Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2020

Xuất bản: 23/07/2020 - Cập nhật: 24/05/2021 - Tác giả:

Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2020 gồm lời giải chi tiết các câu hỏi trong đề thi vào 10 môn Văn năm 2020 Nam Định.

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Nam Định được ĐọcTàiLiệu cập nhật giúp các em học sinh tham khảo, so sánh kết quả với bài thi của mình.

NEW: Đề thi vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2021

Đề thi vào lớp 10 năm 2020

Chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn của tỉnh Nam Định như sau:

Sở GD&ĐT Nam Định

ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Văn

de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-van-2020-nam-dinh-anh-1
de-thi-tuyen-sinh-lop-10-mon-van-2020-nam-dinh-anh-2

Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Nam Định 2020

Muốn xem thang điểm chi tiết hãy chuyển tới bài: Đáp án đề thi tham khảo vào 10 môn Văn Nam Định 2020

Dự kiến: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2020 sẽ được cập nhật sau khi kết thúc thời gian thi chính thức 30 - 40 phút

Phần I.

Câu 1. D

Câu 2. B

Câu 3. A

Câu 4. B

Câu 5. A

Câu 6. D

Câu 7. B

Câu 8. A

Phần II. 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2. vì cậu bé đã nhận được tình yêu thương, sự quan tâm rất đỗi chân thành, tự nhiên từ một cô gái nhỏ mà cậu gặp khi định xin đồ ăn.

Câu 3.

- Bài học: khi cho đi bằng tình yêu thương chân thành, ta sẽ nhận lại được sự chân thành, tình yêu thương gấp bội

Phần III

Câu 1

* Giới thiệu vấn đề: trao đi mà không ghi nhớ, nhận về mà không lãng quên

* Giải thích vấn đề

- Cho đi mà không ghi nhớ: khi giúp đỡ mọi người phải luôn xuất phát từ tình yêu thương, từ trái tim trân thành, không toan tính thiệt hơn.

- Nhận về mà không lãng quên: khi nhận được sự giúp đỡ của người khác phải ghi nhớ công ơn và báo đáp khi có cơ hội.

⟹ Câu nói đã khẳng định ý nghĩa của sự cho đi và nhận lại trong cuộc sống.

* Bàn luận vấn đề

- Ý nghĩa:

+ Biết giúp đỡ người khác lúc khó khăn mà không đòi hỏi sự trả ơn là hành động nhân văn, đúng đắn.

+ Khi biết cho đi yêu thương ta sẽ nhận lại yêu thương từ những người xung quanh.

+ Cuộc sống, xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn, mối quan hệ giữa con người với con người trở nên gần gũi hơn khi ta biết cho đi, nhận lại, giúp đỡ và yêu thương nhau chân thành.

- Dẫn chứng

* Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Phê phán sự vô cảm.

- Cho đi và nhận lại không đồng nghĩ với thương hại và đòi hỏi được đền ơn.

- Liên hệ bản thân:

+ Thấy được tầm quan trọng của yêu thương, giúp đỡ mọi người.

+ Có những hành động thiết thực giúp đỡ cha mẹ, bạn bè,…

Câu 2.

Mở bài: Người nghệ sĩ không chỉ lắng nghe nỗi niềm của con người, mà còn biểu đạt nó một cách nghệ thuật, lời nhận xét này càng đúng đắn trong đoạn thơ:

"Xót người tựa cửa hôm mai:

..................
Ầm ầm tiếng sóng.

Thân bài.

1. Kiều cũng xót xa nghĩ đến cha mẹ:

+ Chữ “xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành:

_ Nàng lo lắng xót xa nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần

_ Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.

_ Nàng xót xa khi cha mẹ ngày một thêm già yêu mà mình không được ở bên cạnh để phụng dưỡng.

-> Tác giả đã sử dụng các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” và các điển tích, điển cố “sân Lai,gốc Tử”để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.

=> Ở đây, Nguyễn Du đã miêu tả khách quan tâm trạng của Thúy Kiều vượt qua những định kiến của tư tưởng phong kiến: đặt chữ tình trước chữ hiếu.

Trong cảnh ngộ khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng vẫn quên mình để nghĩ đến người yêu, nghĩ đến cha mẹ.Qua đó chứng tỏ Kiều là con người thủy chung hiếu nghĩa, đáng trân trọng.

2. Tâm trạng đau buồn, lo âu của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.

– Điệp ngữ “buồn trông” được lặp lại 4 lần tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc diễn tả nỗi buồn đang dâng lên lớp lớp trong lòng Kiều. Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết:

+ Cánh buồm thấp thoáng lúc ẩn lúc hiện nơi cửa bể chiều hôm gợi hành trình lưu lạc mờ mịt không biết đâu là bến bờ.

+ Cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi thân phận nhỏ bé, mỏng manh, lênh đênh trôi dạt trên dòng đời vô định không biết đi đâu về đâu.

+ Nội cỏ rầu rầu trải rộng nơi chân mây mặt đất gợi cuộc sống úa tàn, bi thương, vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ.

+ Hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh ầm ầm của tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” gợi tâm trạng lo sợ hãi hùng như báo trước,chỉ ngay sau lúc này, dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.

=> Bằng nghệ thuật ẩn dụ, hệ thống câu hỏi tu từ, các từ láy “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”,“rầu rầu”,”xanh xanh”,”ầm ầm”… góp phần làm nổi bật nỗi buồn nhiều bề trong tâm trạng Kiều. Tác giả lấy ngoại cảnh để bộc lộ tâm cảnh. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động; nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến cơn bão táp của nội tâm, cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Toàn là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự dạt trôi, bế tắc, sự chao đảo nghiêng đổ dữ dội. Lúc này, Kiều trở nên tuyệt vọng,yếu đuối nhất, vì thế nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời ô nhục.

Kết bài: Cảm nhận của em

Đang cập nhật

(Nếu không thấy lời giải, các em bấm F5 để cập nhật lại hoặc có thể vào đây đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 Nam Định )

-/-

Các môn thi khác

• Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Tổ hợp năm 2020 Nam Định

• Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Toán năm 2020 Nam Định

Trên đây là toàn bộ nội dung của đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm 2020 của tỉnh Nam Định được Đọc Tài Liệu thực hiện sau khi kì thi chính thức diễn ra. Với nội dung này các em có thể so sánh đối chiếu kết quả bài thi của mình!

Mong rằng đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Nam Định 2020 của chúng tôi sẽ là người đồng hành hữu ích với bạn trong kỳ thi này.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM