Đáp án đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi năm 2024

Xuất bản: 06/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Quảng Ngãi năm học 2024-2025 chi tiết cùng tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi các năm.

Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Quảng Ngãi năm học 2024-2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ngãi 2024

Đề thi sẽ được cập nhật chính thức khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra, vì vậy đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Quảng Ngãi sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi. 

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

1/ Thể thơ lục bát.

2/ Những từ ngữ diễn tả hoạt động của rễ: xoắn, chắt chiu, im, llàm ra

3/ Nhân hóa: uống - ăn

Tác dụng:

Tăng hiệu quả cho sự diễn đạt, giúp câu thơ trở nên hấp dẫn hơn

Không chỉ vậy sử dụng hình ảnh nhân hóa "giọt nước đời quên" tác giả đã khắc họa cho người đọc thấy rõ, để làm nên vẻ đẹp rạng rỡ của hoa, để làm ra nụ cười rễ đã vô cùng cực nhọc, vất vả. Từ đó đề cao, khẳng định sự hi sinh của rễ.

4/ Gợi ý: “Bắt đầu từ rễ em ơi!”? nhắc nhớ con người về nguồn cội, nhắn gửi thông điệp về lối sống nghĩa tình, chung thủy, biết ơn nguồn cội.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

  • Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn khoảng 7-10 câu, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. Đảm bảo đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
  • Yêu cầu về nội dung: Làm sáng tỏ được ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong học tập.

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của tinh thần vượt khó trong học tập.

2. Bàn luận

- Tinh thần vượt khó trong học tập được hiểu là sẵn sàng vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong học tập để đạt được kết quả, thành tích tốt.
- Ý nghĩa của việc vượt khó trong học tập:

+ Vượt khó trong học tập giúp ta phát triển bản thân, khám phá ra những năng lực mà ta không hề biết.
+ Vượt khó trong học tập cũng trở thành một tấm gương đẹp, truyền tải đi những thông điệp ý nghĩa để những người khác có động lực vươn lên.
+ Vượt khó trong học tập giúp ta thay đổi số phận, tương lai, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Phê phán những người không muốn cố gắng vươn lên trong học tập nói riêng và cuộc sống nói chung,... những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2.

I/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của bền văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI. Tên tuổi của ông gắn liền với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục”. “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của tập truyện này.  Trong tác phẩm, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Vũ Nương – một người phụ nữ có nhan sắc, có phẩm hạnh nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh. Vẻ đẹp của nàng được hiện lên rõ nét khi nàng  khi tiễn chồng ra trận và trong những ngày Trương Sinh không có ở nhà:

“… Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng:

Bà cụ nói xong thì mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.”

II/ Thân bài

1/  Khái quát chung về tác phẩm

–   “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong số 20 truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”, áng văn được người đời đánh giá là “thiên cổ kì bút”- cây bút kì diệu truyền tới ngàn đời.  Truyện được viết từ cốt truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, nhưng với ngòi bút tài năng của mình, Nguyễn Dữ đã sáng tạo nên “Chuyện người con gái Nam Xương” rất riêng, giàu giá trị và ý nghĩa.

– Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp và số phận đau thương của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2/ Cảm nhận về nhân vật qua đoạn trích

a/ Là người con gái thùy mị, nết na

Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Như vậy, chỉ với một câu nói ngắn gọn, Nguyễn Du đã khái quát một cách  đầy đủ và trọn vẹn vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, nàng không chỉ đẹp về hình thức bên ngoài mà còn có một tâm hồn đẹp, ở nàng hội tụ  đầy đủ cả công – dung – ngôn – hạnh.

b/ Một người vợ thủy chung, tình nghĩa, yêu chồng, thương con

Không chỉ là một người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đức hạnh , Vũ Nương còn là một người vợ yêu thồng, một người mẹ thương con và luôn khao khát hạnh phúc gia đình. Vẻ đẹp ấy của nàng được Nguyễn Du làm nổi bật khi Trương Sinh ra trận.

Trương Sinh và Vũ Nương cưới nhau chưa được bao lâu thì  Trương Sinh  phải ra trận bởi Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng thất học nên phải đi lính vào buổi đầu. Lúc tiễn chồng ra trận, Vũ Nương  đã rót chén rượu đầy mà rằng “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo lắng.Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng,cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

Rõ ràng là trong lời nói của Vũ Nương ta nhận ra tình cảm tha thiêt mà nàng dành cho chồng. Nàng mong chồng trở về bình yên chứ không cần công danh hiển hách. Nàng lo cho nỗi vất vả của chồng nơi chiến trận và dự cảm cả nỗi cô đơn trong những ngày vắng bóng chồng. Nàng không  một lời than vãn về những vất vả mà mình sẽ phải gánh vác. Những lời nói của Vũ Nương cảm động đến mức khiến cho những người xung quanh ai nấy đều ứa hai hàng lệ và có lẽ người đọc cũng không khỏi động lòng.

Rồi Trương Sinh ra trận ra trận, Vũ Nương  ở nhà nhớ chồng da diết.  Nguyễn Dữ cũng viết về nỗi nhớ ấy của nàng “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”.  Bằng một vài hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã diễn tả trọn vẹn nỗi nhớ triền miên, dai dẳng, ngày qua ngày, tháng qua tháng của Vũ Nương với người chồng  nơi chiến trận của nàng. Nàng vừa thương chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngày phải đối mặt với nỗi cô đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:

“… Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…”

(Chinh phụ ngâm)

Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.

Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ, Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. Nàng đã viện đến cả  thân phận và tấm lòng của mình để  thuyết phục chồng “Thiếp vốn con kẻ khó , nay được nượng tựa nhà giàu , xum họp chưa thỏa tình chăn gối , chia phôi vì động việc lửa binh , cách biệt 3 năm giữ gìn một tiết , tô son điểm phấn chẳng đã nguôi lòng , ngõ liễu tường hoa chưa hề bến gót , đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói …..” Những lời nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ  trân trọng chồng, trân trọng gia đình nhà chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.

Với con thơ nàng hết sức yêu thương, chăm chút. Sau khi xa chồng đầy tuần, nàng sinh bé Đản, một mình gánh vác cả giang sơn nhà chồng nhưng chưa khi nào nàng chểnh mảng việc con cái. Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản cũng xuất phát từ tấm lòng của người mẹ . Nàng muốn để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, luôn cảm nhận được hình bóng của người cha bên cạnh. Tình yêu thương của nàng dành cho chồng, cho con chính là minh chứng của niềm khát khao hạnh phúc gia đình mà người phụ nữ dù ở thời nào cũng mong muốn có được.

c/ Một người con dâu hiếu thảo

Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất phức tạp. Người xưa thường nói Trời mưa ướt lá dai bì/ Con mẹ, mẹ xót, xót gì con dâu! Thế nhưng Vũ Nương đã hóa giả được những định kiến ấy. Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ  bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để  khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, động viên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ”. Những lời nói của bà cụ hơn hẳn ngàn vạn lời kể của nhà văn. Nó một lần nữa chứng minh rằng Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo.

– Liên hệ: Thúy Kiều : Sự hiếu thảo của Vũ Nương với mẹ chồng khiến ta nhớ đến nhân vật Thúy Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du – một cô gái sẵ sang bán thân mình để cứu cha và em.  Có thể nói rằng tấm lòng thủy chung hiếu thảo là nét phẩm chất chung của những người phụ nữ trong XHPK. Họ đáng để chúng ta trân trọng và yêu thương.

3/ Đánh giá

Như vậy, bằng cách kể chuyện tự nhiên, chân thực, đoạn trích đã giúp người đọc cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn ở nhân vật Vũ Nương. Nàng hiện lên là một người vợ thủy chung, một người mẹ thương con và một người con dâu hiếu thảo. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Dữ muốn gửi vào đó lời ngợi ca, trân trọng đối với những người phụ nữ trong xã hội xưa. Và phải thực sự là một người luôn trân trọng và cảm thong với số phận và cuộc đời của họ, Nguyễn Dữ mới có được một tác phẩm độc đáo đến như vậy.  Thật đáng trân trọng.

III/ Kết bài

“Chuyện người con gái nam xương” là một áng văn hay thành công về mặt dựng truyện ,khắc hoạ nhân vật ,kết hợp tự sự và trữ tình, hiện thực và lãng mạn . Truyện đã khơi gợi trong lòng người đọc không ít những tình cảm đẹp. Nó khiến ta thêm cảm phục trước tài năng của nhà văn, thêm trân trọng, yêu mến những người phụ nữ trong XHPK.

ĐỀ THI

 đề thi vào lớp 10 môn văn Quảng Ngãi năm học 2024-2025 trang 1
 đề thi vào lớp 10 môn văn Quảng Ngãi năm học 2024-2025 trang 2

Xem thêm:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ngãi 2023

ĐỀ THI


Đáp án đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi năm 2023 trang 1Đáp án đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi năm 2023 trang 2

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, người sớm muộn gì cũng sẽ thất bại là người tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình.

Câu 3:

Gợi ý: Theo em, “có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất

- Nếu không có trách nhiệm với những việc mình làm thì công việc đó sẽ bị ngưng trệ hoặc có kết quả kém gây tổn thất cho bản thân và những người xung quanh.

- Không có trách nhiệm với những việc mình làm cũng cho thấy bạn là người sống thiếu trách nhiệm, không đáng tin cậy.

Câu 4.

Đồng tình, vì:

- Sống có trách nhiệm là tiền đề giúp chúng ta rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp khác, như kiên nhẫn, hòa đồng,...

- Sống có trách nhiệm là một chuẩn mực để đánh giá nhân

- Giúp cho cuộc sống chung trở nên tốt đẹp hơn, tránh những tranh cãi không đáng có.

* Đồng tình một phần. Vì: Ngoài sống có trách nhiệm, chúng ta cần rèn luyện thêm nhiều đức tính và phẩm chất khác: nhân ái, lòng dũng . để có thể trở thành con người đích thực, trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm với bản thân.

a. Thế nào là tinh thần trách nhiệm:

- Hoàn thành công việc được giao và đảm nhận

- Là giữ lời hứa

- Chịu trách nhiệm với những gi mình làm

b. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

- Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thực tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tính thần yêu nước, chăm lo học tập,….

- Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

- Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

- Đối với công dân: thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

c. Ý nghĩa của tinh tần trách nhiệm:

- Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

- Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

- Được lòng tin của mọi người

- Thành công trong công việc và cuộc sống

* Kết thúc vấn đề:Khái quát vấn đề nghị luận: Nhận thức được ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm với bản thân mà cố gắng học tập, rèn luyện.

Câu 2.

DÀN Ý THAM KHẢO

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng khi nhận Ba.

2. Thân bài

+ Diễn biến tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích

- Tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận.

+ Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.

+ Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu i ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến em không dám bày tỏ.

- Để rồi tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, giọng nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”.

+ Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét “Ba...a...a...ba!”.

+ “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa”.

+ Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như “vỡ tung ra từ đáy lòng nó”.

+ Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của nhiều năm xa cách thương nhớ. Đó là ; gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba.

- Đi liền với tiếng gọi những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu.

+ Như một con sóc, nó chạy xô tới, nhảy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi...

+ Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai

nắm chặt trái tim mình”.

- Dường như nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng muốn kéo dài thêm giây phút chia ly của cha con Thu trong cảm nhận của người đọc bằng cách rẽ mạch truyện sang một hướng khác, để bác Ba nghe bà ngoại Thu kể lại cuộc chuyện trò của hai bà cháu đêm qua.

+ Chi tiết này vừa giải thích cho ta hiểu thái độ bướng bỉnh không nhận ba hôm trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động em hôm nay.

→ Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim

đứa trẻ luôn khao khát tình cha.

- Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhân âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.

b. Lí do tác giả đặt tên là “Chiếc lược ngà”

- “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Chọn hình ảnh “Chiếc lược ngà” làm nhan đề cho tác phẩm, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã bộc lộ tài năng của mình trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm qua một hình ảnh nghệ thuật cô đúc, giàu ý nghĩa.

- Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

- Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quý giá thiêng liêng bởi nó chứa đựng bao yêu thương, mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận vì đã đánh con. => Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.

3. Kết bài

- Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

- Nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích và toàn bộ tác phẩm

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ngãi 2022


    ĐÁP ÁN

    I. ĐỌC HIỂU: 

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận.

    Câu 2. Trong : "Để có thể học hỏi, phát triển và hoàn thiện, bạn cần phải sẵn sàng đón nhận những lời phê bình cũng như những lời chỉ dẫn. Một khi bạn cảm thấy lạc lối hoặc cảm thấy quá tải, đừng bao giờ ngại nói lên điều đó." sử dụng phép lặp: "bạn"

    Câu 3. Chúng ta cần phải sẵn sàng đón nhận những lời phê bình vì:

    - Trong công việc không thể tránh khỏi những sai lầm, bởi vậy, việc bị phê bình cũng là điều tất yếu.

    - Nhận được lời phê bình cũng giúp ta nhận ra khuyết điểm của bản thân, từ đó sửa chữa và khiến bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.

    Câu 4. Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp.

    Đồng ý với quan điểm của tác giả.

    Vi:

    - Khi nhận được chỉ dẫn ta sẽ không bị lạc đường, ta sẽ không vấp phải những vòng vèo, chùng chình trên con đường đó, ta sẽ không phải thể nghiệm đúng hoặc sai để tìm ra con đường tốt nhất.

    - Nhận được sự chỉ dẫn của những người khác sẽ giúp ta biết cần chuẩn bị những gì cần làm gì để hành trình đó thuận lợi, hanh thông.

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.

    Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của lời chỉ dẫn đúng.

    Bàn luận:

    - Giải thích: Lời chỉ dẫn đúng được hiểu như những định hướng, kinh nghiệm từ những người đi trước truyền lại cho những người đi sau.

    - Ý nghĩa của lời chỉ dẫn đúng:

    + Giúp chúng ta tránh được những sai lầm dễ gặp phải.

    + Giúp con đường đi tới thành công dễ dàng hơn.

    + Giúp con người tích lũy được nhiều kiến thức.

    - Bàn luận mở rộng:

    + Luôn biết cách lắng nghe, học hỏi từ những lời chỉ dẫn của những người đi trước.

    + Biết lắng nghe có chọn lọc, cần phân biệt việc tiếp thu kiến thức với việc nghe theo không có chính kiến.

    Câu 2. 

    1. Mở bài:

    Giới thiệu chung về 2 bài thơ và cả 2 đoạn thơ đều bày tỏ ước nguyện được dâng hiên với đời của 2 tác giả.

    2. Thân bài

    2.1 Cảm nhận khổ thơ bài Mùa xuân nho nhỏ

    - Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

    “Ta làm con chim hót

    Ta làm một nhành hoa

    Ta nhập vào hòa ca

    Một nốt trầm xao xuyến”

    + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

    + Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

    + Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ ->lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

    2.2 Cảm nhận khổ thơ bài Viếng lăng Bác

    - Câu đầu: như một lời giã biệt;

    + Cụm từ “thương trào nước mắt” diễn tả trực tiếp cảm xúc luyến tiếc, bịn rịn, không muốn xa nơi Bác an nghỉ.

    - Ba câu sau: điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh ước nguyện của tác giả:

    + Muốn làm con chim: cất tiếng hót quanh lăng.

    + Muốn làm đóa hoa: tỏa hương nơi Bác yên nghỉ.

    + Muốn làm cây tre trung hiếu: giữ giấc ngủ bình yên cho Người.

    ->Ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác  -> Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

    - Hình ảnh cây tre khép lại bài thơ tạo ra kết cấu đầu cuối tương ứng cho bài, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, làm đậm nét thêm vẻ đẹp của cây tre, đồng thời giúp cho dòng cảm xúc được lắng đọng, trọn vẹn.

    2.3 Nhận xét

    - Cả 2 khổ thơ đều cho thấy những nguyện ước chân thành, mãnh liệt của tác giả muốn được cống hiến cho đời. Qua đó cho thấy lối sống cao đẹp của họ.

    - Điểm khác biệt:

    + Mùa xuân nho nhỏ, tác giả thể hiện tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

    + Viếng lăng Bác, tác giả thể hiện ước muốn được hòa nhập vào những sự vật quanh Bác, mãi được ở bên Bác - > Tấm lòng thủy chung, lòng kính yêu vô hạn của tác giả nói riêng và nhân dân nói chung với Bác.

    3. Kết bài.

      Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Quảng Ngãi 2021

      I. Đọc hiểu.

      Câu 1. PTBĐ chính: Nghị luận

      Câu 2. Phép liên kết: Phép lặp:"họ"

      Câu 3. Người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành công của người khác vì họ cảm thấy ganh ghét, bản thân mình thua kém trước thành công đó.

      Câu 4. Trình bày quan điểm của bản thân, lý giải hợp lý.

      Gợi ý: Đồng ý

      - Lý giải:

      - Ganh tị với người khác khiến cho bản thân tốn nhiều thời gian để khó chịu, mặc cảm, tự tin, - Đố kị khiến con người ngày càng kém cỏi, lãng phí thời gian để hoàn thiện bản thân, tích lũy những kiến thức cần thiết cho sự phát triển bản thân của mình,

      II. Làm văn

      Câu 1.

      Giới thiệu vấn đề:

      Thân đoạn: Sử dụng các thao tác lập luận như: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

      – Giải thích:

      + Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác.

      + Lối sống không có sự đố kị là người có lối sống lành mạnh, phong phú; sống có lý tưởng, sống phù hợp với thời đại và hoàn cảnh.

      – Một số tác hại của đố kị:

      + Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái, thậm chí là đau đớn. Bởi kẻ đố kị không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.

      + Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kỷ tăng lên. Kẻ đố kị luôn chán nản, bỏ cuộc dẫn đến liên tục thất bại.

      + Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỷ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình.

      - Vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị.

      + Người có lối sống không có sự đố kị là người có đức hi sinh, có đạo đức, có ý chí, lòng quả cảm, sống trung thực, có tấm lòng vị tha, khoan dung, độ lượng... khiến những người xung quanh tin tưởng và yên mến.

      + Người có lối sống không có sự đố kị sẽ tạo nên sức mạnh làm thay đổi bộ mặt xã hội, tất cả đều hướng thiện, hướng về chân lí, lẽ phải, cái tốt, cái đẹp; làm cho cái xấu, cái ác không có chỗ nương thân…

      - Ý nghĩa của lối sống không có sự đố kị:

      + Được mọi người yêu quý

      + Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn

      + Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn

      – Bình luận: Đố kị là một thói xấu bạn cần phải loại bỏ ra khỏi bản thân để con người trở nên cao thượng. Phải biết thi đua, phấn đấu và luôn biết kích thích tinh thần của mình để đạt được thành công như người khác.

      Kết đoạn: Từ bỏ thói đố kị, thành công nhất định sẽ tìm đến với bạn.

      Câu 2.

      I. Mở bài

      - Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng:

      + Nhà văn Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, ông vốn am hiểu và gắn bó sâu rộng với cuộc sống nông thôn, Làng là truyện ngắn xuất sắc của ông.

      + Dẫn dắt nội dung nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.

      II. Thân bài

      1. Khái quát về nhân vật và tình huống nảy sinh sự chuyển biến tâm trạng của ông Hai

      - Nhân vật ông Hai là người nông dân yêu và tự hào về làng, mọi niềm vui, nỗi buồn của ông đều xoanh quay chuyện làng chợ Dầu.

      + Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, khoe làng của mình với mọi người.

      - Nhân vật được đặt trong tình huống ngặt nghèo có tính thử thách để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình yêu làng của mình: ở nơi tản cư, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.

      2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai

      - Khi đang vui mừng tin thắng trận ở khắp nơi thì ông Hai nghe tin dữ: làng chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông bất ngờ, choáng váng (Cổ ông nghẹn ắng lại như không thở được).

      - Ông cố trấn tĩnh bản thân, ông hỏi lại như thể không tin vào những điều vừa nghe thấy nhưng người phụ nữ tản cư khẳng định chắc chắn khiến ông Hai sững sờ, ngượng ngùng, xấu hổ (ông cố làm ra vẻ bình thản, đánh trống lảng ra về).

      + Cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như không thở được.

      - Về tới nhà ông tủi hổ, lo lắng khi thấy đàn con (nước mắt lão cứ dàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?)

      + Niềm tin, sự ngờ vực giằng xé mạnh trong tâm trạng ông Hai

      - Nghe thấy tiếng chửi bọn Việt gian “ông cúi gằm mặt xuống mà đi”, nỗi tủi hổ khiến ông không dám ló mặt ra ngoài

      + Lúc nào cũng nơm nớp lo sợ, thấy đám đông tụ tập nhắc tới hai chữ Cam nhông, Việt gian ông lại chột dạ.

      → Tác giả diễn đạt cụ thể nỗi lo lắng, sợ hãi tới mức ám ảnh thường xuyên của ông Hai, trong tâm trạng ông lúc nào cũng thường trực nỗi đau xót, tủi hổ trước tin làng mình theo giặc.

      - Tình yêu làng quê và tình yêu làng trong ông có cuộc xung đột lớn, gay gắt. Ông Hai dứt khoát chọn theo cách mạng “Làng yêu thì yêu thật, nhưng làng theo giặc thì phải thù”.

      + Tình yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình yêu làng, dù xác định như thế nhưng trong lòng ông vẫn chan chứa nỗi xót xa, tủi hổ.

      + Ông Hai tiếp tục rơi vào bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi nơi khác

      - Đoạn văn diễn tả cảm động, chân thật nỗi đau sâu xa trong lòng và sự chân thành của nhân vật ông Hai

      - Ông Hai chỉ biết tâm sự nỗi lòng mình với đứa con chưa hiểu sự đời. Lời nói của ông với con thực chất là lời nói để ông tỏ lòng mình: nỗi nhớ, tình yêu làng, sự thủy chung với kháng chiến, cách mạng

      - Khi nghe tin cải chính, ông Hai như sống lại, mọi nỗi xót xa, tủi hờn, đau đớn tan biến, thay vào đó là niềm hân hoan, hạnh phúc hiện lên trên khuôn mặt, cử chỉ, điệu cười của ông (dẫn chứng trong văn bản)

      3. Thành công nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật

      - Đặt tâm trạng nhân vật vào tình huống thử thách để khai thác chiều sâu tâm trạng

      - Thể hiện tâm trạng nhân vật tài tình, cụ thể qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, và độc thoại nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, cử chỉ.

      + Ngôn ngữ đậm chất khẩu ngữ và lời ăn tiếng nói của người nông dân, và thế giới tinh thần của người nông dân.

      III. Kết bài

      - Tâm trạng nhân vật ông Hai được thể hiện qua nhiều cung bậc tinh tế, chân thật, đa dạng: diễn tả đúng, gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh, day dứt trong tâm trạng nhân vật.

      - Ông Hai người yêu làng mạnh mẽ, say sưa, hãnh diện thành thói quen khoe làng, qua tình huống thử thách tình cảm đó càng trở nên sâu sắc hơn.

      - Chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về người nông dân và thế giới tinh thần của họ.

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Ngãi năm học 2021

      I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

      “Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.

      Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.

      (George Matthew Adams, Không gì là không thể, Thu Hằng địch,

      NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.,44)

      Thực hiện các yêu cầu:

      Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

      Câu 2. (0,5 điểm) Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết ây trong đoạn văn: “Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác (...) Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày."

      Câu 3. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người có tính đố kị thường không muốn nhắc đến thành công của người khác"?

      Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng ý với ý kiến: "Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình không? Vì sao?

      II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

      Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (từ 1 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của lối sống không có sự đố kị

      Câu 2. (5,0 điểm) Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong các đoạn trích sau:

      “Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng(1), cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt(2) lắm, Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cải làng quá."

      “Ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi:

      - Nó... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:

      - Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian(3) theo Tây còn giết gì nữa!

      Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới dặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

      -Liệu có thật không hở bác? Hay chỉ lại…[….]

      Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng[…]

      Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

      Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

      Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư?Chúng nó cũng bị người ta rẻ rung hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

      -Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

      (Trích Làng, Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một,NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.162-166)

      Chú thích:

      (1) Bông phèng: nói để đùa vui.

      (2) Khướt: mệt, vất vả, lâu lắm.

      (3) Việt gian: những kẻ là người Việt Nam nhưng theo giặc.

      (4) Chơi sậm chơi sại: chơi một cách lặng lẽ, kín đáo.

      Hết

      Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra vào ngày 04/6/2021, vì vậy đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Quảng Ngãi 2021 chính thức sẽ được cập nhật ngay lập tức khi kết thúc thời gian thi. 

      Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Quảng Ngãi cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Quảng Ngãi qua các năm để đưa ra các lựa chọn nguyện vọng thật đúng đắn.

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Quảng Ngãi các năm trước

      Đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi 2020

      I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).

      Đọc đoạn trích:

      Lòng tự trọng nằm ngay trong bản thân mỗi người. Nó là nguời thầy, người bạn, người hộ vệ thân thiết và chân thành nhất của chúng ta. Lòng tự trọng giúp ta biết cách hành xử đúng mực cũng như luôn dũng cảm trong việc đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

      Mọi sự khôn ngoan đều bắt đầu từ lòng tự trọng. Với lòng tự trọng, bạn sẽ trở nên năng động và can đảm, sẵn sàng tiến về phía trước để mở lối cho những người đi sau. Lòng tự trọng, bắt nguồn từ việc bạn yêu thương và tôn trọng chính bản thân mình. Quả thật, nếu không tôn trọng chính mình, làm sao bạn có thể học cách yêu thương và tôn trọng người khác.

      (Goerge Matthew Adams - Không gì là không thể, Thu Hằng dịch, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr. 27)

      Thực hiện các yêu cầu:

      Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

      Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn trích, từ “nó” được dùng để thay thế cho từ ngữ nào?

      Câu 3. (1,0 điểm) Dựa vào đoạn trích, em hãy cho biết: Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ trở nên như thế nào?

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn 2020 Quảng Ngãi

      Đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi 2019

      I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

      Đọc đoạn trích dưới đây:

      Nhờ các bạn thân mà ta mở rộng chân trời của ta được, khi giao du với họ mà kinh nghiệm của ta tăng tiến là lúc đó cá tính của ta mạnh mẽ và vững rồi đấy.

      Hết thảy chúng ta đều có một cái gì để tặng bằng hữu, dù chỉ là một nét đặc biệt của cá tính ta, một quan niệm độc đáo về đời sống hoặc cái tài kể chuyện vui. Tiếp xúc với nhiều bạn bè, tâm hồn ta phong phú lên, rồi làm cho tâm hồn những bạn sau này của ta cũng phong phú lên.

      (Trích “Tìm thêm bạn mới", Ý cao tình đẹp - Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Trẻ, 2004, tr.115)

      Thực hiện các yêu cầu:

      Câu 1. (0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

      Câu 2. (0,5 điểm) Xác định một phép liên kết và chỉ ra từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy trong đoạn văn: “Hết thảy chúng ta đều có một cái gì để tặng bằng hữu, dù chỉ là một nét đặc biệt của cá tính ta, một quan niệm độc đáo về đời sống hoặc cái tài kể chuyện vui. Tiếp xúc với nhiều bạn bè, tâm hồn ta phong phú lên, rồi làm cho tâm hồn những bạn sau này của ta cũng phong phú lên”.

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2019 Quảng Ngãi

      Đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi 2018

      I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

      Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Học vẫn chỉ là một phần trong quá trình học hỏi mà thôi. Thông qua học hỏi, bạn sẽ đạt được nhiều thứ hơn: hình thành tính cách, mở mang trí tuệ, học cách tôn trọng người khác và khiêm tốn hơn, bởi vì càng học hỏi bạn càng hiểu rằng kho tàng kiến thức là vô tận. Và bạn có thể học hỏi nhiều thứ từ mọi người chung quanh, từ mỗi trải nghiệm, hay những khó khăn, giông tố trong đời.

      (Theo Cho đi là còn mãi, Azim Jamal & Harvey McKinnon, biên dịch: Huế Phượng, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, năm 2017, tr.67-68)

      Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

      Câu 2. (1.0 điểm) Tìm một phép liên kết câu, xác định từ ngữ thực hiện phép liên kết ấy được sử dụng trong đoạn trích.

      Câu 3. (1,5 điểm) Trong đoạn trích trên, em hãy chọn một ý kiến và lí giải vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến đó.

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào lớp 10 Quảng Ngãi 2018

      Đề thi vào 10 môn văn Quảng Ngãi 2017

      Đọc đoạn thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

      Quê hương anh nước mặn đồng chua
      Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
      Anh với tôi đôi người xa lạ
      Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
      Súng bên súng, đầu gối bên đầu
      Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
      Đồng chí!
      Ruộng nương anh để vợ anh cày
      Gian nhà tranh mặc kệ gió lung lay
      Giếng nước gốc đa nhớ người trai làng ra lính

      (Trích Đồng chí - Chính Hữu)
      Ngữ văn 9, tập một, trang 128, NXB GDVN, 2005

      Câu 1. (1.0 điểm)

      Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ có đoạn trích trên. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?

      Câu 2. (1.0 điểm)

      Xác định biện pháp tu từ có trong câu thơ: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu"

      Câu 3. (1.0 điểm)

      Câu thơ: "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật? Vì sao?

      Xem thêm chi tiết đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn năm 2017 Quảng Ngãi

      Trên đây là nội dung đáp án đề thi vào 10 môn văn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này. Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 tại đây!

      Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
      Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
      Hủy

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM