Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Sơn La 2023

Xuất bản: 05/06/2023 - Cập nhật: 06/06/2023 - Tác giả:

Đáp án đề thi vào 10 môn văn năm 2023 tỉnh Sơn La chi tiết cùng tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Sơn La các năm trước.

Đề thi vào 10 môn Văn Sơn La năm học 2022 - 2023 chính thức được Đọc tài liệu cập nhật nhanh nhất kèm đáp án chi tiết. Tham khảo ngay nội dung đề thi và đáp án bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Sơn La sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Theo lời người cha, cái tên có nhiều ý nghĩa:

- Cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ.

- Là cái để phân biệt đứa trẻ này với đứa trẻ khác.

- Là thứ giúp gợi nhớ về con người (khi nhớ tới một cái tên tức là nhớ về một con người có cái tên đó).

- Tạo ra tình cảm đặc biệt giữa người với người.

Câu 2:

Theo đoạn trích, ta cảm thấy không gì tuyệt diệu hơn khi gọi tên người

Câu 3:

Học sinh tự trình bày quan điểm cá nhân của mình, có lý giải.

Gợi ý.

- Đồng tình: Mẹ chính là tên gọi đẹp nhất. Bởi lẽ cái tên đó khiển chúng ta nhớ đến người đã sinh thành, nuôi nấng, hi sinh, chăm sóc chúng ta. Tình yêu thương và sự hi sinh lớn lao của mẹ đối với mỗi con người là điều đẹp đẽ và tuyệt với nhất.

Câu 4:

Học sinh tự trình bày theo ý kiến cá nhân, phù hợp với quan niệm đạo đức, pháp luật.

Gợi ý.

Để xứng đáng với cái tên của mình, con người có thể:

- Sống tích cực, sống lương thiện.

- Yêu thương giúp đỡ người khác.

- Yêu cái tên và trân trọng cái tên do cha mẹ đặt.

II. LÀM VĂN

Câu 1

a. Mở đoạn:

- Giowis thiệu vấn đề: Tình yêu thương của cha mẹ có thể là động lực nhưng cũng có thể là áp lực cho con cái.

b. Thân đoạn:

* Giải thích vấn đề:

- Tình yêu thương là sự quan tâm, chăm sóc đối với những người xung quanh.

- Động lực là những nhân tố thúc đẩy mỗi cá nhân cố gắng, nỗ lực thực hiện nhiệm vụ của mình để đạt mục tiêu đã đã đề ra.

- Áp lực là những yếu tố khiến con người sống trong sự đè nén, mệt mỏi khiến trạng thái tinh thần con người rơi vào tình trạng tồi tệ nhất.

=> Tình yêu thương của cha mẹ là sự quan tâm, chăm sóc đôi khi là sự kì vọng vào con cái. Điều đó có thể tạo cho con động lực để phát triển, hoàn thiện nhưng cũng có thể vô hình tạo ra những áp lực cho con cái.

* Bàn luận vấn đề:

- Tình yêu thương của cha mẹ tạo động lực cho con cái.

+ Tình yêu thương của cha mẹ khiến con cái cảm thấy vững vàng hơn, an tâm hơn.

+ Tình yêu thương của cha mẹ khiến con cái có cảm giác được động viên, khích lệ từ đó tạo động lực cố gắng, phấn đấu tốt hơn.

+ Tình yêu thương đôi khi là điểm tựa, là nơi xoa dịu những lúc con gặp khó khăn.

- Tình yêu thương của cha mẹ vô tình tạo áp lực cho con.

+ Tình yêu thương đôi khi tạo ra những kì vọng vượt năng lực của con gây nên áp lực cho con.

+ Tình yêu thương quá lớn đôi khi tạo ra sự kiểm soát, áp đặt cho con khiến con cảm thấy áp lực, ngột ngạt.
....

* Bàn luận mở rộng.

- Con cái cần học cách đón nhận và trân trọng tình yêu thương của cha mẹ.

- Cha mẹ cũng cần học cách yêu thương con sao cho đúng.

* Liên hệ bản thân.

c. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

Câu 2

1. Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.

- Hoàn cảnh bài thơ ra đời

- Khái quát nội dung chính của đoạn thơ: Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa.

2. Thân bài:

a. Phân tích đoạn trích - Suy ngẫm về cuộc đời bà và bếp lửa.

– Giữa tro tàn, giữa đau thương bà lại nhóm lửa, bà vẫn nhóm lửa. Bếp lửa ân cần, ấm cúng:

"Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"

- Từ hình ảnh tả thực “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm, tác giả đã khóe léo chuyển thành hình ảnh “ngọn lửa”— một ngọn lửa tỏa sáng câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. Đến đây, bếp lửa bà nhen không còn là bếp lửa thông thường trong mỗi gian bếp bởi nó chứa ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của tình yêu thơng và đức tin trong sáng, mãnh liệt. Từ ngọn lửa của lòng bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, niềm tin vào một ngày mai chiến thắng.

=> Bà chính là người nhóm lửa và giữ lửa – ngọn lửa niềm tin và hy vọng.

– Suốt một đời lận đận, vất vả, bà đã và vẫn đang làm công việc nhóm lửa:

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

+ Từ láy “lận đận” với điệp từ "nắng mưa” nhấn mạnh cháu chưa từng và chẳng thể nào quên cuộc đời bà, một cuộc đời đầy lo toan, vất vả.

+ Khôn lớn trưởng thành, cháu càng thấu hiểu những ý nghĩa cao cả, thiêng liêng từ một công việc rất đỗi bình dị của bà: nhóm lửa. Điệp từ nhóm điệp lại 4 lần với hai lớp nghĩa. Bà đã làm công việc khởi đầu của một ngày: nhóm bếp lửa mỗi sớm mai và làm công việc khởi đầu của một đời, đó là bồi đắp tâm hồn, thắp lên những tình cảm cao quý. Từ “nhóm” thứ nhất hiểu theo nghĩa thực: thắp lên ngọn lửa trong gian bếp để sưởi ấm, để nấu chín thức ăn.... Ba từ “nhóm” sau được hiểu theo nghĩa ẩn dụ: bà truyền cho cháu tình yêu thương ruột thịt, tình đoàn kết chia sẻ xóm làng và đặc biệt hơn bà đã khơi dậy những tâm tình tuổi nhỏ, thức tỉnh trong tâm hồn cháu biết bao ước mơ và tình cảm tốt đẹp.

=> Như vậy đến đây ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Ngọn lửa của tình yêu, của niềm tin, đức hi sinh không chỉ bà truyền cho cháu mà còn là của những thế hệ đi trước tiếp lửa cho thế hệ sau.

– Khám phá ra những ý nghĩa kì diệu, cao cả, thiêng liêng từ bếp lửa của bà, cháu sung sướng thốt lên:

“Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”

- Phép đảo ngữ, câu cảm thán với từ “ôi" đặt ở đầu câu bộc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, và vui sướng củacháu. Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà, tỏa sáng vẻ đẹp của bà. Đứa cháu nhỏ cảm thấy thật bất ngờ khi phát hện được những điều kì diệu thiêng liêng từ những thứ bình thường, giản dị. Cháu nhớ về bà, nhớ về Bếp lửa cũng chính là nhớ về quê hương, cội nguồn với tấm lòng tri ân sâu nặng.

b. Nghệ thuật:

- Sự kết hợp hài hòa các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả và bình luận.

- Hình ảnh vừa chân thực vừa giàu

- Cảm xúc mãnh liệt.

- Triết lí sâu sắc.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận (nội dung + nghệ thuật).

ĐỀ THI

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Sơn La 2023

Xem thêm thông tin:

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Sơn La các năm trước bên dưới:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2022

ĐỀ THI

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu:

[...] Những người thân trong gia đình là những người nhớ về mình nhiều và đầy đã nhất Những người giữ bí mật của mình. Ngày tôi ra đời, bà mụ hỏi bố:

- Đặt tên cậu ấm là gì nào?

Cậu ấm có nghĩa là một cậu bé sung sướng. Bà muốn tôi được sung sướng. Bố tôi choàng dậy.

- Ừ nhỉ, sao tôi quên khuấy mất. Tôi cứ tưởng tượng về nó mãi, đâm quên

Theo bố tôi, cái tên quan trọng lắm. Bởi nó là cái tiếng đẹp đẽ nhất mà người ta sẽ gọi trong suốt cuộc đời một đứa trẻ. Đứa trẻ này khác với đứa trẻ kia trước tiên là một cái tên Khi nhớ một cái tên Bác là tài năng về một con người có cái tên đó. Không gì tuyệt diệu hơn khi mình gọi tên người thân của mình. Mẹ là cái tên chung cho tất cả những ai làm mẹ. Khi ai đó gọi mẹ ơi, tức là mình hiểu người phụ nữ đó làm và yêu thương những công việc giống mẹ mình. Mẹ cũng là một cái tên đẹp nhất, bao giờ cũng dịu dàng. Một người tên Dũng, mình sẽ nghĩ không phải là con gái. Người tên Loan, sẽ không phải là con trai. Khi mình lớn, cái tên ấy vẫn đi theo. Mình sẽ giữ nó như một kỷ niệm về người bố và người mẹ. Đó cũng là tình cảm ưu ái mà bố mę muốn dành cho.

Và cuối cùng cái tên của tôi cũng được đặt xong. Một cái tên thật dài nhưng tôi luôn nhớ. Bố tôi nói

- Không có gì đẹp bằng cái tên của mình. Một cái tên là một tình thương lớn.

Bạn tên gì vậy? Có khi nào bạn hỏi bố mẹ tại sao bạn lại có cái tên đó không? Tôi tin rằng bạn sẽ được nghe một câu chuyện thật dài về nó. Đó là một bí mật về bạn. Và chỉ khi đó bạn mới biết tại sao một cái tên lại là một tiếng nói đẹp nhất [...]

(Trích Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn Ngọc Thuần NXB Tre, 2020,tr 15)

Câu 1. (0,75 điểm) Theo lời người cha, cái tên có những ý nghĩa gì?

Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, ta cảm thấy thế nào khi gọi tên người thân của mình?

Câu 3. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến mẹ là cái tên đẹp nhất không? Hãy lí giải

Câu 4. (0,75 điểm) Mỗi chúng ta nên ứng xử như thế nào với cái tên của mình? Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Có ý kiến cho rằng: Tình yêu thương của cha mẹ có thể là động lực nhưng cũng có thể là áp lực cho con cái. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của em về ý kiến trên.

Câu 2. (5,0 điểm)

Hãy phân tích đoạn thơ sau:

[...] Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ 

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm 

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! 

(Trích Bếp lửa, Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018 tr. 144)

-HẾT-

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2022 trang 1Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Sơn La 2022 trang 2

ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU: 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là: Biểu cảm.

Câu 2. Biện pháp tu từ: Điệp: Quê hương là...

Câu 3.

- Hình ảnh diễn tả vẻ đẹp quê hương là: quê hương - vàng hoa bí, tím giậu mồng tơi, đỏ hoa dâm bụt, sen trắng tinh khôi.

- Ý nghĩa:

+ Quê hương không phải là những gì xa lạ, mà là những gì gần gũi thân thuộc nhất với mình: hoa bí, giậu mồng tơi, hoa dâm bụt, hoa sen.

+ Qua hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, tác giả thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, sâu nặng.

Câu 4. Qua những câu thơ trên có thể thấy:

+ Tác giả thể hiện tấm lòng yêu quý, tự hào về vẻ đẹp quê hương.

+ Không chỉ vậy ông còn trân trọng những vẻ đẹp mộc giản, giản dị mà đầy ấm áp, yêu thương ấy.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Phải biết trân trọng quê hương, nguồn cội.

- Giải thích: Quê hương, nguồn cội là nơi chúng ta được sinh ra, được nuôi lớn, được học hỏi và trưởng thành.

-> Mỗi con người sống trên đời đều có một quê hương. Quê hương đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Vì thế chúng ta luôn phải biết trân trọng quê hương nguồn cội

- Vì sao cần phải trân trọng quê hương:

+ Quê hương là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn của con người, giúp con người trưởng thành cả trong trí tuệ lẫn nhân cách.

+ Quê hương còn là nơi dang rộng vòng tay đón chúng ta trở về sau bao khó khăn vất vả của cuộc đời.

+ Người biết trân trọng quê hương, nguồn cội là những người biết sống trước sau, ân nghĩa

-> Tạo nên con người có phẩm chất tốt.

+ Biết trân trọng quê hương, nguồn cội là biết trân trọng chính bản thân, gốc rễ của mình. Từ đó sống có trách nhiệm hơn.

- Bàn luận:

+ Cố gắng bồi đắp tình yêu đối với quê hương, nguồn cội.

+ Cần phát huy, nỗ lực để góp phần phát triển quê hương, đất nước.

+ Phê phán những người có tư tưởng chê bai, chối bỏ quê hương mình.

Câu 2.

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu ngắn gọn tác giả Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà”

- Nhân vật ông Sáu là nhân vật chính của tác phẩm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt là ở đoạn trích từ: “Tôi vẫn còn nhớ buổi chiều hôm đó… Anh mới nhắm mắt xuôi tay”. Đoạn trích thể hiện vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng, sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu trong những ngày ở chiến khu.

2. Trình bày cảm nhận

a. Giới thiệu khái quát cảnh ngộ gia đình ông Sáu và tình yêu thương ông Sáu dành cho con

- Đất nước có chiến tranh, công Sáu phải đi công tác khi con gái chưa đầy một tuổi, khi con lớn lên, ông Sáu không một lần được gặp con, được yêu thương chăm sóc cho con.

- Sau tám năm vào sinh ra tử, khi được về thăm nhà, nỗi khao khát được gặp con, được ôm con vào lòng khiến ông không kìm nén được cảm xúc. Tuy nhiên, vì vết thẹo trên mặt, vết thương do chiến tranh gây ra nên đứa con gái hồn nhiên, ngây thơ của ông nhất định không chịu nhận cha. Đến lúc con gái nhận ra thì là lúc ông phải trở lại chiến trường. Niềm hạnh phúc mà ông hằng mong chờ đã tới nhưng quá ngắn ngủi vì đến giờ biệt li. Ông chỉ kịp rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên tóc con, lặng lẽ ra đi không hẹn ngày về mang theo một ước nguyện của con là cây lược nhỏ.

b. Cảm nhận về vẻ đẹp nội dung của đoạn trích – vẻ đẹp của tình phụ tử thiêng liêng

- Khi về công tác tại đơn vị kháng chiến, tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu vẫn khiến chúng ta vô cùng cảm động. Ông hối hận vì một chút nóng nảy mà lỡ tay đánh con. T

- Luôn ghi nhớ như in lời con dặn vội vàng lúc chia tay “Ba về, ba mua cho con một cây lược nghe ba!”. Điều đó thúc giục ông đến việc làm cây lược ấy. “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.

- Chiếc lược trở thành một vật quý giá, nó làm vơi đi nỗi ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm nhớ nhung, yêu mến của người cha đối với đứa con trong xa cách. Chiếc lược ngà trở thành một kỉ vật thiêng liêng, nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho người chiến sĩ trong những ngày tháng gian khổ.

- Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

- Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gửi món quà cho con gái. Đây là tình huống rất cảm động. Những mất mát do chiến tranh gây ra là không bù đắp nổi. Tuy không một lời trăng trối nhưng hành động cuối cùng của ông Sáu càng cho ta thấy tình cảm của ông dành cho con thật sâu nặng. Người đồng chí của ông – người kể chuyện đã thay ông làm việc đó. Chiếc lược ngà đã trở thành biểu tượng của tình cha con đời đời bất diệt.

c. Vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật

- Đoạn văn là lời kể của một người đồng chí của ông, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình ông làm cây lược tặng con gái và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc của ông. Đoạn văn vì thế trở nên khách quan, chân thành.

- Ngôn ngữ văn xuôi giàu tình cảm, khả năng miêu tả tâm lí tinh tế, chính xác, bắt nguồn từ một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng con người.

- Đặc biệt, nhà văn đã xây dựng một tình huống truyện rất éo le, bất ngờ mà tự nhiên, cảm động; qua đó, phần nào nói lên sự ác nghiệt của chiến tranh.

3. Đánh giá chung

- Cảm nhận khái quát về đoạn văn, liên hệ bản thân.

-HẾT-

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Sơn La 2021

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau:

    Chúng ta thường quan tâm đến việc nuôi dưỡng cơ thể bằng những loại thức ăn nào bổ dưỡng, lành mạnh, nhưng lại rất ít khi quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn.

    Thật ra, tâm hồn ta cũng cần được nuôi dưỡng. Và xét về nhiều khía cạnh, tâm hồn là quan trọng và cần chú ý quan tâm hơn rất nhiều. Một tâm hồn trong sáng, khoẻ mạnh dễ mang lại cho ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc, ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn.

    (...) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy dẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

    Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

    Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

    (Trích Nuôi dưỡng tâm hồn  nơi chính bạn,http://www.kynang.edu.vn/ky-thang-mem)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh mang lại cho ta điều gì? Sống buông trôi, thiếu hiểu biết sẽ dẫn đến hậu quả gì?

    Câu 3. (1,0 điểm) Xác định các hình ảnh ẩn dụ trong câu Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nêu ý nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ đó.

    Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác không? Vì sao?

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

    Câu 1. (2,0 điểm)

    Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về việc làm thế nào để nuôi dưỡng một tâm hồn tươi đẹp.

    Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

    Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.

    Áo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh vá

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày

    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

    (Trích Đồng chí - Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục, 2020, tr.128, 129)

    ---- Hết -----

    Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn năm 2021 tỉnh Sơn La

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1:

    Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

    Câu 2:

    Theo đoạn trích, “một tâm hồn trong sáng, khỏe mạnh” mang lại cho chúng ta cuộc sống yên vui, hạnh phúc ngay cả khi ta gặp phải những nghịch cảnh khó khăn. Còn nếu “sống buông trôi, thiếu hiểu biết” thì cuộc đời sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

    Câu 3:

    Hình ảnh ẩn dụ: tâm hồn ==> ví tâm hồn ta như một khu vườn, nếu bỏ mặc thì đó sẽ là một khu vườn khô cằn hoặc đầy cỏ dại =>Ý nghĩa: Khiến cho đối tượng nghị luận trở nên sinh động, gợi lên những liên tưởng ý vị, sâu sắc.

    Câu 4: Trình bày ý kiến của em, lý giải hợp lý.

    Gợi ý: Em đồng ý với ý kiến.

    Vì tâm hồn mỗi người rất quan trọng và đáng quý, một tâm hồn trong sáng, lành mạnh sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc, bình yên, giúp con người có thêm nghị lực và niềm tin vượt qua khó khăn, chiến thắng nghịch cảnh. Tâm hồn lành mạnh cũng sẽ góp phần nuôi dưỡng và phát triển thể xác, giúp người ta có cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

    II. LÀM VĂN 

    Câu 1: 

    I. Mở đoạn:

    - Xác định vấn đề cần nghị luận: cách nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn

    II. Thân đoạn: Triển khai vấn đề nghị luận

    1. Giải thích

    - Tâm hồn con người là tổng hòa của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng... Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người.

    - Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp của phẩm chất bên trong, là yếu tố tạo nên nét đẹp chân chính của mỗi người.

    2. Bàn luận

    - Nuôi dưỡng tâm hồn là điều rất quan trọng và thật cần thiết. Việc làm ấy cần được tiến hành thường xuyên và ngay từ khi còn nhỏ.

    - Làm thế nào để nuôi dưỡng tâm hồn đẹp: Biết quan sát, lắng nghe, học hỏi, nhạy cảm, thấu hiểu, chia sẻ với người khác để cùng hướng tới những điều thiện.

    - Mỗi người có thể nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng nhiều cách khác nhau:

    + Biết lắng nghe sự chỉ bảo của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo

    + Không ngừng học hỏi để nâng cao vốn sống, vốn hiểu biết

    + Luôn hướng thiện và có tâm hồn đồng cảm với người khác

    + Biết cách sống mình vì mọi người, bản thân không bao giờ vụ lợi và luôn có ý chí vươn lên trong cuộc sống

    + Tránh gây tổn thương cho những người xung quanh

    + Biết chia sẻ niềm vui mà bạn mình vừa nhận được,... lời nói đi đôi với việc làm, hành động bên ngoài thống nhất với suy nghĩ bên trong...

    - Phản đề: Phê phán một số người hiện nay thường chỉ quan tâm đến vẻ đẹp hình thức, ra sức chăm chút cho vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài mà không quan tâm trau dồi vẻ đẹp tâm hồn (công, dung, ngôn, hạnh)

    III. Kết đoạn:

    Bài học nhận thức

    - Cái đẹp tiềm ẩn bên trong phẩm chất, tính cách mới tạo nên giá trị đích thực của mỗi con người, vẻ đẹp tâm hồn tôn vinh thêm cho vẻ đẹp hình thức

    - Vẻ đẹp tâm hồn làm nên giá trị sâu xa, bền vững của con người.

    - Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hoà giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn.

    Câu 2:

    1. Mở bài

    - Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

    - Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

    - Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và vẻ đẹp hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp

    2. Thân bài:

    a. Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

    - Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến những nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cây,

    Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” Người lính đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa. Từ "mặc kệ"cho thấy tự thể ra đi dứt khoát của người lính.

    Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy gian nhà không đang lung lay trong cơn gió nơi quê nhà xa xôi.

    b. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải: "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi"

    => thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.

    c. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:

    "Áo anh .....chân không giày"

    NT: Sử dụng các câu thơ sóng đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội

    - Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở "chân không giày" và thời tiết "buốt giá".

    - Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.

    ==> Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buồi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ. d. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ: - Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

    - Trên cánh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay -=> Hình ảnh đẹp về tình đồng đội

    + Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.

    3. Kết bài

    Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

    -/-

    Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 14/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Sơn La 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

    Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Sơn La cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Sơn La qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Sơn La các năm trước

    Đề thi vào lớp 10 môn văn Sơn La năm 2020

    I. ĐỌC - HIỂU

    Đọc đoạn trích

    Cơ hội là điều có thật chứ không phải là kết quả của một sự may mắn hay tình cờ nào đó. Cơ hội luôn hiện hữu xung quanh chúng ta nhưng thường núp dưới cái bóng rủi ro hoặc thất bại tạm thời. Đó là lý do khiến rất nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình. Gục ngã hoàn toàn sau thất bại đầu tiên và không bao giờ đứng dậy được nữa, họ không nhận ra rằng, đằng sau mỗi thất bại luôn ẩn chứa một cơ hội mới.

    Nhiều người tin rằng thành công là kết quả của những bước ngoặt may mắn, Dù không thể phủ nhận sự may mắn, nhưng nếu chỉ trông chờ vào yếu tố này, thì gần như bạn sẽ luôn thất vọng. Bước ngoặt duy nhất mà bất kì ai cũng có thể dựa vào là bước ngoặt do chính họ tạo ra hoặc biết nắm bắt cơ hội mà cuộc sống mang đến cho mình,

    Để làm được điều này, trước hết bạn hãy cố gắng nhận ra cơ hội của mình, đồng thời phân tích những thuận lợi và thách thức mà nó mang lại. Biến cơ hội thành hiện thực nghĩa là bạn sẵn lòng làm những công việc, từ đơn giản nhất, và cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải biết tận dụng từng phút giây quý báu của mình và làm phần việc được giao tốt hơn phạm vi trách nhiệm của bạn.

    (Không gì là không thể - George Matthew Adams,

    NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr. 60-61)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, "lý do khiến nhiều người bỏ lỡ cơ hội của mình" là gì ?

    Câu 3. (1 điểm) Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết làm thế nào để mỗi người có thể nắm bắt được cơ hội mà cuộc sống mang đến ?

    Xem thêm chi tiết đáp án tuyển sinh lớp 10 môn văn Sơn La năm 2020

    Đề thi vào lớp 10 môn văn Sơn La năm 2019

    Đang cập nhật...

    Xem thêm chi tiết đáp án đề tuyển sinh lớp 10 môn văn Sơn La 2019

    Đề thi vào lớp 10 môn văn Sơn La năm 2018

    Đang cập nhật...

    Xem thêm chi tiết đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Sơn La năm 2018

    Đề thi tuyển sinh  lớp 10 môn văn Sơn La 2017

    Câu 1: (2d)

    Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    "Dù ở gần con

    Dù ở xa con

    Lên rừng xuống bể,

    Cò sẽ tìm con

    Cò mãi yêu con

    Con dù lớn vẫn là con của mẹ

    Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"


    1, Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Của ai?

    2, Đoạn thơ sáng tác theo thể thơ nào?

    3, Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên?

    4, Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:

    "Con dù lớn vẫn là con của mẹ

    Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"

    Xem thêm chi tiết đề thi vào lớp 10 môn văn năm 2017 Sơn La

    Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn năm 2023 tỉnh Sơn La và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này.

    Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM