Đề thi thử vào môn Ngữ văn 2019 THCS Thái Thịnh

Xuất bản: 08/05/2019 - Tác giả:

Xem ngay đáp án đề thi thử vào 10 môn văn 2019 của trường THCS Thái Thịnh với tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

Mục lục nội dung

Đề thi thử môn Văn vào 10 của trường THCS Thái Thịnh chi tiết kèm đáp án do Đọc tài liệu tổng hợp mong rằng sẽ là thông tin hữu ích giúp các em chuẩn bị hành trang ôn luyện thi vào 10 môn Ngữ văn sắp tới.

Đề thi thử
vào môn Ngữ văn 2019 THCS Thái Thịnh

TRƯỜNG THCS THÁI THỊNH

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT

MÔN: Ngữ văn 9

ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I (4 điểm)

Một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 có viết:

“Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đỏ của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó".

1. Câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

2. “Một biện pháp" mà tác giả đề cập đến trong câu văn trên là sự việc gì?

3.Tại sao tác giả lại cho rằng “trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra biện pháp” ấy? Em hiểu thế nào về thái độ của tác giả đối với sự việc trên?

4. Đất nước Việt Nam chúng ta đã trải qua những năm tháng chiến tranh đầy khốc liệt và đau thương, Ngày nay, chiến tranh đã đi qua, thế hệ thanh niên đang được sống trong hòa bình. Bằng hiểu biết về văn bản trên và kiến thức xã hội, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình. (Khoảng 2/3 trang giấy thi)

Phần II ( 6 điểm) Cho đoạn thơ sau:

Xót người ta cửa hồn mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

(Kiều ở lầu Ngưng Bích – trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du, SGK Ngữ văn 9 tập 1)

1. Chỉ ra một thành ngữ trong đoạn trích trên và giải nghĩa thành ngữ đó?

2. Thời gian thực tế mà Kiều xa cha mẹ chưa nhiều, nhưng vì sao Nguyễn Du lại viết hai câu thơ: “Sân Lai cách mấy nắng mưa / Có khi gốc tử đã vừa người ôm". Hãy lí giải về cảm nhận này của Kiều?

3. Dựa vào đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch khoảng 8 - 10 câu để làm rõ tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán và thành phần trạng ngữ (Gạch chân và chủ thích).

4. Chép lại một bài ca dao em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn văn 2019 của trường THCS Thái Thịnh

Phần I (4 điểm)

Một văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 có viết:

“Trong thời đại hoàng kim này của khoa học, trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra một biện pháp, chỉ cần bấm nút một cái là đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đỏ của hàng bao nhiêu triệu năm trở lại điểm xuất phát của nó".

1. Câu văn trên trích từ văn bản: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Tác giả: G.Mác-két

2. “Một biện pháp": Chiến tranh hạt nhân

3. Tác giả cho rằng “trí tuệ con người chẳng có gì để tự hào vì đã phát minh ra biện pháp” bởi ông ý cái biện pháp hạt nhân được con người nghĩ ra là hiểm họa khôn lường và nó ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hòa bình của toàn thế giới.

Thái độ của G.Mác-két là khẳng khái, phản đối gay gắn về vấn đề này

4.

Suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống hòa bình

Tham khảo đoạn văn sau:

Từ xưa đến ngày nay vẫn luôn tồn tại 2 trật tự song hành trên thế giới là chiến tranh và hòa bình. Vậy thì hòa bình là gì? Chắc hẳn các bạn cũng hiểu hòa bình là tự do, bình đẳng, không có những cuộc bạo lực chiến tranh hay xung đột...từ đó con người được sống trong hạnh phúc, hòa bình, yên ấm. Theo con tàu không gian dẫn lối ta về với trang lịch sử dụng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta hàng nghìn năm qua, mọi người hắn đều thấy được hiện thực tàn khốc mà chiến tranh mang đến: bao nhiêu người đã hi sinh trên chiến trường, còn mất cha mất mẹ, không được quan tâm chăm sóc và học hành mà những điều đứa trẻ ngây thơ nên được hưởng, vợ xa cách chồng một thân nuôi con nhỏ và mẹ già, nhưng bà mẹ ngày nhớ đêm mong con trở về....Không biết bao nhiêu giọt nước mắt đã rơi, những nỗi buồn khó nói thành lời mà chỉ biết giấu kín. Bao nhiêu khoản tiền chi ra cho những việc phi nghĩa trong khi nhân dân chịu cảnh đói khổ..... Vì vậy mà con người chúng ta vẫn luôn khao khát một thế giới hòa bình, hạnh phúc.Tuy nhiên vẫn luôn có những thế lực (cá nhân hoặc tập thể) không nhận thấy hậu quả của những cuộc xung đột, chiến tranh mà vì tham vọng của mình kích động các cuộc ẩu đả, gây mất trật tự hơn nữa và chiến tranh giữa các quốc gà, dân tộc......Bảo vệ hòa bình có thể xem là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi con người. Chúng ta cần phải có ý thức hơn trong việc gìn giữ hòa bình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, tươi sáng hơn. Hãy luôn ghi nhớ rằng: Hòa bình chính là niềm hạnh phúc to lớn nhất của nhân loại.

Phần II ( 6 điểm) 

1. Thành ngữ trong đoạn trích trên: quạt nồng ấp lạnh

Giải nghĩa thành ngữ: quạt nồng ấp lạnh

Quạt ngày xưa dùng tay để quạt tay và có người quạt, tâm trạng nồng hậu để người thưởng thức được mát, ấp lạnh có nghĩa là mùa đông lạnh giá thì được chở che ấp ủ cho ấm áp. Ở đây Kiều nói về tình cảm mẹ con là phù hợp nhất, ca ngợi công lao trời biển của mẹ cha đối với con cái hoặc là tinh thần phụng dưỡng tận tụy chu đáo của con gái đối với cha mẹ .

2. Điển cố ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Mặc dù Kiều xa cha mẹ chưa nhiều nhưng vẫn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, bởi vì mỗi ngày khi thời gian trôi đi thì cha sẽ thêm một già yếu mà nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ ”cách máy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách bây giờ chưa lâu nhưng liệu qua bao mùa mưa nắng thì nỗi ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ lại càng lớn.

3.

Thân gái một mình nơi đất khách quê người Kiều sống ở lầu Ngưng Bích với tâm trạng cô đơn buồn tủi. Nỗi cô đơn của Kiều ai thấu được! Nhưng dù có uất ức cho hoàn cảnh, số phận bi ai nhưng mà trong tâm can Kiều lại càng chồng chất nỗi nhớ thương cha mẹ:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mẩy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

Kiều xót xa khi bố mẹ đã già yếu mà ngày ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con, nàng còn xót xa bởi mình không tự tay chăm sóc được cha mẹ và hiện thời ai là người chăm nom. Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” điển cố ” sân lai” ” gốc tử” đều nói lên tâm trạng nhớ thương tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Nhớ về cha mẹ còn tưởng tượng ra cảnh giờ đây quê nhà đã đổi thay, mà sự đổi thay khiến nàng lo lắng nhất là “Có khi gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ mỗi ngày thêm một già yếu nàng thì chẳng thể nào chăm sóc. Cụm từ” cách máy nắng mưa” vừa nói được thời gian xa cách qua bao mùa mưa nắng vừa nói lên sự tàn phá của tự nhiên, của nắng mưa đối với con người và cảnh vật, lần nào nhớ về cha mẹ Kiều cũng ” nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận day dứt vì đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi gắm vào chiều dài thời gian, chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm sâu xa. Bằng 4 câu thơ, ta hiểu tại sao trong nỗi nhớ thương Kiều lại nhớ Kim Trọng trước cha mẹ sau, phải chăng trong hai chữ tình hiếu nàng đã tạm yên với chữ hiếu bởi khi bán mình chuộc cha Kiều đã phần nào đền đáp được công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ.

Xem thêm: Phân tích tâm trạng của Kiều trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

4. Chép lại một bài ca dao em đã được học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo của người con đối với cha mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM