Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2023

Xuất bản: 05/06/2021 - Cập nhật: 06/06/2023 - Tác giả:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Bến Tre năm học 2023 - 2024 chi tiết cùng tuyển tập đề thi vào 10 môn văn Bến Tre các năm.

Đề thi tuyển sinh môn Văn vào 10 Bến Tre năm học 2023 - 2024 chính thức được Đọc tài liệu cập nhật nhanh nhất kèm đáp án chi tiết. Tham khảo ngay nội dung đề thi và đáp án bên dưới.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Bến Tre sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

Câu I

a.

- Đoạn trích được kể theo lời của nhân người cháu gọi ông Năm là cậu (tôi).

- Người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện xưng tôi).

b.

Cấu tạo ngữ pháp câu: Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn.

- Phân tích:

CN1: Cậu tôi.

VN1: buông đũa, làm bộ cười khà khà.

CN2: mặt

VN2: tái đi như bị hớp hồn.

c.

Học sinh trình bày theo suy nghĩ của bản thân mình, có lý giải phù hợp.

Gợi ý:

Thằng Dân không ăn mắm được mắm còng khiến cậu Năm giận bởi lẽ cậu cho rằng mắm còng mang hương vị của quê nghèo, của đồng đội. Mắm còng không đơn giản chỉ là một món ăn mà trong đó còn là toàn bộ tâm huyết, tình yêu thương của cậu Năm để vào trong đó, đồng thời nó còn là hương vị truyền thống của quê hương. Vì thế việc Dân không ăn được mắm còng nghĩa là không hiểu được giá trị của nó, không trân trọng những giá trị của nó.

d.

Học sinh trình bày đúng hình thức một đoạn văn (tối đa 6 câu), đảm bảo nội dung cảm nhận về nhân vật cậu Năm.

- Cậu Năm là một người trọng tình, trọng nghĩa.

- Cậu Năm luôn gìn giữ những vẻ đẹp, những giá trị mang đậm dấu ấn của quê hương.

- Cậu Năm là một người giàu lòng yêu thương và lòng vị tha.

- Cậu Năm là một người yêu quê hương, tự hào về quê hương.

Câu II.

1. Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.

- Hoàn cảnh bài thơ ra đời

- Nếu vấn đề nghị luận: Tình cảm của người bà trong đoạn trích. Từ đó, suy nghĩ về tình cảm của gia đình trong đời sống hiện nay.

2. Thân bài:

2.1. Phân tích tình cảm của người bà trong đoạn trích.

a. Tình cảm của người bà được thể hiện trong 8 năm kháng chiến.

– Kỉ niệm tuổi thơ là tám năm ròng cháu cùng bà nhóm ngọn lửa của sự sống và tình yêu.

– Từ ngọn lửa ấy, trong lòng tác giả sống dậy một hồi ức khắc khoải, hồi ức về tiếng chim tu hú. Bốn lần tiếng chim tu hú điệp lại gợi những âm sắc khác nhau.

+ Tiếng chim tu hú trên cánh đồng như giục lúa chín. Tiếng chim tu hú gọi về những sớm mai khi bà cháu dậy nhóm lửa trong không gian vắng lặng mênh mông của làng quê.

+ Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà.

⇒ Tiếng tu hú như lời đồng vọng của đất trời trở thành điệp khúc chủ âm của hoài niệm.

– Trong khói bếp chập chờn, trong khắc khoải tiếng chim tu hú, hình ảnh bà hiện ra như một bà tiên.

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”

- Kháng chiến gian lao, chỉ có hai bà cháu côi cút, nương tựa vào nhau bởi mẹ cùng cha bận công tác ngoài chiến trưởng. Nhưng đối với cháu, đó vẫn là một quãng thời gian ngập tràn hạnh phúc bởi cháu vẫn được sống trong tình yêu thương trọn vẹn, trong sự cưu mang, bảo ban, chăm sóc của bà. Bằng một loạt những động từ: “kể”, “bảo”, “dạy”, “chăm” người đọc cảm nhận được công lao của bà đối với cháu. Bà đã thay cha mẹ chăm sóc, yêu thương cháu, thay thầy dạy dỗ, bảo ban cháu. Bà luôn ở bên cạnh cháu, nuôi dậy cháu nên người. Bà là kết tinh của “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”.

- Chỉ một khổ thơ với 11 dòng mà hai từ “bà” – “cháu” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần gợi lên hình ảnh bà cháu sóng đôi, quấn quýt, gắn bó không rời.

b. Tình cảm của bà được thể hiện trong những năm giặc đốt làng.

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh

Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.”

- Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh biết bao đau thương mất mát và trong đó có một kí ức người cháu không thể nào quên. Cuộc sống càng khó khăn, cảnh ngộ càng ngặt nghèo, nghị lực của bà càng bền vững, tấm lòng bà càng mênh mang:

+ Dù túp lều tranh nơi nương thân của 2 bà cháu đã không còn bởi sự tàn phá của quân thù nhưng bà vẫn “vững lòng”. Sự dũng cảm, kiên định ấy của bà đã thực sự trở thành chỗ dựa cho cháu.

+ Không chỉ có vậy, bà còn dặn cháu “đinh ninh”, lời dặn của bà nôm na, giản dị được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tuy lời dặn ấy vi phạm phương châm hội thoại về chất nhưng trong đó chứa đựng biết bao tình cảm, tấm lòng, vẻ đẹp. Gian khổ thiếu thốn, nhọc nhằn, bà phải nén lại trong lòng, một mình chịu đựng để vững dạ người nơi tiền tuyến. Bà đã trở thành hậu phương vững chắc cho cha mẹ.

⇒ Hình ảnh bà lúc này không còn là của riêng cháu nữa mà bà là biểu tượng của người phụ tám chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

- Đối lập với ngọn lửa hung tàn, thiêu rụi sự sống của giặc là ngọn lửa hy vọng và niềm tin của bà.

c. Tình yêu thương của bà được thể hiện thông qua những suy ngẫm của cháu về cuộc đời bà.

- Giữa tro tàn, giữa đau thương bà lại nhóm lửa, bà vẫn nhóm lửa. Bếp lửa ân cần, ấm cúng,

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng"

- Từ hình ảnh tả thực “Bếp lửa bà nhen” mỗi sớm, tác giả đã khóe léo chuyển thành hình ảnh “ngọn lửa” một ngọn lửa tỏa sáng câu thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ. Đến đây, bếp lửa bà nhen không còn là bếp lửa thông thường trong mỗi gian bếp bởi nó chứa ngọn lửa của lòng bà, ngọn lửa của tình yêu thương và đức tin trong sáng, mãnh liệt. Từ ngọn lửa của lòng bà đã nhóm lên trong cháu tình yêu thương, niềm tin vào một ngày mai chiến thắng.

⇒ Bà chính là người nhóm lửa và giữ lửa – ngọn lửa niềm tin và hy vọng.

2.1. Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong đời sống hiện nay.

- Tình cảm gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nên nhân cách của một con người.

- Tình cảm gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, gần gũi và quan trọng nhất đối với mỗi con người.

- Tình cảm gia đình chính là điểm tựa mỗi khi con người gặp phải những khó khăn trong cuộc sống.

- Tình cảm gia đình tạo động lực cho con người, thúc đẩy sự phấn đấu của con người.

⇒ Tình cảm gia đình là một thứ tình cảm thiêng liêng, bởi vậy mỗi cá nhân phải có trách nhiệm vun đắp, gìn giữ để làm cho tình cảm gia đình ngày càng tốt đẹp, là cơ sở để xây dựng xã hội phồn vinh, phát triển.

3. Kết bài:

Khái quát lại vấn đề.

- Tình cảm của người bà trong đoạn trích.

- Khẳng định vai trò của tình cảm gia đình trong đời sống của con người hiện nay.

ĐỀ THI

Câu 1. (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Như thế, mùa mắm cộng đầu chi là mùa mắm còng. Nó đã trở thành mùa để nhớ quê nghèo, nhớ đồng đội, nhớ cậu Năm. Cậu biết vậy nên cứ tới mùa còng là làm mắm gửi lên thành phố cho tôi. Lần duy nhất đích thân cậu mang lên khi cậu về hưu cách đây ba năm nhưng cũng là lần buồn nhất: thằng con trai nhỏ bảy tuổi của tôi phản đối quyết liệt, không ăn mắm. Bảo nó là mắm ngon của ông Năm cực khổ mang từ quê lên, nó ráng nhắm mắt nhắm mũi gắp một đũa tí tẹo. Chưa kịp nuốt nó đã nôn ra mật xanh mật vàng. Bàn ăn lặng đi. Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn. Lần đó cậu về, buồn, giận, thôi không gửi mắm còng, cũng không lên nữa.

Tôi tưởng cậu sống để vậy, chết mang theo, người du kích già sẽ không tha thứ đứa cháu trai kêu bằng ông sinh ra tại chốn thị thành không biết giá trị mắm còng. Nào ngờ, chỉ mươi hôm sau tờ lịch mách bảo cho tôi mùa mắm còng tới, vợ tôi tới cơ quan làm việc thì nhận được cái giỏ đệm con con. Vừa mở ra đã nghe cái mùi khăng khẳng quen thuộc của mắm còng. Thật thần kì, cậu đã hết giận. Tháo bọc ni-lon xếp cạnh keo mắm còng ra còn thấy một gói chuối khô, loại chuối hồng phơi nắng tại nhà! Trong bọc chuối hồng có lá thư, nét chữ quen thuộc của cậu tôi xấu như gà bới:

"Mắm còng tao gửi cho vợ chồng mày. Còn gói chuối hồng khô tạo gửi cho thằng Dân, nó không ăn được mắm thì ăn chuối cũng không sao. Hôm hổm, tạo coi truyền hình thấy nó đờn tranh được giải thưởng tao mừng, hết giận. Không ăn mắm còng nhưng đờn được bài "Khổng Minh tọa lầu” nhịp ngoại là tốt lắm, được cả xóm mình khen. Tao nay già rồi, vợ chồng mày có dịp dắt nó về cho tạo thăm. Cậu Năm". 

Vợ tôi vừa đọc thư vừa khóc. Còn tôi thì chỉ biết xếp bức thư lại để tối về nhà đọc riêng một mình. 

(Nguyễn Hồ, Mùa mắm còng, theo Tài liệu dạy học Ngữ văn địa phương trung học cơ sở tỉnh Bến Tre, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Thực hiện các yêu cầu:

a) Đoạn trích được kể theo lời kể của ai, đó là người kể chuyện ngôi thứ mấy?

b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu: Cậu tôi buông đũa, làm bộ cười khà khà nhưng mặt tái đi như bị hớp hồn.

c) Vì sao thằng Dân không ăn được mắm còng mà cậu Năm giận đến vậy?

d) Viết đoạn văn (tối đa 6 câu) trình bày cảm nhận về nhân vật cậu Năm sau khi đọc đoạn trích trên.

Câu 2. (6,0 điểm)

Phân tích tình bà cháu trong đoạn thơ sau và qua đó, trình bày suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong cuộc sống hiện nay:

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa 

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà 

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế 

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế! 

Mẹ cùng cha công tác bận không về 

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe 

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. 

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, 

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà 

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa? 

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi 

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi 

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh 

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh: 

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, 

Mày có viết thư chớ có kể này, kể nọ, 

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn 

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

(Bằng Việt, Bếp lửa. Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

-HẾT-

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2023

Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Bến Tre các năm gần nhất bên dưới:

Xem thêm thông tin:

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre 2022

ĐÁP ÁN

Câu 1

a) thành đạt (CN) / tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận. (VN)

b)

Phép thế: Hoàn cảnh bức bách ⇔ hoàn cảnh ấy

Phép lặp: hoàn cảnh

Phép nối: Nhưng

c) Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua.

d) 2 đoạn văn gợi ý.

Thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận ? Đúng vậy, con người rất muốn người ta thành đạt vì khi đạt đến mục đích mà mình muốn, cái giá phải trả cho những “ước muốn” trên có lẽ các bạn sẽ không bao giờ muốn trả, trừ khi bạn sinh ra là cậu ấm cô chiêu trong nhà siêu quan. Nhưng khi ta xác định được mục đích chúng ta cần làm gì để thành đạt thì chúng ta phải tự nhủ mình rằng "Muốn thành đạt thì ta phải trả một cái giá không hề rẻ "Khi ta thành đạt không những ta cảm thấy hạnh phúc, vui mà mọi người cũng vui cho mình vì trong lớp người của hộ cũng có những người mình mình."

“Thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận ?” Câu nói này nếu được suy luận một cách đơn giản thì một số người sẽ cho rằng đúng. Bởi vì họ đã thành đạt , thành công trong công việc để khiến cho mọi người , cho xã hội phải thừa nhận điều đó có ích. Tuy nhiên , câu nói trên cũng có một số phản bác của mọi người. Thành đạt là do chúng ta tự làm và tự tạo nên , đó không phải là làm cái gì đó có ích cho người khác và được người ta công nhận thì đó được gọi là thành đạt. Có vô số người đã thất bại trong công việc nhưng họ vẫn được người khác công nhận được sự cố gắng , nỗ lực của họ và đó họ vẫn là người thành đạt. "Không có con đường nào dài quá đối với kẻ bước đi thong thả, không vội vàng. Không có cái lợi nào xa xôi quá đối với những kẻ kiên nhẫn làm việc. "- câu nói của La Bruyere là một trong những câu nói khiến em phải cảm phục. Không có cái vấp ngã một lần thì con người ta sẽ mất đi lòng kiên nhẫn và từ đó họ sẽ không trở nên kiên trì. Nếu ta cố gắng thì sẽ có được sự thành đạt chứ không nhất thiết là phải làm điều có ích cho người khác mới gọi là sự thành đạt. Ta làm cho ta để ta có ngày mai , ta cứ chăm chăm vào câu nói này sẽ đúng nên tôi làm theo. Tôi làm điều có ích cho người ta thì tôi thành đạt. Bạn không nhất thiết phải đặt ra một số vấn đề để chúng ta biết ta nên làm thế nào để có được sự thành đạt. Ta vừa làm cho mình , vừa làm cho người khác thì lúc đó "Trời ơi , tôi đã thật sự trở thành một con người thành đạt. "Bạn có thể tự hào nói lên điều đó khi bạn cảm thấy mình thực sự đã thành đạt .

Câu 2.

1. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Huy Cận và bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”:

- Giới thiệu 2 đoạn thơ – là cảnh biển đẹp trong đêm cùng tinh thần lao động hăng say và lòng biết ơn biển.

II. Thân bài. Phân tích

*Luận điểm 1: Cảnh biển đẹp trong đêm

- Nhà thơ đã liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé cho thấy sự phong phú và quý giá của biển

- Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ thêm sinh động

- Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên tưởng

- Nhà thơ gọi cá bằng một cách gọi rất dịu dàng-“em” ẩn chứa sự yêu mến với cá và biển cả quê hương

- “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm trước biển như một sinh mệnh

⇒ Thiên nhiên trên biển đêm thực sự rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài

*Luận điểm 2: Tinh thần lao động hăng say và lòng biết ơn biển

- “Ta hát bài ca gọi cá vào”: Người dân chài đã biến công việc nặng nhọc thành bài ca vui tươi ⇒ Tiếng hát của người dân chài có khả năng kì diệu là gọi cá vào lưới

⇒ bút pháp lãng mạn khi miêu tả giúp cho công việc đánh cá đêm trở nên thơ mộng

+ Những người dân chài vô cùng biết ơn biển cả “biển cho ta cá như lòng mẹ”

+ So sánh biển với lòng mẹ cho thấy biển nuôi sống nhân dân từ bao đời nay

⇒ Nói lên lòng tự hào và biết ơn biển

3. Kết bài

- Khẳng định những giá trị nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: hình ảnh thơ đẹp, xây dựng bằng sự liên tưởng phong phú, âm hưởng mạnh mẽ, bút pháp lãng mạn xen hiện thực

Trích dẫn đề thi
Câu 1 (5. 0 điểm)

Mấu chốt của thành đạt là ở đâu? Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí; có người lại gồng mình vượt qua. Điều kiện học tập cũng vậy, có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện, kết quả học tập rất bình thường. Nói tới tài năng thì ai cũng có một chút tài, nhưng đó chỉ mới là một khả năng tiềm tàng, nếu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột. Rút cuộc mấu chốt của thành đạt là ở bản thân chủ quan mỗi người, ở tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi, lại phải trau dồi đạo đức cho tốt đẹp. Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ; Ngữ văn 9, tập 1)

Thực hiện các yêu cầu sau :

a) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: Không nên quên rằng, thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

b) Xác định phép liên kết được sử dụng trong phần trích sau :

Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí ; có người lại gồng mình vượt qua.

c) Theo tác giả, khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, con người có những cách ứng xử nào ?

d) Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến : thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận.

Câu 2. (5,0 điểm) Em hãy viết bài văn nghị luận, phân tích đoạn thơ sau :

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.

Đêm thở : sao lùa nước Hạ Long.

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá. Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2018, tr 140)

    Tuyển tập đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre các năm trước

    Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước nhé:

    Đề thi vào lớp 10 Văn Bến Tre năm 2021

    Đề thi vào 10 môn Văn tỉnh Bến Tre năm 2021

    Đáp án tham khảo

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1. 

    a. Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận

    b. Theo đoạn trích, để thành công trong bất cứ hoàn cảnh nào cần thực sự chú tâm vào công việc mình làm. Làm việc bằng niềm vui, sự phấn khởi và lòng tự hào về những gì làm được.

    c. Còn nếu bạn (CN) muốn lặp lại những việc tương tự chỉ để nhận lấy những lời khen cũ rích (VN) thì bạn(CN) sẽ chẳng có động lực nội tại nào thúc đẩy bản thân tiến bước xa hơn(VN)

    d. Gợi ý:

    Giới thiệu vấn đề: tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

    Bàn luận, phân tích vấn đề

    1. Giải thích: Tinh thần trách nhiệm là ý thức thực hiện tốt nghĩa vụ, công việc của bản thân, không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn đây trách nhiệm cho người khác.

    2. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm:

    - Đối với học sinh: trách nhiệm của chúng ta là học tập thật tốt, nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của nhà trường, có tinh thần yêu nước, chăm lo học tập,...

    - Có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh

    Đối với một người công chức: thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và nhà nước gia cho, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho

    - Đối với công dân thực hiện tốt quy định của nhà nước, của pháp luật, có trách nhiệm với gia đình và mọi người xung quanh

    3. Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm:

    - Hoàn thành tốt công việc và nhiệm vụ

    - Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

    - Được lòng tin của mọi người

    - Thành công trong công việc và cuộc sống

    4. Phản đề: Những người có lối sống ích kỉ, không có tinh thần trách nhiệm,...

    Kết thúc vấn đề: nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống

    - Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp

    - Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm

    Câu 2.

    A. Giới thiệu chung.

    - Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân.

    - Truyện ngắn “Làng” một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung - sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948.

    - Truyện đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai với tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến hài hòa, nồng thắm. Điều đó được đặc biệt thể hiện trong đoạn đối thoại của ông Hai với con trai mình – thằng cu Húc

    B. Phân tích

    1. Khái quát tình huống truyện, vị trí đoạn trích

    - Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra: ông Hai muốn ở lại làng để tham gia kháng chiến nhưng vì hoàn cảnh gia đình buộc ông phải rời làng đi tản cư, lòng ông luôn day dứt nỗi nhớ làng.

    - Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: là một nông dân suốt đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, nếp nhà, thửa ruộng và biết bao nhiêu người ruột thịt, xóm giềng. Vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông phải rời xa quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách. Do đó, lòng ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Ban ngày lo sản xuất, ổn định cuộc sống, nhưng buổi tối lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ của ông đều bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hàng ngày.

    - Thế rồi, đột ngột ông nghe tin dữ làng Dầu theo giặc, giữa lúc tâm trạng của ông đang phấn chấn vì nghe những tin thắng trận. Tâm trạng ông trở nên đau đớn, nặng nề, tủi hổ tràn ngập lòng ông. Trước ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu. Tình huống này buộc ông Hai phải lựa chọn giữa tình yêu làng và tình yêu nước.

    - Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con.

    2. Phân tích đoạn trích - cuộc trò chuyện giữa ông Hai với thằng cu Húc.

    - Trong tâm trạng bị dồn nén bế tắc, ông Hai chỉ còn biết trút nỗi lòng mình vào những lời thủ thỉ, tâm sự với đứa con nhỏ. Ông lựa chọn cách nói chuyện với đứa con út, vì nó nhỏ tuổi, ngây thơ, dễ nói chuyện, dễ bày tỏ.

    - Đây là một đoạn đối thoại mà như độc thoại rất cảm động, bộc lộ tấm lòng gắn bó sâu sắc, bền chặt vói quê hương, đất nước, với kháng chiến của ông Hai. Nói với con mà thực chất ông đang tự nhủ với lòng mình, tự giãi bày, tự minh oan.

    - Ông khẳng định với con: “nhà ta ở làng Chợ Dầu"

    -> Ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên. Đây cũng chính là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam.

    - Ông lựa chọn: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

    -> Tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông.

    * Ý nghĩa đoạn trích:

    - Ông muốn khắc sâu tình yêu chợ Dầu vào trái tim bé bỏng của thằng cu Húc và đứa con đã nói hộ lòng ông nỗi nhớ làng.

    - Lời tâm sự của ông như một lời thề, một lời nguyện làm vơi bớt phần nào nỗi khổ tâm trong ông Hai. Tình yêu làng, tình yêu nước của ông thật bền chặt, thiêng liêng. Dẫu cả làng theo giặc ông vẫn một lòng theo kháng chiến.

    * Giá trị nghệ thuật

    - Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ.

    - Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo.

    - Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại

    - Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi.

    c. Tổng kết

    - Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp.

    - Qua nhân vật ông Hai trong tác phẩm nói chung và trong cuộc trò chuyện với thằng cu Húc nói riêng, tác giả muốn biểu đạt một cách thấm thía, xúc động tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

    - Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự đồng cảm từ người đọc.

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Bến Tre năm 2020

    Câu 1. (4 điểm) Đọc văn bản sau, thực hiện các yêu cầu a), b), c, d):

    NGƯỜI ĂN XIN

    Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chia tay xin tôi.

    Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông :

    - Xin ông đừng giận cháu ! Cháu không có gì cho ông cả.

    Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

    - Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra : cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

    (Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, trang 22)

    a) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    b) Tìm thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong câu : Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi.

    c) Theo em, anh thanh niên đã cho cho ông lão điều gì ?

    d) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa được rút ra từ văn bản.

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn 2020 Bến Tre

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bến Tre năm 2019

    Câu 1. (4 điểm)

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a), b), c):

    CÓ ÁP LỰC MỚI CÓ ĐỘNG LỰC PHẤN ĐẤU

    Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm. Họ bắt cậu phải đến 12,5 đô-la nên cậu đã chạy về nhà nhận lỗi với bố. Bố cậu nói :

    - Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau phải trả lại đầy đủ cho bố.

    Kể từ đó, cậu bé bắt đầu kiếm việc làm thuê, dành dụm tích cóp. Chỉ nửa năm sau, cậu đã trả lại đúng 12,5 đô-la cho bố. Về sau, cậu bé ấy khôn lớn và trở thành một nhân vật xuất chúng trong lịch sử. Đó chính là Abraham Lincoln, Tổng thống Hoa Kì sau này.

    (Theo Hạt giống tâm hồn, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, Trang 42)

    a) Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu : Năm 1920, cậu bé 11 tuổi nọ lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm.

    b) Theo em, yêu cầu bố của cậu bé đặt ra ("Tiền, bố có thể cho con mượn trước được nhưng một năm sau, phải trả lại đầy đủ cho bố.”) có ý nghĩa như thế nào đối với cậu bé?

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: đề thi vào lớp 10 môn văn Bến Tre 2019

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn Bến Tre năm 2018

    Câu 1. (5 điểm) Đọc đoạn văn, thực hiện các yêu cầu sau :

    Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói :

    - Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

    - Quê anh ở đâu thế ? - Hoạ sĩ hỏi.

    Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thăng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói: nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc "Thế là một - hoà nhé !". Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đây ư ? Không, không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

    (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa Theo Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 185)

    a) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn,

    b) Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn sau: Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hóa lại không.

    c) Qua đoạn văn, theo em có thể giải thích vì sao anh thanh niên lại từ chối "Không, không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác về hơn.”

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: đề văn thi vào lớp 10 Bến Tre 2018

    Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn năm 2017 Bến Tre

    Câu 1. (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau, thực hiện các yêu cầu a), b, c), d):
    Việt Nam đất nước ta ơi

    Mênh mông biển lúa đầu trời đẹp hơn

    Cánh cò bay lả rập rờn

    Mây mờ che đinh Trường Sơn sớm chiều

    Quê hương biết mấy thân yêu

    Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

    Mặt người vất vả in sâu

    Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn

    (Nguyễn Đình Thi, Bài thơ Hắc Hải.

    Theo Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, trang 109)

    a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

    b) Nêu nội dung chính của đoạn thơ bằng một câu khái quát.

    c) Hãy tìm các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của nó.

    d) Viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam qua đoạn thơ.

    Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: đề thi vào lớp 10 môn văn 2017 Bến Tre

      Đọc Tài Liệu vừa gửi tới các em nội dung chi tiết đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Bến Tre năm 2023 và tổng hợp đề thi vào 10 môn Văn của tỉnh Bến Tre các năm gần đây.

      Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.

      Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
      Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
      Hủy

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM