Cập nhật đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Quảng Trị năm học 2024-2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2024
Đề thi sẽ được cập nhật chính thức khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của tỉnh diễn ra, vì vậy đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn tỉnh Quảng Trị sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi.
Đáp án tham khảo:
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2. Các em học sinh có thể
- Phép lặp: "mục đích", "bạn"
- Phép thế: "mục đích đó"
- Phép nối: "Nhưng"
Câu 3. Các em tự trình bày quan điểm cá nhân.
Vì người nào có thể tạo ra ảnh hưởng thì người đó trở nên quan trọng.
Gợi ý theo hướng:
Tin vào vẻ đẹp và giá trị của chính mình thì bạn sẽ dám nghĩ dám làm, hết mình tiến về phía trước, làm hết tất cả mọi chuyện trong khả năng của mình. Từ đó, biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.
III. LÀM VĂN
Câu 1.
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
2. Bàn luận về tinh thần lạc quan
a. Lạc quan là gì?
- Lạc quan là thái độ sống
- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra
- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
b. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
c. Biểu hiện của tinh thần lạc quan
- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra
- Luôn yêu đời
- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
d. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
3. Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
- Bênh cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
Câu 2.
1. Mở bài: Giới thiệu vị trí đoạn thơ trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của đoạn
- “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là bài thơ nói lên một cách thiết tha, cảm động những tình cảm thiêng liêng, thành kính của đồng bào miền Nam với Bác. Đây là khổ thơ thứ 2 và thứ 3 của bài thơ.
- Đoạn thơ khẳng định Bác bất tử, trường tồn cùng núi sông, dân tộc và tình cảm thành kính, thiêng liêng, sâu sắc mà nhân dân dành cho Người là vĩnh viễn.
2. Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
a. Khổ 2: Tác giả như muốn khẳng định: Bác còn đó và còn mãi giữa non sông đất nước, giữa lòng dân tộc và nhân loại:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”
- Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau. Hình ảnh ẩn dụ đã vừa khẳng định, ngợi ca sự vĩ đại của Người vừa thể hiện tình cảm tôn kính, biết ơn của cả dân tộc đối với Người.
- Hình ảnh “dòng người” đi liền với điệp từ “ngày ngày” gợi dòng thời gian vô tận và sự sống vĩnh cửu; mang giá trị tạo hình, vẽ lên quang cảnh những đoàn người nối tiếp nhau không dứt, lặng lẽ và thành kính vào viếng Bác. Lối nói “đi trong thương nhớ” thể hiện nỗi tiếc thương, nhớ nhung lớn lao của bao thế hệ người dân VN trong giây phút vào lăng viếng Bác.
- “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”: 79 năm cuộc đời Người đã hiến dâng trọn vẹn cho quê hương, đất nước. Nó được kết từ hàng ngàn, hàng vạn trái tim để bày tỏ niềm tiếc thương, kính yêu vị cha già dân tộc. Đó cũng là cách để nhà thơ khẳng định Bác sống mãi trong lòng dân tộc.
=> Một liên tưởng độc đáo, phù hợp với khung cảnh viếng lăng, làm cho hình tượng thơ thêm cao quý, lộng lẫy.
b. Khổ 3: Là niềm thương nhớ, nỗi xót xa khi đứng trước di hài Người:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!”
- Tái hiện chân thực khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong lăng và dáng vẻ thư thái của Người. Ánh sáng dịu nhẹ như thế nơi đây có sự hiện diện của vầng trăng. Người nằm đó như đang nghỉ ngơi trong giấc ngủ bình yên.
- Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh”: khẳng định sự bất tử của Bác trong tâm hồn dân tộc.
- “Nghe nhói”: gợi nỗi đau đột ngột, bất ngờ, tê tái của một đứa con về muộn, không được gặp Người mà chỉ được ở bên di hài của Người.
=> Đoạn thơ đã nói được nỗi lòng sâu kín của biết bao thế hệ con người VN dành cho Bác: lòng biết ơn, sùng kính, niềm thương nhớ, xót xa…
3. Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ
- Đoạn thơ mang trọn âm hưởng chủ đạo của bài thơ: Đó là tấm lòng thành kính, thiêng liêng không chỉ của riêng nhà thơ mà còn của cả miền Nam với Bác Hồ; là nỗi tiếc thương vô hạn không giấu được cùng với suy tư về sự vĩnh hằng bất tử tên tuổi của Người.
- Đoạn thơ còn cho ta thấy tài năng của tác giả: Giàu chiêm nghiêm và suy tư, với nghệ thuật dùng từ độc đáo vừa giản dị tự nhiên vừa hàm súc, trang trọng.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2023
ĐÁP ÁN THAM KHẢO:
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Thành phần biệt lập phụ trú: - mẹ tôi ở quê nhà, cách gần một nửa chiều dài non nước.
Câu 2. Phép liên kết nổi bật được sử dụng trong đoạn trích: Phép lặp cấu trúc: "Tôi vẫn".
Câu 3. Mỗi người già là một thư viện bởi vì họ - những người già - tích lũy, trau dồi bao kiến thức, kinh nghiệm suốt chiều dài thời gian. Kho tri thức, kinh nghiệm ấy ngày một dày và cao lên theo độ tuổi. Và với mỗi người già, kho tri thức lại phong phú, đa dạng khác nhau. Kho tri thức, kinh nghiệm ấy chính là những thư viện vô giá.
II. LÀM VĂN
Câu 1
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của người mẹ trong cuộc sống của mỗi người.
- Khẳng định: Mẹ có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
2. Bàn luận vấn đề
- Mẹ là người đưa ta đến với cuộc đời; là người mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày chào đón ta đến với thế giới tươi đẹp.
- Nhờ dòng sữa của mẹ, nhờ lời hát ru ngọt ngào và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ, ta lớn lên từng ngày.
- Mẹ là vầng mặt trời của đời ta, người luôn yêu thương ta vô điều kiện.
- Mẹ yêu thương, ở bên ta mọi lúc mọi nơi: đồng hành cùng ta trong những bước chân đầu tiên, trong niềm vui và cả nỗi buồn. Bởi vậy, nhà thơ Chế Lan Viên mới viết: "Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con".
- Mẹ là người duy nhất có thể hi sinh tính mạng để bảo vệ chúng ta. (Dẫn chứng: Người mẹ ung thư từ chối điều trị để sinh con: Con khỏe mạnh, mẹ phục hồi tốt - chị Nguyễn Thị Liên...)
3. Kết thúc vấn đề: Khẳng định mẹ là người quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi người và không thể thay thế.
Câu 2
1, Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
- Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.
2, Thân bài:
a, Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu
- Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:
+ Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
+ Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
+ Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
+ Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
+ Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.
- Cảm xúc của tác giả:
+ Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
+ Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.
⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.
b, Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa
- Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
- Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.
⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo
3, Kết bài:
- Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.
ĐỀ THI
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Người phương Tây nói rằng mỗi người già là một thư viện. Khi người già mất đi, cái thư viện biến mất. Tôi vẫn còn một cái thư viện - mẹ tôi ở quê nhà, cách gần một nửa chiều dài non nước. Tôi vẫn thường xuyên “tra cứu” mỗi lần gặp trúc trắc trên đường đời. Những lúc buồn nhất tôi chỉ cần về ôm cái thư viện vài giây là lòng lại được an ủi, thảnh thơi. Tôi vẫn thường xuyên lo sợ về một ngày cái “thư viện” ấy không còn nữa, để lại một khoảng trống không gì bù đắp nổi, như cảm giác của tôi mỗi lần tôi về lại quê nhà thắp hương cho bà ngoại, giữa bạt ngàn hoang mộ.
(Trích Hàng triệu thư viện đang bay về trời, Đoàn Công Lê Huy, dẫn theo http://santruyen.com)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thành phần biệt lập trong câu: “Tôi vẫn còn một cái thư viện - mẹ tôi ở quê nhà, cách gần một nửa chiều dài non nước”.
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra phép liên kết nổi bật được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, vì sao người phương Tây cho rằng: “mỗi người già là một thư viện”?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ trong cuộc sống của mỗi người.
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi thơm mùi ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu...
(Trích Sang thu - Hữu Thỉnh, SGK Ngữ văn 9, tập 2, tr.70)
-HẾT-
Xem thêm:
- Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Quảng Trị 2023
- Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2023
- Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 2023 Quảng Trị
- Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Quảng Trị
- Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 Quảng Trị
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2022
Đề thi
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ - KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Khóa ngày 16 tháng 6 năm 2022
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu
Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời.
Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi
Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con.
Tháng ngày con mẹ lớn khôn,
Yêu thơ, thơ kể lại hồn ông cha,
Đời bao tâm sự thiết tha
Nói trong tiếng nói lòng ta thuở giờ...
(Trích Nằm trong tiếng nói yêu thương - Huy Cận, Trời mỗi ngày lại sáng, NXB Văn học, 1958, tr. 101)
Câu 1. (1,0 điểm)
Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (1,0 điểm)
Chỉ ra 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 3. (1,0 điểm)
Xác định nội dung của đoạn trích trên.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Đáp án đề văn vào 10 Quảng Trị 2022
I. Đọc hiểu
Câu 1: Thể thơ lục bát.
Câu 2.
- Điệp: nằm trong
- Nhân hóa: "ngồi"
Câu 3. Tầm quan trọng của tiếng Việt đối với người Việt Nam ta. Tiếng Việt là linh hồn của dân tộc Việt, sinh ra và tồn tại vì dân tộc vì thế cần giữ gìn và phát huy nét đẹp của tiếng Việt. Người dân Việt phải giữ tiếng nói của dân tộc mình. Đừng đánh mất và đừng để đồng hóa bởi những ngôn ngữ khác.
II. Làm văn
Câu 1
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng nói dân tộc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa của việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Có thể theo hướng sau:
Việc giao tiếp theo đúng chuẩn mực tốt đẹp là điều rất cần thiết để được tôn trọng và đạt hiệu quả trong giao tiếp.
Tiếng nói dân tộc là linh hồn của dân tộc ta. Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của iếng nói dân tộc chính là giữ gìn bản sắc tốt đẹp của văn hóa và bảo vệ đất nước.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
Câu 2
Mở bài phân tích Phương Định
- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ
- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ
Thân bài phân tích Phương Định
a) Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.
- Nội dung tác phẩm: viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
- Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.
Xem chi tiết thêm tại: Phân tích nhân vật Phương Định.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2021
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị 2021 chính thức sẽ được chúng tôi cập nhật vào ngày 3/6/2021 ngay sau khi kết thúc thời gian thi.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Khóa ngày 3 tháng 6 năm 2021
Môn thi: Ngữ văn (Dành cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi muốn nhắc lại ý tưởng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: "Sống trong đời sống cần có một tấm lòng". Con người khác máy móc, công nghệ chính là ở tình cảm, tấm lòng. Một người máy làm thay cho chúng ta rất nhiều việc, có thể giải quyết công việc vô cùng phức tạp nhưng quả thật lòng trắc ẩn, vị tha, "mình vì mọi người, mọi người vì mình" chắc chỉ có ở con người chúng ta. Tôi cho rằng lòng trắc ẩn là “bệ đỡ” quan trọng, là nền tảng cho mọi hành động, suy nghĩ của chúng ta. Không ai có thể phát triển mà không quan tâm đến người xung quanh, không chia sẻ.
Lòng trắc ẩn cũng phải "có đi có lại”, nghĩa là sự chia sẻ, gắn kết trên tinh thần mình vì mọi người, mọi người vì mình. Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khổ, ai muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.
(Nguồn: http://tuoitre.vn)
Câu 1 (1,0 điểm). Theo quan điểm của tác giả, điểm khác nhau giữa con người và máy móc công nghệ là gì?
Câu 2 (1,0 điểm). Tìm 01 lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích và chuyển lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3 (1,0 điểm). Em hiểu như thế nào về nghĩa của các cụm từ đi một mình và đi cùng nhau trong câu văn: Một xã hội quan trọng nhất là có sự gắn kết, đồng cam cộng khó, a muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.
II. LÀM VĂN
Câu 1 (2,0 điểm).
Hoạt động từ thiện đang trở thành vấn đề nóng" trong đời sống cộng đồng vào thời gian gần đây. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10-25 dòng), chia sẻ quan điểm của em về cách làm từ thiện có ý nghĩa.
Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt rửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Sang thu - Hữu Thinh - SGK Ngữ văn 9, tập 2 - Tr.70)
Hết
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn văn Quảng Trị 2021
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Theo quan điểm của tác giả, điểm khác nhau giữa con người và máy móc công nghệ ở tình cảm, tấm lòng
Câu 2 .
Lời dẫn trực tiếp: Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Chuyển lời dẫn đó thành lời dẫn gián tiếp: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng có một ý tưởng rằng Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
Câu 3.
đi một mình: bạn tự bước trên con đường mà mình hướng tới, chịu mọi trách nhiệm và tự bản thân vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
đi cùng nhau: là bạn có người đồng hành để đi tới mục tiêu chung, và chắc chắn rằng khi đi cùng nhau thì quãng đường tới mục tiêu sẽ bớt xa hơn rất nhiều.
II. LÀM VĂN
Câu 1
Giới thiệu vấn đề: Từ thiện là một trong những phong trào đang trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nhưng cách làm từ thiện có ý nghĩa chứ không phải chạy theo xu thế là một vấn đề khá là bất cập.
Bàn luận
Giải thích
- Từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương (người).
- Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu thế.
Phân tích
- Vì sao cần làm từ thiện?
+ Xã hội chẳng thiếu những số phận bất hạnh.
+ Các cơ quan, tổ chức chỉ có thể hỗ trợ một bộ phận nhỏ đặc biệt là trong tình hình hiện nay: khi đại dịch hoành hành, thiên tai ....
+ Làm việc thiện trở thành một nếp sống quen thuộc, một nét sống đẹp của dân tộc ta.
+ Dẫn chứng
- Những ích nợi của việc từ thiện:
+ Họ nhận thấy tâm hồn mình được thoải mái hơn, nhẹ lòng hơn.
+ Có người thì họ không làm vì mình mà để phúc đức lại cho con cháu.
+ Họ chỉ mong muốn đóng góp một phần cho xã hội: để cuộc sống của những người bất hạnh được dịu đi.
+ Một xã hội tốt là một xã hội giàu lòng yêu thương, có nhiều người yêu thương nhau.
Phản đề:
- Phê phán một lớp người trong xã hội còn vô cảm, dửng dưng, không biết quan tâm, sẻ chia…với những người có hoàn cảnh bất hạnh trong xã hội.
- Có những người chỉ làm từ thiện để lấy danh nghĩa, lấy sự nổi tiếng về cho bản thân chứ không xuất phát từ thực tâm thiện nguyện. Từ thiện là tốt nhưng từ thiện sai cách, sai đối tượng lại đem đến những điều phản tác dụng.
Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được từ thiện là hành động tốt đẹp trong xã hội, thể hiện tình yêu thương của con người với đồng loại, là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ xã hội và phát triển đất nước.
- Hành động: Tuổi trẻ càng cần tích cực trong công tác từ thiện. Việc thiện thật ra không đòi hỏi nhiều tiền bạc và thì giờ, chỉ cần có một tấm lòng.
Kết thúc vấn đề: Không có thứ gì trên đời buộc người ta phải làm việc thiện, hãy làm từ thiện sao cho thật có ý nghĩa.
Câu 2
Dàn ý
a) Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành từ quân đội, viết nhiều và viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.
+ Bài thơ Sang thu chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
b) Thân bài
* Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về tín hiệu sang thu
- Cảm nhận tín hiệu thu về không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế
+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se
+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm
+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về
+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu
+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se
+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng.
* Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang
- Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa.
- Hình ảnh dòng sông trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu
- Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi.
=> Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời.
* Những tâm tư, suy ngẫm của tác giả
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi
+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa
+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ” - trạng thái của con người
+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.
c) Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm:
+ Nội dung: Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người.
+ Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực. Nghệ thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.
Trong thời gian ôn luyện, các em có thể thử sức thêm với bộ đề thi thử vào 10 môn văn Quảng Trị của các trường trên địa bàn tỉnh để củng cố kiến thức. Ngoài ra, Doctailieu mời các em tham khảo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Quảng Trị cùng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 Quảng Trị qua các năm.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Quảng Trị các năm trước
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm 2020
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
...Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất
Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc
Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim
Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn
Và phác trong tôi bao đường nét bình yên
Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:
- Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm
Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ.
(Trích Bức tranh của tôi - Nguyễn Duy)
Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và tiêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1,0 điểm). Câu thơ Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ gợi em nhớ đến những câu thơ nào trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải?
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2020 tỉnh Quảng Trị
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm 2019
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao(2) Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt, nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa...(Trích Cây dừa - Trần Đăng Khoa - Nguồn: https://www.thivien.net)
Câu 1(1,0 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2(1,0 điểm). Phân tích ý nghĩa của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ (1).
Câu 3 (1,0 điểm). Chép lại câu thơ có sử dụng thành phần biệt lập trong khổ (2) và cho biết đó là thành phần biệt lập gì?
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2019 tỉnh Quảng Trị
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm 2018
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU
Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2002)
Câu 1. (0,5 điểm)
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2. (0,5 điểm)
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta.”
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2018 tỉnh Quảng Trị
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Quảng Trị năm 2017
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Câu 1. (1,0 điểm)
Xác định phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên.
Câu 2. (1,0 điểm)
Chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ trong khổ thơ trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3. (1,0 điểm)
Nêu nội dung chính của khổ thơ trên.
Xem thêm chi tiết đáp án đề thi văn vào 10 năm 2017 tỉnh Quảng Trị
Trên đây là nội dung đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn văn tỉnh Quảng Trị năm 2022 và các năm trước đó để các em đối chiếu, thử sức với các đề khác nhau. Chúc các em luôn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi tuyển sinh vào lớp 10 này. Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2023 tại đây!