Đề thi Văn vào 10 năm 2023 chính thức từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp kèm đáp án chi tiết bên dưới. Mời bạn đọc tham khảo!
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Tháp 2023
Đề thi môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Đồng Tháp sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 Đồng Tháp môn Văn (cơ sở)
Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Đồng Tháp các năm trước bên dưới:
Xem thêm thông tin:
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2023
- Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 Đồng Tháp
- Điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 Đồng Tháp
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Đồng Tháp 2023
- Đề thi vào 10 môn Anh tỉnh Đồng Tháp năm 2023
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đồng Tháp 2022
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba... a... a... ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, trang 198).
a) Nhân vật “nó” là ai? Đoạn trích kể lại sự việc gì?
b) Đoạn trích thể hiện nét đẹp gì trong tâm hồn, tính cách của nhân vật “nó”?
c) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu “Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi”.
d) Xác định và gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa”.
Câu 2. (3,0 điểm)
Nhà văn Mĩ Henry David Thoreau từng viết:
Hãy sống theo niềm tin của mình, và bạn có thể xoay chuyển cả thế giới.
Viết đoạn văn nghị luận trình bày về sức mạnh của niềm tin trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm)
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
[...]
Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Phạm Tiến Duật, trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, trang 131-132).
Trình bày cảm nhận của em về hai đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
-- HẾT--
ĐÁP ÁN
Câu 1.
a) Nhân vật “nó” là bé Thu. Đoạn trích kể lại sự việc khi bé Thu đã nhận ba khi ông Sáu chuẩn bị quay lại chiến trường.
b) Đoạn trích thể hiện bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm.
c) Thành phần biệt lập phụ chú "– kể cả anh”.
d)
- Biện pháp nghệ thuật : so sánh : Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.
- Tác dụng : cho thấy tiếng gọi " ba!" của bé Thu đã thực sự phá vỡ bầu không khí yên lặng, lay động đến tâm can của những người xung quanh để rồi ai cũng phải ngậm ngùi, xót xa trước tình cha con cao đẹp của anh Sáu và bé Thu.
Câu 2.
Giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt câu nói: Nhà văn Mĩ Henry David Thoreau từng viết: Hãy sống theo niềm tin của mình, và bạn có thể xoay chuyển cả thế giới.
Giải thích
– Niềm tin: sự tin tưởng, tín nhiệm vào những điều có thể làm trong cuộc sống dựa trên cơ sở hiện thực nhất định.
– Sức mạnh niềm tin trong cuộc sống là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định.
Vì sao cần có sức mạnh niềm tin trong cuộc đời ?
– Cuộc sống bao gồm cả hai yếu tố vật chất lẫn tinh thần, tâm hồn và thể xác, tuy rằng vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức, tinh thần phải thoải mái mới làm nên những điều tuyệt vời khác.
– Có niềm tin sẽ tạo ra sức mạnh để vượt qua những khó khăn, trắc trở.
– Niềm tin vào bản thân đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp. Niềm tin giúp con người vững vàng, lạc quan và thành công trong cuộc sống.
Bài học hành động và liên hệ bản thân
– Em có những niềm tin vào bản thân, gia đình và xã hội như thế nào.
– Em đã và đang làm gì để thực hiện hóa niềm tin ấy.
– Liên hệ bản thân
Câu 3.
I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu về 2 khổ thơ: hình ảnh những chiếc xe không kính:
II. Thân bài
1. Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
-> Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.
- Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh
=> Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.
2. Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước
- Bài thơ khép lại với bốn câu thơ thể hiện ý chí sắt đá của những người lính
- Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất tạo nên sức mạnh phi thường của người lính cách mạng
- Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” diễn tả mức độ khốc liệt ngàng càng tăng của chiến trường
- Đối lập với những cái “không có” chỉ cần “có một trái tim” đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí ngoan cường của người lính lái xe.
- Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời đánh Mĩ.
3.Vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi rõ hình ảnh những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn. Thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn.
- Khổ thơ cuối đã hoàn thiện vẻ đẹp của người lính, đó là lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giải phòng miền Nam. Giờ đây những chiếc xe không chỉ mất kính mà lại không đèn, không mui, thùng xe có xước. Chiếc xe đã biến dạng hoàn toàn. Sự gian khổ nơi chiến trường ngày càng nâng lên gấp bội lần nhưng không thể làm chùn bước những đoàn xe nối đuôi nhau ngày đêm tiến về phía trước. bất chấp hiểm nguy, những chiếc xe vẫn lao lên phía trước với một lí do: “Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
II. Kết bài.
- Nét đẹp, duyên dáng, giàu sức gợi trong thơ của Phạm Tiến Duật
- Gợi nên bài học cho thanh niên hiện nay về tình thần yêu nước, dũng cảm, quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc; dù sống trong gian khổ vẫn luôn lạc quan, yêu đời.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2021 tỉnh Đồng Tháp
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh sẽ diễn ra trong thời gian tới. Đề thi chính thức vào lớp 10 môn Ngữ Văn tỉnh Đồng Tháp 2021 sẽ được cập nhật ngay sau ngày 08/06/2021.
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !"
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, tr.115)
a) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên.
c) Xác định và gọi tên một biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu: Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói năng.
Câu 2. (3,0 điểm)
Jamson Chia chia sẻ: Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện nó và tìm cách để nó trở nên thú vị.
(Jamson Chia, Những bài học không có nơi giảng đường, Nguyễn Ngọc Ưu dịch, NXB Thanh niên, tr.34)
Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 3. (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về vẻ đẹp hình tượng người lính thời kháng chiến chống Pháp trong đoạn thơ sau:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Trích Đồng chí, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, tr.128,129)
Hết
Đáp án đề thi Văn vào 10 năm 2021 Đồng Tháp
Câu 1.
a) Đoạn trích từ văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của tác giả Lê Minh Khuê.
b) Nội dung chính: Ngoại hình (vẻ đẹp ) của nhân vật tôi - Phương Định.
c) Biện pháp tu từ: So sánh “...nheo lại như chói nắng”
Câu 2
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống.
Lưu ý: Học sinh lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo năng lực của bản thân.
2. Bàn luận và phân tích vấn đề
* Giải thích
- Nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
-> Khẳng định câu nói đúng đắn...
* Biểu hiện của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống: + Người có sự nỗ lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển hóa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Phân tích câu nói trong bài: Một khi bạn bắt đầu làm việc gì, hãy dồn hết nỗ lực để thực hiện nó và tìm cách để nó trở nên thú vị ...
+ Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp. * Vai trò, ý nghĩa của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống + Sự nỗ lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate...
+ Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.
+ Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.
+ Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.
+ Người có ý chí, nỗ lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.
* Bình luận, mở rộng
- Phê phán những người không có ý chí, nỗ lực vươn lên: +
Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.
+ Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.
- Phương hướng rèn luyện:
+ Rèn luyện ý chí, sự nỗ lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
+ Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện.
* Bài học nhận thức và hành động:
+ Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã.
+ Rèn luyện bản thân thành người có ý chí, nỗ lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.
+Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí, sự nỗ lực, không có niềm tin về cuộc sống.
3. Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại vai trò quan trọng của sự nỗ lực thực hiện mục tiêu trong cuộc sống.
- Liên hệ bản thân.
Câu 3.
1. PHẦN MỞ BÀI
- Giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng chí” của ông.
+ Đồng chí là sáng tác của nhà thơ Chính Hữu viết vào năm 1948 trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Bài thơ viết về hình tượng người lính đầy chân thực, đi cùng với đó là tình đồng chí, đồng đội vô cùng thiêng liêng, cao cả.
2. PHẦN THÂN BÀI
* Vẻ đẹp đời sống tâm hồn, tình cảm của những người lính
- Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau:
“Ruộngnương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lunglay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
- Vì nghĩa lớn, các anh sẵn sàng từ giã những gì gắn bó thân thương nhất: “ruộng nương”,”gian nhà”,”giếng nước”,”gốc đa”… Họ ra đi để lại sau lưng những băn khoăn, trăn trở, những bộn bề, lo toan của cuộc sống đời thường. Hai chữ “mặc kệ” đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống tâm hồn người lính. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa.Song dù có dứt khoát thì vẫn nặng lòng với quê hương. Gác tình tiêng ra đi vì nghĩa lớn, vẻ đẹp ấy thật đáng trân trọng và tự hào.
- Người lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh”, những cơn sốt rét rừng hành hạ, sức khỏe giảm sút, song sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả.
-> Là sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính, đùm bọc nhau trong những giây phút ốm đau, bệnh tật.
-> Là sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!"
- Tuy có những khó khăn, thiếu thốn nhưng dưới ngòi bút của nhà thơ Chính Hữu hình ảnh người lính hiện lên đôi khi mang đầy vẻ đẹp lãng mạn. Những điều này đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh gợi nhiều liên tưởng phong phú và sinh động:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
-> Họ đã đứng cạnh bên nhau giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả….
3. PHẦN KẾT BÀI
- Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Hình tượng người lính được thể hiện qua các chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm, hướng về khai thác đời sống nội tâm.
Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn các năm trước nhé:
Tuyển tập đề thi vào 10 Đồng Tháp môn Văn qua các năm
Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Tháp năm 2020
Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, tr.94)
a) Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b) Đoạn thơ trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
c) Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả dành cho nhân vật trữ tình?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2020 Đồng Tháp
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2019
Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá... Không biết cái chòi gác ở đâu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)
- Nhân vật “ông lão” trong đoạn trích là ai? Trong tác phẩm nào?
- Theo em, ông lão nhớ làng trong hoàn cảnh nào?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Đồng Tháp
Đề Văn tuyển sinh lớp 10 năm 2018 tỉnh Đồng Tháp
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Ngữ văn 9, tập hai, trang 73, NXB Giáo dục Việt Nam)
- Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
- Đoạn thơ là lời dặn của ai với ai? Dặn về điều gì?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề văn vào 10 tỉnh Đồng Tháp năm 2018
Xem thêm thông tin kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Đồng Tháp
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 và các năm trước, kèm một số thông tin về kỳ thi vào lớp 10 được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.
Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.
Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023