Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu 2023

Xuất bản: 26/05/2023 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu năm 2023 - 2024 nhanh và chính xác. Tuyển tập đề vào 10 Lai Châu môn Văn qua các năm.

Mời bạn đọc tham khảo Đề thi tiếng Văn vào lớp 10 từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu năm học 2023 - 2024 kèm đáp án chi tiết được cập nhật nhanh nhất bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu 2023

Đáp án

(Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi sẽ cập nhật thêm đáp án chính thức ngay khi Sở công bố).

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải

Câu 2:

- Thể thơ 5 chữ.

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: So sánh (so sánh “Đất nước" với “vì sao)

- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào, tin tưởng của tác giả về đất nước Việt Nam anh hùng, giàu đẹp, khẳng định sự trường tồn của dân tộc.

Câu 4:

Nội dung chính của đoạn thơ: Niềm yêu mến tự hào cùng tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đức tính khiêm tốn trong cuộc sống hiện nay.

*Phân tích và bàn luận:

Giải thích

- Khiêm tốn là luôn có thái độ đánh giá đúng năng lực và khả năng của mình trong công việc và học tập

- Không cho rằng bản thân giỏi, không tự kiêu, tự mãn cho rằng mình hơn người

Biểu hiện của lòng khiêm tốn

- Người khiêm tốn luôn nhã nhặn, nhún nhường, tiếp thu ý kiến của người khác, không cho rằng mình giỏi

- Đối với thành công của mình thì người khiêm tốn luôn cho rằng đó là điều nhỏ nhoi, kém cỏi

- Ý thức rằng luyện bản thân ngày càng hoàn thiện luôn được thể hiện ở người khiêm tốn.

Bình luận về lòng khiêm tốn

a. Tại sao con người lại cần lòng khiêm tốn?

- Cuộc đời như một cuộc đua, con người không thể không ngừng học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn. Sự hiểu biết của mình vẫn còn ít ỏi, chính vì thế mà mình không nên cho rằng mình giỏi

- Đây là một đức tính quý giá ở con người, những người có đức tính khiêm tốn thường được mọi người yêu mến hơn là những người kiêu ngạo

b. Bên cạnh những con người khiêm tốn thì cũng có một số người tự kiêu, tự nhân mình giỏi

- Luôn khoe khoang bản thân, cho rằng mình giỏi

Ví dụ: như chú dế mèn trong truyện “Dế mèn phiêu lưu kí“ của nhà văn Tô Hoài

Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại việc rèn luyện đức tính khiêm tốn là vô cùng cần thiết.

Câu 2.

Xem chi tiết trong bài viết: Dàn ý phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Đề thi

UBND TỈNH LAI CHÂU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2023 – 2024

Môn thi: Ngữ văn (môn chung)

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

Ngày thi: 26/5/2023

ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang)

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ:

“Đất nước bốn ngàn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nổi trầm xao xuyến.”

(Trích SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2.(1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.

Câu 3. (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc nhất được sử dụng trong hai câu thơ sau:

“Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Câu 4: (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm):

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống.

Câu 2. (4,0 điểm):

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long.

Hết

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Lai Châu sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Lai Châu các năm trước bên dưới:

(Cập nhât).

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu 2022

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Lai Châu 2022

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1: Khổ thơ trên được trích trong văn bản Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

Câu 2:

- So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

=> Tác dụng: Mặt trời” được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống.

- Nhân hóa: Sóng đã cài then đêm sập cửa.

=> Tác dụng: Gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa” gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.

Câu 3:

- Từ “lại” diễn tả công việc của người dân chài được lặp lại hàng ngày, diễn ra thường xuyên, đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc.

- Mặt khác chữ “lại” còn biểu thị ý đối lập với hoạt động có trước: Trời, biển đã nghỉ ngơi còn con người lại ra khơi đánh cá.

Câu 4: Đoạn thơ đã miêu tả thật đẹp cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn. Khi  hoàng hôn buông xuống mọi vật đã bước vào trạng thái nghỉ ngơi nhưng đó cũng là lúc người lao động bắt đầu một ngày làm việc trên biển. Tuy công việc của họ khó khăn nhưng ta vẫn luôn thấy được sự lạc quan yêu đời, niềm tin tưởng vào một chuyến ra khơi đầy thắng lợi của những người dân chài .

II. LÀM VĂN

Câu 1

- Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Nghị lực sống là một trong những phẩm chất đạo đức, đáng quý quan trọng của con người trong xã hội hiện nay.

- Bàn luận:

+ Giải thích: Nghị lực sống là động lực, niềm tin, sức mạnh giúp chúng ta vượt qua biết bao những khó khăn, thử thách trong cuộc sống của mình, động lực giúp ích cho cuộc sống, con người cũng như tạo nên nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống của mình.

+ Vai trò của nghị lực sống trong cuộc sống hiện nay: Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng phải trải qua những khó khăn, thử thách trong xã hội, chính vì thế việc rèn luyện cho mình nghị lực sống là một trong những việc làm quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

+ Trong cuộc sống chúng ta cũng gặp rất nhiều tấm gương quan trọng trong xã hội họ cũng luôn kiên trì vượt qua những gian nan vất vả của cuộc sống, họ phải cố gắng tạo nên những giá trị ý nghĩa cho cuộc sống của mình, từ đó tạo nên được những ý nghĩa, mục đích sống trong cuộc sống của mình.

+ Ví dụ về nghị lực sống có thể lấy ví dụ thầy Nguyễn Ngọc Ký, người luôn kiên trì, bền bỉ, vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống, mặc dù không được chọn vẹn về hình thể nhưng thầy vẫn luôn kiên trì vượt qua những khó khăn đó.

- Kết thúc vấn đề: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải rèn luyện cho mình sự kiên trì, nghị lực trong cuộc sống vì đó là việc làm cần thiết và mang lại những ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người.

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ

- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ

2. Thân bài

a) Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.

- Nội dung tác phẩm: viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.

- Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

- Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.

b) Phân tích nhân vật Phương Định

* Luận điểm 1

: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định.

- Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.

- Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".

-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.

Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định

- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)

- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường

+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn

+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom

- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục

-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng

+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc

+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên

+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội

* Mở rộng vấn đề: Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ

- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh

- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình

- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời

3. Kết bài

- Nhân vật Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, hình ảnh nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ nói riêng

- Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định.

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lai Châu 2021

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Ta làm con chim hót

Ta là một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc.”

(Trích SGK, Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ đó.

Câu 2. (1,0 điểm) Nhan đề bài thơ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Từ đó, cho biết ý nghĩa nhan đề của bài thơ trên,

Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ dưới đây:

"Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời” .

Câu 4. (1,0 điểm) Chúng ta đang sống trong những ngày tháng vô cùng khó khăn khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID-19, đoạn thơ trên gợi cho em những tình cảm gì về ý nghĩa cuộc sống, về khát vọng cống hiến của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ đối với quê hương, đất nước?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết

Câu 2. (4,0 điểm)

Phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai trong văn bản "Làng” của Kim Lân.

Hết

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Lai Châu 2021

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Đoạn thơ trích từ văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải.

Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

Câu 2:

- Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo bởi danh từ “Mùa xuân” và tính từ “nho nhỏ”.

- Ý nghĩa: “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+ Mùa xuân” mang ý nghĩa tả thực - đó là mùa khởi đầu của một năm, là mùa của lộc non lá biếc, của vạn vật sinh sôi nảy nở. “Mùa xuân” còn mang ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân hay chính là sức trẻ trong tâm hồn và trí tuệ, là nhiệt huyết và năng lực cống hiến của mỗi người vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, của đất nước.

+ Từ láy “nho nhỏ” làm rõ hơn đặc điểm của mùa xuân rất giản dị, rất khiêm nhường. => Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm.

Câu 3:

Hai câu trên sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ

Thể hiện khát vọng sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là 1 mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.

Câu 4:

Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, có lý giải hợp lý

Gợi ý:

Trong những ngày tháng khó khăn khi phải chiến đấu với dịch bệnh COVID - 19, đoạn thơ đã gợi cho em về khát vọng sống mãnh liệt trong mỗi con người, đồng thời với đó là tình yêu thương và mong muốn dâng hiến hết mình cho quê hương, đất nước nói riêng, cho cả cuộc đời rộng lớn nói chung. Đó là hình ảnh những anh chị tình nguyện viên không ngại khó, không sợ khổ lao vào tâm dịch giúp đỡ người dân; là bóng dáng những anh hùng áo trắng ngày đêm chăm lo cho người bệnh không tiếc thân mình, hay cả những tấm gương chống dịch, giúp đỡ cộng đồng trong khả năng của bản thân,... Tất cả nhắc nhở chúng em về vai trò, trách nhiệm của bản thân mình. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng em phải tự giác học tập và rèn luyện không ngừng để tích lũy kiến thức và trau dồi kinh nghiệm, tùy theo sức của mình mà giúp đỡ cộng đồng xung quanh, sau này trở thành một công dân tốt có ích cho xã hội, đất nước.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

- Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc. Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tinh thần ấy lại được thắp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

II. Thân đoạn

- Giải thích:

Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn.

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết:

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.

+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.

- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể:

+ Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về Sức Khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đất nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.

+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỏ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.

+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống...

+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đấu chống dịch COVID-19.

+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.

- Phê phán những hành động xấu Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.

+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.

+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận...

- Phát huy tinh thần đoàn kết:

Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

III. Kết đoạn

- Tinh thần đoàn kết là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

- Bản thân luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xung quanh tạo nên tình đoàn kết theo đúng nghĩa của nó

Câu 2: 

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn “Làng” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,...)

- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai.

2. Thân bài

a. Tình yêu làng của ông Hai:

*Niềm tự hào, kiêu hãnh của ông Hai về Làng của mình: Dù đã rời làng nhưng ông vẫn luôn:

- Nghĩ về làng của mình, nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em.

- Lo lắng, nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá”

*Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc:

- Cổ ống nghẹn, giọng lạc hẳn đi.

- Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

- Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào...” rồi cúi mặt mà đi.

- Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

- Ông nhìn trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian.

=> Với ông Hai, tin làm Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ, tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất này cũng đã quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi một lần nữa.

*Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làm được cải chính:

- Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.

- Về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin.

- Ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình

-> đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của ông Hai.

b. Tình yêu nước, yêu kháng chiến của ông Hai:

- Hồi ở làng, ông rất tích cực tham gia kháng chiến, cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá,..

- “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin.

- Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây, ông kiên quyết không về các làng ấy nữa”Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. - Ông và con ông đều ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh ( cuộc đối thoại giữa hai cha con): “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. - Ông hoan hỉ, hồ hởi thông báo: “Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ! đốt nhẵn!”.

->Như vậy, ở ông Hai, tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song, tình yêu nước, yêu kháng chiến. Song, tình yêu nước, yêu cách mạng có ý nghĩa định hướng cho tình yêu làng.

-> Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả bởi tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nồng nàn, thắm thiết. Những tình cảm ấy hài hòa, thống nhất, hòa quyện vào nhau, thật cảm động. Điều này cho thấy những chuyển biến mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

3. Kết bài: Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản trong tình yêu làng và tình yêu nước của nhân vật ông Hai, các biện pháp nghệ thuật trong văn bản và nêu cảm nghĩ của bản thân.

-//-

Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước và bộ đề thi thử Văn vào lớp 10 Lai Châu nhé:

Tuyển tập đề thi vào 10 Lai Châu môn Văn qua các năm

Đề thi vào 10 môn Văn Lai Châu năm 2020

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi 

Đã về đây họp thành tiểu đội 

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời 

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy 

Võng mắc chông chênh đường xe chạy 

Lại đi, lại đi trời xanh thêm"

(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục).

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của tác giả nào ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy (1,0 điểm)

Câu 2. Bài thơ có những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào đã học trong chương trình THCS. Điểm giống nhau của hai bài thơ đỏ là gì ? (1,0 điểm)

Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Lai Châu

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2018

I. Phần đọc hiểu (3 điểm)

Đọc kĩ khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Không có kính rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim"

Câu 1: Khổ thơ trên được trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai? (0,5 điểm)

Câu 2 : Khổ thơ trên được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? (0,5 điểm)

Câu 3 : Hãy nêu nội dung chính của khổ thơ? (0,5 điểm)

Câu 4 :Trong khổ thơ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ấy? (1,5 điểm)

Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi môn Văn vào lớp 10 2018 tỉnh Lai Châu

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2022 và các năm trước của tỉnh Lai Châu mà Đọc Tài Liệu chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM