Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn THPT chuyên Lê Quý Đôn - Lai Châu

Xuất bản: 06/06/2019 - Tác giả:

Đáp án đề thi môn Văn THPT chuyên Lê Quý Đôn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2019 của tỉnh Lai Châu được cập nhật nhanh và chính xác nhất để các bạn cùng tham khảo.

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 Ngữ Văn THPT chuyên Lê Quý Đôn 2019 tỉnh Lai Châu giúp các em học sinh cùng quý thầy cô giáo và phụ huynh tham khảo:

Đề thi môn Văn chung vào lớp 10 chuyên Lê Quý Đôn năm 2019 Lai Châu

Chi tiết đề thi như sau:

Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu bên dưới:

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

- Không, bác đừng mất công vẽ cháu!...

Cũng may mà bằng máy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quả. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người...

(Ngữ văn 9, tập 1)

Câu 1 (1,0 điểm): Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính và năm sáng tác của văn bản?

Câu 3 (1,0 điểm): Người con trai trong đoạn văn làm công việc gì? Tại sao bác lái xe lại gọi anh là người cô độc nhất thế gian?

Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao anh thanh niên lại cho rằng mình không xứng đáng khi được ông họa sĩ vẽ?

Phần II: Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về lòng khiêm tốn.

Câu 2 (4,0 điểm):

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

---Hết---

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn THPT chuyên Lê Quý Đôn 2019 Lai Châu

Lời giải đề thi Văn vào lớp 10 THPT Chuyên Lê Quý Đôn 2019 tỉnh Lai Châu được biên soạn mang mục đích tham khảo:

Phần I: Đọc - hiểu

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. Năm sáng tác: 1970

Câu 3: Người con trai làm công tác khí tượng thủy văn kiệm vật lý địa cầu. Bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế gian vì chỉ có mình anh làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Vì anh cho rằng có những người còn xứng đáng hơn anh. Qua đó thể hiện lòng khiêm tốn của anh thanh niên

Phần II: Làm văn

Câu 1:

Dàn ý:

I. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu về lòng khiêm tốn. Nêu nhận định, đánh giá của bản thân về vấn đề này (là một phẩm chất đáng quý, quan trọng,...).

II. Thân bài

1. Giải thích khái niệm:

- Khiêm tốn là gì? Một nét tính cách, phẩm chất đẹp trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân. Bản chất của lòng khiêm tốn chỉ thực sự đúng khi con người thật sự nhận thức được điểm cần phấn đấu của bản thân chứ không phải chỉ nói ngoài miệng.

- Người có lòng khiêm tốn là người như thế nào? Người không tự mãn, kiêu căng về vị trí và khả năng của bản thân, luôn tích cực rèn luyện để hoàn thiện nâng cao năng lực và không ngừng tiến xa hơn.

2. Biểu hiện của đức tính khiêm tốn:

- Nói năng, cư xử lễ độ, nhún nhường với người xung quanh.

- Biết nhận thức cái chưa đúng, chưa đủ, chưa giỏi của bản thân.

- Biết học tập và đúc kết kinh nghiệm từ những người giỏi hơn.

- Biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người khác để hoàn thiện mình.

- Dám thừa nhận khi năng lực của mình thực sự thua kém người khác.

...

3. Vai trò của lòng khiêm tốn:

- Người khiêm tốn nhận được thiện cảm và đánh giá cao từ những người xung quanh.

- Giúp cá nhân nhận ra thiếu sót để tự hoàn thiện, mài giũa năng lực và ngày càng tiến bộ.

- Là động lực thúc đẩy sự phấn đấu giúp con người thành công trong mọi công việc.

- Người khiêm tốn biết lắng nghe và sẵn sàng nhận sai nên thường nhận được sự góp ý hữu ích và giúp đỡ chân thành từ người khác.

- Lòng khiêm tốn giúp các mối quan hệ với người xung quanh trở nên hài hòa, tốt đẹp.

...

4. Lời khuyên:

- Mỗi người cần trang bị cho mình lòng khiêm tốn.

- Nên có ý thức khách quan về năng lực của bản thân để tránh những sai lầm gây ra do tự mãn.

- Nên học cách lắng nghe người khác dù mình đã biết về vấn đề đó, điều này có lẽ sẽ giúp bạn hiểu biết thêm.

...

III. Kết bài

- Khái quát lại nhận định của bản thân về lòng khiêm tốn.

- Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân

Văn mẫuNghị luận về lòng khiêm tốn trong xã hội hiện nay

Câu 2:

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa.

Ví dụTruyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long lấy cảm hứng từ chuyến đi thực tế ở Lào Cai và nhân vật anh thanh niên đang làm nhiệm vụ khí tượng chính là hình ảnh trung tâm, ca ngợi những đóng góp thầm lặng của những người lao động trong công cuộc xây dựng đất nước.

II. Thân bài

1. Giới thiệu tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm việc ở một mình trên trạm khí tượng với bác lái xe, ông kĩ sư và cô họa sĩ trên chuyến xe lên Sa Pa.

- Tình huống truyện đặc sắc, tạo điều kiện bộc lộ tư tưởng, quan điểm của tác giả khi ngợi ca con người lao động.

2. Phân tích nhân vật anh thanh niên

a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên

+ Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ

+ Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu

+ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh)

- Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình

b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người

- Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:

+ Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm việc ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000 m)

+ Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”

+ Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp

+ Quan niệm về hạnh phúc của anh thật đơn giản và tốt đẹp

- Hành động, việc làm đẹp

+ Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày)

- Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp

+ Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻ trứng, có vườn hoa rực

+ Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người

+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé

→ Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc.

- Anh thanh niên đại diện cho người lao động

+ Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư.

+ Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao.

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh.

- Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.

- Nhắc nhở thế hệ trẻ lòng biết ơn, trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.

Tham khảo bài văn mẫuPhân tích nhân vật anh thanh niên ngắn gọn nhất

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Lai Châu chính thức được cập nhật ngay sau khi sở GD&ĐT tỉnh Lai Châu công bố.

Xem thêm:

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM