẫn thờ, trời ơi, phải ở dưới quê, mình nấu cá rô với bông so đũa, ngọt nước dữ lắm. Bông So đũa mùa này trổ trắng trên mấy bờ kinh, mật ơi là mật. Hàng xóm cãi nhau, cô ngó qua rào, "phải ở dưới quê thể nào cũng có người chạy tới can, người ngoài nói tiếng ngọt tiếng lạt, cũng đỡ căng lắm..". Sau mỗi bữa ăn, cô tần ngần, "phải ở dưới quê, đồ ăn dư như vầy là nuôi được mấy con heo..."(...)Mỗi người có một chuẩn mực của riêng mình để vịn vào, đối chiếu, so sánh. Chủ nhà từng nghĩ cuộc sống hiện đại, sung túc là thiên đường. Nhưng bây giờ thì họ hoang mang, thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ trước cô giúp việc ...
(Biển cửa mỗi người, Nguyễn Ngọc Tư, NXB Kim Đồng, 2016, Tr. 5,6,7)
a) Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
b) Tại sao chủ nhà lại "hoang mang" và cảm thấy "thế giới mơ ước của họ có nguy cơ đổ vỡ" trước cô giúp việc.Câu 2. (3 điểm)
Thời gian - Quà tặng kỳ diệu của cuộc sống! Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 - 400 chữ) bàn về ý nghĩa của thời gian đối với lứa tuổi học trò hiện nay.
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: đề thi văn vào lớp 10 Hà Tĩnh 2018
Đề thi vào lớp 10 môn văn Hà Tĩnh 2017-2018
Câu 1. (1.0 điểm)
Chỉ ra các phép liên kết câu, liên kết đoạn và xác định rõ từ ngữ của các phép liên kết đó trong phần trích sau:"Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất."
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Câu 2. (3.0 điểm)
Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc tự học của học sinh hiện nay.
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: đề thi văn vào lớp 10 2017 Hà Tĩnh
Đọc tài liệu vừa gửi tới các em nội dung chi tiết để thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Hà Tĩnh năm 2023 và tổng hợp đề thi vào 10 môn văn các năm trước.
Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.
Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023