Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2024

Xuất bản: 02/06/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế năm 2024 cập nhật nhanh tại đây. Tuyển tập đề thi vào 10 Huế môn Anh qua các năm

Mời bạn đọc tham khảo Đề thi vào 10 môn Văn Thừa Thiên Huế năm học 2024 - 2025. Cập nhật nhanh nhất đề chính thức của Sở Giáo dục và Đào tạo kèm đáp án chi tiết bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế 2024

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Thừa Thiên Huế các năm trước bên dưới:

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Thanh xuân mang đến cho con người: gương mặt, vóc dáng, hơi thở, làn da, mái tóc đều đẹp tuyệt vời, thanh xuân luôn làm bạn rạng ngời; thanh xuân có thể chan đầy những khuyết điểm.

Câu 2.

Từ “vô giá” có thể hiểu là không thể định giá được.

Câu 3.

Phép liên kết: Phép lặp, phép nối.

Câu 4.

HS lựa chọn lời khuyên có ý nghĩa nhất với bản thân và đưa ra lí giải phù hợp. Gợi ý:

- Không được sống lười biếng.

- Hãy sống nhật nhiệt huyết, tưng bừng.

II. LÀM VĂN




Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Thừa Thiên Huế 2023

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2023

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Theo tác giả chiếc áo dài tôn vinh vẻ đẹp của người con gái Huế, phục sức cho tân hồn hưởng đến nét đẹp truyền thống.

Câu 2:

Mối quan hệ giữa chiếc áo dài và người sông Hương là:

+ Người sông Hương lung linh hơn khi mặc áo dài.

+ Nhờ những người sông Hương chiếc áo dài trở nên lộng lễ hơn bao giờ.

=> Giữa chiếc áo dài và người sông Hương có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, tôn lên vẻ đẹp, giá trị của nhau.

Câu 3:

Phép lặp: áo dài, Huế, con gái,....

Phép nối: Và

Phép thế: “Họ”

Câu 4:

Ngữ liệu trên cho thấy: Tác giả rất yêu quý, tự hảo với vẻ đẹp của tà áo dài và người sông Hương. Qua đó cũng thấy được tác giả mong muốn giữ gìn, phát huy vẻ đẹp này.

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1

1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa lời khen trong cuộc sống.

2. Giải thích vấn đề:

- Lời khen là những ngôn ngữ thể 1 sự đánh giá tốt, vừa lòng về một người, sự vật hay hành động nào đó

=> Lời khen có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống con người.

3.Phân tích, bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống:

+ Lời khen thể hiện sự công nhận của ai đó về một việc làm có ảnh hưởng tích cực của người nào đó. Việc biết công nhận thành quả của người khác thể hiện người khen ngợi là một người hiểu biết và biết chia sė.

+ Lời khen là lời động viên, truyền cảm hứng cho người được khen ngợi.

+ Lời khen chân thành giúp cho người được khen ngợi có động lực để cống hiến, tin tưởng vào khả năng của mình.

- Những trường hợp xứng đáng được khen ngợi:

+ Trẻ con có thành tích học tập tốt, vâng lời cha mẹ, giúp đỡ người già,...

+ Ai đó hoàn thành công việc xuất sắc so với khả năng của họ.

- Phân biệt khen ngợi chân thành với việc nịnh hót.

- Phê phán những người không bao giờ biết khen ngợi người khác.

4. Liên hệ bản thân và tổng kết

Câu 2:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

- Cả hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của con người Việt Nam

2. Phân tích

2.1 Đoạn thơ trong bài Đoàn thuyền đánh cá

Khung cảnh đánh cá hiện lên vô cùng đẹp đẽ, sinh động.

- Không gian vũ trụ bao la được mở ra nhiều chiều:

+ Cao: bầu trời, mặt trăng

+ Rộng: mặt biển.

+ Sâu: lòng biển

- Để thấy đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:

+ Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả mây trời.

+ Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương.

+ Hệ thống động tử: “lái”, “lướt”... ~ tư thế làm chủ của đoàn thuyền...

+ Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.

- Gợi hình tượng người lao động trên

+ Tầm vóc lớn lao sánh cùng

+ Làm chủ cả vũ trụ.

2. Đoạn thơ trong bài Mùa xuân nho nhỏ

Nguyện ước cống hiến tha thiết, chân thành của tác giả.

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý.

“Ta làm..

... xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê - giúp tác giả bảy tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

=> Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

3. Vẻ đẹp của con người Việt Nam qua hai bài thơ

- Yêu và hăng say lao động tha thiết.

- Nguyện ước chân thành cống hiến trọn đời cho đất nước.

=> Họ đều mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước nồng nàn.

4. Tổng kết vấn đề

ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc kĩ ngữ liệu sau:

Con gái Huế làm quen với áo dài rất sớm, áo dài quen thuộc đến bất li thân. Xung quanh, họ luôn thấy mẹ, thấy bà, thấy những người phụ nữ khoác trên mình chiếc áo dài bình dân có, sang trọng có. Huế một thời là kinh đô của áo dài, mảnh đất của những con người nghiện áo dài. Chiếc áo tôn vinh vẻ đẹp của người con gái Huế, phục sức cho tâm hồn hướng đến nét đẹp truyền thống. Áo dài tô thêm dáng vẻ trầm mặc của Huế. Người sông Hương lung linh hơn khi mặc áo dài. Và nhờ những người sông Hương, chiếc áo dài trở nên lộng lẫy hơn bao giờ.

(theo Lê Vũ Trường Giang, Căn cước xứ mưa, NXB Kim Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.132)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,75 điểm)

Theo tác giả, chiếc áo dài tôn vinh vẻ đẹp của ai?

Câu 2 (0,75 điểm)

Chiếc áo dài và người sông Hương có mối quan hệ như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm)

Xác định hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.

Câu 4 (0,5 điểm)

Ngữ liệu trên thể hiện tình cảm gì của tác giả?

II. TẬP LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn nghị luận (không quá một trang giấy thi) bàn về ý nghĩa của lời khen đối với con người.

Câu 2 (5,0 điểm)

Viết bài vắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:

Thuyền ta lá gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 140)

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến.

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr. 56)

HẾT

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2022

    I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm)

    Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Bạn hãy thử đi rồi sẽ thấy, khu vườn sẽ lớn lên rất nhiều. Những bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt, bạn vẫn nhìn thấy nó. Không chỉ vậy, bạn thấy nguyên cả khu vườn. Bạn có thể nhìn thấy bông hồng ngay trong đêm tối. Đêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể “đi dạo”. Bạn sẽ không bao giờ lạc trong bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.

    Và lúc đó, bạn sẽ tiếc lắm nếu thế giới này vắng đi những bông hoa. Bạn sẽ tự hỏi, tại sao trong khu vườn không có người “dẫn lối”? Người ta sẽ ngạc nhiên hỏi lại, người dẫn lối nào? Bạn sẽ từ từ nói, đó là NHỮNG BÔNG HOA... Những bông hoa chính là người “đưa đường”!

    (Nguyễn Ngọc Thuần, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tr. 49)

    Câu 1: (0,5 điểm)

    Trong ngữ liệu trên, người dẫn lối, người đưa đường ở khu vườn là sự vật nào?

    Câu 2: (1,0 điểm)

    - Theo tác giả, vì sao Đêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể “đi dạo” trong vườn?

    Câu 3: (1,0 điểm)

    Chỉ rõ hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu.

    Câu 4: (0,5 điểm) 

    - Từ ngữ liệu trên, em rút ra bài học gì khi sống cùng thiên nhiên? (trả lời 2-3 dòng)

    II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm) 

    Câu 1: (2,0 điểm) 

    Sự sẻ chia mang lại điều gì cho con người trong cuộc sống?

    Hãy viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá một trang giấy thi) trả lời câu hỏi trên.

    Câu 2: (5,0 điểm)

    Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. (Ngữ văn 9, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2014)

    -HẾT-

    ĐÁP ÁN THAM KHẢO

    I. Phần Đọc hiểu:

    1. Người dẫn lối, người đưa đường trong ngữ liệu là: những bông hoa.

    2. Vì: những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.

    3. Phép liên kết:

    - Phép lặp: những bông hoa, bạn, khu vườn.

    - Phép nối: Không chỉ vậy.

    4. HS rút ra bài học cho mình sao cho hợp lí.

    Gợi ý: Chúng ta cần sống hài hòa, hòa hợp với tự nhiên.

    II. Phần Tập làm văn:

    Câu 1: 

    a. Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn dài không quá 1 trang giấy thi.

    b. Yêu cầu nội dung:

    * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống.

    * Giải thích: Sự sẻ chia trong cuộc sống là sự lắng nghe, thấu hiểu cảm thông, cùng san sẻ nỗi buồn, niềm vui, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống.

    -> Sự sẻ chia rất cần thiết và quan trọng trong cuộc sống.

    * Vai trò của sự sẻ chia trong cuộc sống:

    - Sự sẻ chia giúp thu ngắn khoảng cách giữa người với người, giúp người gần người hơn.

    - Sự sẻ chia giúp con người dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

    - Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến người khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời.

    - Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình.

    * Bàn luận:

    - Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ.

    - Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng.

    Câu 2:

    Xem chi tiết: dàn ý chi tiết cho đề văn phân tích nhân vật anh thanh niên

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2021

      I. Phần Đọc hiểu: (3,0 điểm) Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

      Nếu nói về những ngõ xanh im vắng, có lẽ Huế có nhiều nhất những hun hút xanh chan hòa đem lại cho con người cảm giác thư thái ấy. Sống ở Huế thật lâu, tôi mơ hồ những ngõ nhỏ xứ Huế như một sợi dây nối tâm hồn Huế ra với cao rộng cuộc đời. Sợi dây ấy đan bằng lá cây và sương khói, bện vào đó những âm vang bình dị từ những khu vườn và cả ánh sáng khiêm nhường của những thời khắc cảnh sắc không gian Huế, tất cả được đan bằng bàn tay của một tâm thức đầy mẫn cảm vừa lặng lẽ rêu phong vừa sôi động như ngọn gió qua rừng tre trúc.

      Ngõ Huế, gần như là một tiếng gọi, thật gần mà lại mơ hồ xa vắng. Ngõ Huế, đó chính là cái cửa ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khói lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngõ vườn xao động hoa lá điệu đàng, những ngõ phố sống động đêm khuya và cả những ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở...

      (Hồ Đăng Thanh Ngọc, Đôi triêng gióng của Mạ, NXB Văn học, 2011, tr. 13,14)

      Câu 1: (0.5 điểm) Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu: Nếu nói về những ngõ xanh im vắng, có lẽ Huế có nhiều nhất những hun hút xanh chan hòa đem lại cho con người cảm giác thư thái ấy.

      Câu 2: (1.0 điểm) Xác định hai phép liên kết về hình thức có trong ngữ liệu trên. Câu 3: (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ từ vựng có trong câu:

      Ngõ Huế, đó chính là cái cửa ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khói lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngõ vườn xao động hoa lá điệu đàng, những ngõ phố sống động đêm khuya và cả những ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở...

      Câu 4: (0,5 điểm) Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả dành cho ngõ Huế ? (trả lời 3-5 dòng).

      II. Phần Tập làm văn: (7,0 điểm)

      Câu 1: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn nghị luận (dài không quá một trang giấy thi) triển khai luận - điểm: Tự học chính là con đường đi tới thành công.

      Câu 2: (5,0 điểm) Viết bài văn trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ sau:

      Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

      Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

      Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

      - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...

      (Bằng Việt, Bếp lửa, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr.145)

      Người đồng mình thương lắm con ơi

      Cao đo nỗi buồn

      Xa nuôi chí lớn

      Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

      Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

      Sống trong thung không chê thung nghèo đói

      Sống như sông như suối

      Lên thác xuống ghềnh

      Không lo cực nhọc

      (Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2005, tr.72)

      -Hết-

      Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế năm 2021

      I. ĐỌC HIỂU

      Câu 1:

      Có lẽ - thành phần biệt lập tình thái.

      Câu 2: Hai phép liên kết về hình thức:

      - Phép thế: Sợi dây ấy thay thế cho “sợi dây nối tâm hồn Huế ra với cao rộng cuộc đời”.

      - Phép lặp: Ngõ Huế

      Câu 3: 

      - Liệt kê: là cái ngõ ngay trước ngôi nhà ấm áp khói lam chiều, là những ngõ quê thơm mùi đất, những ngõ vườn xao động hoa lá điệu dàng, những ngõ phố sống động đêm khuya, những ngõ chùa nắng vàng như màu thiên xứ sở.

      - So sánh: ngõ chùa nắng vàng như màu thiền xứ sở

      - Tác dụng:

      + Biện pháp liệt kê làm nổi bật những nét đặc sắc, phong phú của không gian ngõ Huế.

      + So sánh khẳng định không gian ngõ Huế với màu sắc độc đáo “màu thiền”, tố đậm đặc trưng văn hóa của vùng đất này.

      + Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu hình ảnh.

      Câu 4: 

      - Tác giả dành tình yêu, sự trân trọng gắn bó với ngõ Huế.

      - Tâm hồn tác giả dành sự cảm nhận tinh tế với không gian đặc trưng này của xứ Huế.

      -> Đó là tình cảm của người con với quê hương, chạm đến trái tim người đọc, truyền tải tình yêu với những người con quê hương, làm phong phú thêm vẻ đẹp của Huế mộng và thơ.

      II. LÀM VĂN 

      Câu 1: 

      I. Mở đoạn Giới thiệu vấn đề

      II. Thân đoạn

      1. Giải thích và nêu biểu hiện của tinh thần tự học

      - Tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân.

      - Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo... Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.

      -> Khẳng định vấn đề là hoàn toàn đúng đắn.

      2. Bàn luận về tinh thần tự học

      a. Từ cách giải thích ở trên ta thấy tinh thần tự học có ý nghĩa cao đẹp

      - Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

      - Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

      - Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức.

      - Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ được tạc vào lịch sử. Hồ Chí Minh, Macxim Gorki, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền... Nhờ tự học họ đã trở thành những bậc hiền tài, làm rạng danh cho gia đình, quê hương, xứ sở.

      - Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình b. Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Luôn ở lại, ù lì, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

      3. Bài học nhận thức và hành động

      - Tự học có ý nghĩa quan trọng nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.

      - Mỗi con người cần có ý chí, nghị lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

      III. Kết đoạn

      - Đánh giá chung về tinh thần tự học. Cảm nghĩ của bản thân.

      Câu 2

      Dàn ý tham khảo

      1. Mở bài:

      - Giới thiệu đôi nét về 2 văn bản và hai đoạn thơ:

      + Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng minh” – của con người quê hương miền núi.

      + Qua hình ảnh bếp lửa, Bằng Việt đã thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình, quê hương.

      2. Thân bài:

      a. Khổ thơ bài Bếp lửa: Nỗi nhớ khắc khoải, khôn nguôi về người bà

      - Lời tự bạch của đứa cháu khi trưởng thành, xa quê hương: Người cháu vẫn cảm thấy ấm áp bởi tình yêu thương vô bờ của bà.

      - Kết thúc bài thơ tác giả tự vấn “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”: Niềm tin dai dẳng, nỗi nhớ luôn thường trực trong lòng người cháu

      => Tác giả rất thành công trong việc sáng tạo ra hình tượng mang ý nghĩa thực, mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.

      - Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự phù hợp với dòng hồi tưởng và tình cảm của cháu. - Bài thơ chứa đựng triết lý, ý nghĩa thầm kín về tình cảm gia đình, quê hương.

      b. Khổ thơ bài Nói với con; lời ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ của người đồng mình.

      - Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn

      + “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói/ Sống như sống như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”

      –> Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói”. = Gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc

      => Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ => Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.

      - Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc

      + Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi: “Người đồng mình thô sơ da thịt. Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

      –> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.

      => Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục”.

      c. Điểm chung của hai đoạn thơ

      - Hai văn bản tuy viết vào những thời điểm khác nhau nhưng đều thể hiện thấm đẫm tình yêu nước, yêu quê hương.

      - Đều là những dòng thơ tâm tình nói về tình cảm gia đình thiêng liêng và qua đó thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả với đất nước, với quê hương.

      3. Kết bài

      - Khái quát nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ

      - Cảm nghĩ của bản thân về tình cảm gia đình, quê hương ở mọi thời đại.

      Tuyển tập đề thi vào 10 môn Văn Thừa Thiên Huế qua các năm

      Đề thi vào 10 môn Văn năm 2020

      I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm):

      Đọc kĩ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

      Ngữ liệu 1:

         Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn, rồi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

      (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., NXB Hội nhà văn, 2016, tr.51)

      Ngữ liệu 2:

      Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thể đến như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.

      [...]

      Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.

      (Kazuko Watanabe, Mình là nắng, việc của mình là chói chang -  Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)

      Câu 1 (0,5 điểm):

      Hai ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

      Câu 2 (0,5 điểm):

      Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn."

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế năm 2020

      Đề thi vào 10 môn Ngữ Văn năm 2019

      I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm )

      Đọc kĩ ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu biên dưới:

      Âm nhạc là phương tiện chuyển tới cảm xúc tuyệt vời nhất, trọn vẹn nhất, giúp chúng ta cảm nhận được từng ngõ ngách sâu thẳm nhất của tâm hồn [...] Âm nhạc là chất xúc tác lãng mạn, thi vị làm khuấy động xúc cảm. Thử hình dung những thước phim lãng mạn sẽ buồn tẻ, vô hồn đến nhường nào nếu không có giai điệu của những bản tình ca. Có một câu nói mà tôi rất tâm đắc" từng nốt nhạc chặm vào da thịt tôi, vuốt ve xoa dịu nỗi cô đơn tưởng như đá hóa thạch trong tâm hồn". Âm nhạc là một người bạn thủy chung, biết chia sẻ. Khi buồn , nó là liều thuốc xoa dịu nỗi sầu, làm tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thản..Khi vui, nó lại là chất xúc tác màu hồng tô vẽ cảm xúc, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của cuộc sống

      (Dr Bernie S Siegel, Quà tặng cuộc sống, biên dịch Thu Quỳnh -Hạnh Nguyên, NXHTH TP HCM, tr. 11)

      Câu 1: (0,5 diểm)

      Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên

      Câu 2: (0,5 điểm)

      Đặt một nhan đề phù hợp cho ngữ liệu:

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Huế

      Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn năm 2018

      I. Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)

      Đọc kĩ ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

      Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

      Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

      Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm bắt thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

      Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ

      Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

      Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội, Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

      Phương Liên, Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 36)

      Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của ngữ liệu trên.

      Câu 2: (0,5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung của ngữ liệu.

      Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 Thừa Thiên Huế 2018

      Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn các năm và điểm chuẩn lớp 10 năm 2023 Huế được chúng tôi tổng hợp chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.

      Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

      Xem ngay: Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10

      Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
      Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
      Hủy

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM