Đáp án đề Văn vào lớp 10 Trà Vinh năm 2020

Xuất bản: 21/07/2020 - Cập nhật: 02/06/2021 - Tác giả:

Đáp án đề thi Văn vào 10 Trà Vinh 2020 gồm lời giải chi tiết các câu hỏi trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Trà Vinh.

   Xem ngay đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Trà Vinh được ĐọcTàiLiệu cập nhật giúp các em học sinh tham khảo, so sánh kết quả với bài thi của mình.

NEW: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Trà Vinh 2021

Đề thi vào lớp 10 năm 2020

Chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn của tỉnh Trà Vinh như sau:

Sở GD&ĐT Trà Vinh

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Thí sinh đọc đoạn trích dưới đây và chọn một trong hai đề:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình lúc nói nhỏ và kính cẩn thưa:

- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là…

Người thầy giáo già hoảng hốt:

- Thưa ngài, Ngài là...

- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào,..

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.40).

Đề 1

Câu 1(1.0 điểm).

Chỉ là phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. Dấu hiệu cho để nhận biết phương thức biểu đạt đó?

Câu 2 (1.0 điểm).

Trong cuộc đối thoại trên có mấy lượt lời? Căn cứ nào giúp em biết được điều đó?

Câu 3 (1.0 điểm).

Từ câu chuyện ở đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Đề 2

Câu 1(1,0 điểm).

Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu nào giúp em nhận biết ngôi kể đó?

Câu 2(1,0 điểm).

Phương châm hội thoại nào được tuân thủ trong đoạn đối thoại trên? Điều gì giúp em nhận biết được phương châm hội thoại đó?

Câu 3 (1.0 điểm).

Theo em, câu nói: “Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào... "có ý nghĩa như thế nào?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

Câu 1 (2.0 điểm). . Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo.

Câu 2 (5.0 điểm).

Trình bày suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng Kim Lân).

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2020

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đề 1

Câu 1

Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự

Dấu hiệu: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc

Câu 2 

Trong cuộc đối thoại trên có 3 lượt lời

Căn cứ gạch đầu dòng, 2 nhân vật trong đoạn hội thoại lần lượt nói

Câu 3

- Chúng ta phải luôn luôn biết ơn những người đã dạy dỗ mình.

- Biết tri ân, biết đối nhân xử.

- Bản thân phải luôn nhận thức đúng đắn và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó.

Đề 2

Câu 1

Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba

Dấu hiệu: người kể gọi tên theo đúng nhân vật.

Câu 2

Phương châm hội thoại : lịch sự

Dấu hiệu: cả hai nhân vật đều thể hiện sự tôn trọng người khác.

Câu 3

Chúng ta phải luôn luôn thể hiện sự kính trọng, phải giữ đúng đạo làm trò đối với người thầy – cô của mình dù mình có chức vụ, địa vị cao như nào chăng nữa.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1 (2.0 điểm).

*Dẫn dắt vấn đề nghị luận: Lịch sử dân tộc luôn đề cao, coi trọng những người mang trọng trách lớn lao: Dẫn dắt, giáo dục con người trưởng thành. Điều đó đã trở thành một đạo lí mà người ta vẫn gọi là “Tôn sư trọng đạo”.

*Giải thích thế nào là “Tôn sư trọng đạo”?

- “Tôn sư”: Tôn trọng thầy cô giáo

- “Trọng đạo”: Coi trọng đạo lí

⇒ “Tôn sư trọng đạo”: Cần ghi nhớ công ơn, tôn trọng ân nghĩa của thầy cô giáo, coi trọng đạo lí, khắc sâu ơn nghĩa của những người đã dìu dắt, dạy dỗ học trò trong sự nghiệp trồng người.

- "Tôn sự trọng đạo" chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người.

*Bàn luận

- Tại sao cần phải “tôn sư trọng đạo”?

Cần biết ơn thầy cô bởi:

- Thấy cô nâng đỡ, truyền đạt tri thức, chắp cánh nâng đỡ con người trong hành trình dài rộng của cuộc đời

- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp

- Thầy cô dành cho học trò tình yêu thương như mẹ cha

- Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc

- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa

Biểu hiện của “Tôn sư trọng đạo”

- Phạm Sư Mạnh – học trò của cụ Chu Văn An, tuy đã thành quan lớn, nhưng khi quay trở về thăm thầy vẫn kính cẩn, đứng từ xa vái chào. Khi được thầy mời vào nhà chỉ dám ngồi bậc dưới ⇒ Một thái độ, một con người, một nhân cách lớn

- Ngày nay, truyền thống ấy vẫn được thể hiện một cách đa dạng dưới nhiều hình thức:

+ Học sinh gửi những lời tri ân tới thầy cô nhân ngày 20/11

+ Học hành chăm chỉ, lễ phép, ngoan ngoãn với thầy cô giáo…

Kết thúc vấn đề: mở rộng và liên hệ bản thân,

Xem thêm: Dàn ý nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo

Câu 2 (5.0 điểm).

I. Mở bài

Giới thiệu về truyện ngắn Làng, về nhân vật ông Hai

II. Thân bài

Tình cảm, tính cách, phẩm chất của Ông Hai được diễn tả chân thật qua mỗi tình huống.

a) Trong bối cảnh sống tản cư xa làng:

- Vì kháng chiến, gia đình ông Hai phải đi tản cư: ông Hai hăng hái lao động cùng anh em giữ làng, miễn cưỡng đi cùng vợ.

- Ở nơi tản cư:

+ Ông buồn chán, nhớ làng quê, sinh ra lầm lì cáu gắt.

+ Ông Hai hay khoe làng: đi đâu ông cũng kể về làng chợ Dầu của ông,khoe cho thỏa cái miệng và nỗi nhớ trong lòng, hầu như không quan tâm người nghe có hưởng ứng câu chuyện của mình không.

⇒ Khoe làng là cách bản năng nhất thể hiện tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào về quê hương của ông Hai.

- Tình yêu Làng gắn liền với yêu nước, yêu cách mạng:

+ Trước cách mạng: ông tự hào khoe làng giàu và đẹp với cái sinh phần của viên tổng đốc làng.

+ Sau cách mạng: ông chỉ nói về những buổi tập quân sự, những hào giao thông,… Ông thường đến phòng thông tin nghe lỏm tin kháng chiến, vui mừng với những thắng lợi của quân và dân ta.

b) Khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi nghe được tin: ông sững sờ “lặng đi tưởng như không thể thở được”, lảng tránh khỏi đám đông.

- Diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai:

+ Ông nghi ngờ tin đồn sai sự thật, rồi lại tức giận thầm chửi rủa đám người theo giặc, điểm lại từng người một trong làng, lo sợ con cái ông cũng bị hắt hủi, khinh bỉ.

+ Ông xấu hổ, sợ hãi không dám ra đường, chỉ ở trong nhà nghe ngóng.

+ Có lúc ông muốn về làng vì bị người ta hắt hủi, coi khinh. Nhưng ông suy nghĩ: “làng theo Tây thì phải thù” và chỉ biết trò chuyện với đứa con út để khẳng định: ông luôn tin và trung thành với cách mạng, với cụ Hồ, quyết không theo giặc.

⇒ Qua diễn biến tâm lí giằng xé của ông Hai, ta nhận thấy tình yêu sâu đậm của ông dành cho quê hương làng chợ Dầu, đồng thời thấy sự trung thành tuyệt đối với Đảng, cách mạng và Bác Hồ.

c) Niềm vui của ông Hai khi tin làng theo giặc được cải chính.

+ Ông phấn khởi đem quà về cho các con

+ Ông đi từng nhà, gặp từng người chỉ để nói với họ tin: Tây đốt nhà ông, làng ông không theo giặc.

+ Ông kể cho mọi người nghe về trận chống càn quét ở làng chợ Dầu với niềm tự hào.

⇒ tinh thần yêu nước của ông Hai, một tình cảm chân thành của người nông dân chất phác, một người yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng đến độ vui mừng thông báo nhà mình bị giặc đốt cháy sạch.

III. Kết bài:

Cảm nhận chung về nhân vật ông Hai và truyện ngắn Làng

-/-

Các môn thi khác

  • Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020 Trà Vinh
  • Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Anh năm 2020 Trà Vinh

Trên đây là toàn bộ nội dung của đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 của tỉnh Trà Vinh nằm trong tuyển tập Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn tỉnh Trà Vinh được Đọc Tài Liệu thực hiện sau khi kì thi chính thức diễn ra. Với nội dung này các em có thể so sánh đối chiếu kết quả bài thi của mình!

Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành hữu ích với bạn trong kỳ thi này!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM