Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn lí năm học 2021 - 2022 trường THPT chuyên Sư phạm HN .
Đề thi thử vào 10 môn Lí năm 2021 trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CHUYÊN | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN NĂM 2021 MÔN: VẬT LÍ Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) |
Câu I.
Một hộ gia đình ở cách đường dây tải điện có hiệu điện thế ổn định U = 220V một khoảng \(\iota = 1,00km\), sử dụng điện với công suất tiêu thụ cực đại \(P_{max} = 10,0kW\). Điện năng được truyền tải từ đường dây tới hộ gia đình bằng hai dây dẫn bằng đông giống hệt nhau và có cùng chiều dài \(\iota\), bán kính r. Trong quá trình sử dụng, gia đình để nhận thấy khi công suất tiêu thụ là P_{max} thì hiệu suất truyền tải là \(H_o = 90,0%\). Biết rằng điện trở suất của đồng là \(P_{max} = 172.10^-{8} \Omega m\).
1. Khi gia đình đó dùng điện với công suất \(P_{max}\), tìm
a. cường độ dòng điện trên các dây dẫn.
b. công suất tỏa nhiệt trên mỗi mét dây dẫn.
2. Tính bán kính r của dây dẫn.
3. Tim hiệu suất truyền tải điện năng từ đường dây về hộ gia đình tại thời điểm công suất tiêu thụ là P = 500w.
Câu II.
Một nhóm 5 người cần di chuyển từ điểm A đến điểm B cách nhau một khoảng \(\iota\) = 5,00km, nhưng họ chỉ có một chiếc xe máy và chỉ một người trong số họ biết lái xe, Biết rằng, vận tốc của xe máy lúc chở một người là t = 60,0km/h và lúc chở hai người là t' = 50,0km/h.
1. Nêu phương án di chuyển của nhóm là: người đi xe máy chở lần lượt từng người từ A và thả họ ở B thì
a. quãng đường tổng cộng mà xe máy đã di chuyển là bao nhiêu?
b. thời gian chuyển động tổng cộng của xe máy là bao nhiêu?
2. Để mọi người xuất phát và đến đích cùng một lúc, họ quyết định để người biết lái xe chở người thứ nhất (trong khi những người khác đi bộ) đến điểm \(T_1\), và thả anh ta ở đó rồi ngay lập tức quay lại đón người thứ hai ở D, rồi đuổi theo người thứ nhất và bắt kịp anh ta ở \(T_2\), người thứ hai sau đó sẽ cùng đi bộ với người thứ nhất về B. Cứ như vậy người lái xe máy sẽ đón người cuối cùng ở D, và thả anh ta khi gặp những người đi bộ phía trước ở B. Vận tốc của tất cả người đi bộ đều là u = 5,00km/h.
a. Tính \(AD_2\) và \(AT_2\).
b. Tính thời gian di chuyển từ A đến B của nhóm.
Câu III.
Khi đun nước ở áp suất khí quyển \(p_0 = 101kPa\) đến nhiệt độ \(t_x= 100^oC\) thì trong lòng của khối nước xuất hiện các bột hơi nước bão hòa có áp suất \(p = p_0\) và khối lượng riêng \(p = 587g/m^3\). Nếu tiếp tục đun ta thấy nhiệt độ của nước không thay đổi nhưng các bọt khí xuất hiện nhiều hơn, nổi lên và vỡ ở trên mặt nước, quả Tin này gọi là sự sôi của nước. Thực nghiệm cho thấy để giải phóng mỗi gam hơi nước vào không khí người ta cần truyền vào khối nước ở nhiệt độ \(t_s\) một nhiệt lượng Q = 2,24kJ. Biết rằng nhiệt dung riêng của nước là \(c = 4,18J/g. ^oC\).
1. Chúng ta có thể tạo ra \(m_0 = 1,00kg\) nước có nhiệt độ 100°C bằng cách bơm hơi nước ở áp suất \(p_0\) và nhiệt độ \(t_s\) vào nước ở nhiệt độ \(t= 27,0^oC\). Nêu quá trình truyền nhiệt giữa hơi nước sôi và nước là cách nhiệt tuyệt đối với môi trường và bình chữa thi khối lượng \(m_1\) của hơi nước và \(m_2\) của nước là bao nhiêu?
2. Tính công mà nồi nước sôi thực hiện khi nó giải phóng m = 100g hơi nước vào không khí.
Gợi ý: Cho hơi nước sôi vào một xi lanh hình trụ có tiết diện S để nó đẩy pit-tong dưới áp suất không đổi \(p_0\).
3. Cần phải truyền cho mỗi phân tử nước trong khối nước ở nhiệt độ t, một năng lượng bằng bao nhiêu để phá vô liên kết giữa nổ với phần còn lại của khối nước. Biết rằng khối lượng mol của hơi nước là \(\mu=18,0 g/mol\), số Avogadro là \(N_A = 6,02.10^{23}\) phân tử/mol.
Câu IV.
Hình vẽ bên là sơ đồ của một phần của một mạch điện đang hoạt động Người ta nhận thấy rằng khi điều chỉnh biến trở R thì số chỉ của các Ampe kế thay đổi, còn số chỉ của các Vôn kế không đổi và số chỉ của \(V_1\) luôn là \(U_1 = U_{CD} = 3,70V\). Khi biến trở có điện trở \(R = r_1 = 10,0k \Omega\) thì Ampe kế \(A_1\) chỉ số 0. Khi biến trở có giá trị \(R = r_2 = 0\) thi số chỉ của\( A_1\) là \(I_1 = 0,370mA\), còn số chi của \(A_2\) là \(l_2 = 2I_1\). Biết rằng các Vôn kế có điện trở rất lớn, các Ampe kế và các dây nối có điện trở không đáng kể.
1. Tìm giá trị điện trở \(R_1\) và \(R_2\).
2. Tính công suất tỏa nhiệt trên R, khi điện trở của biến trở là \(R = r_1 = 10,0k/ \Omega\) .
3. Tìm số chỉ các Ampe kế khi biến trở có điện trở \(R = r_3 = 20,0kg\Omega\) .
4. Điều chỉnh biến trở R cho đến khi công suất tỏa nhiệt trên biến trở đạt cực đại. Tìm công suất cực đại của biến trở và điện trở của biến trở khi công suất của nó đạt cực đại.
Câu V.
Chiếu một tia sáng vào điểm M trên gương G của hệ hai gương \(G_1\) và \(G_2\) (có mặt phản xạ quay vào nhau và 1 hợp với nhau một góc \(\alpha = 20,0^o\)) theo hướng hợp với G, một góc \(\beta = 8,0^o\) như hình vẽ, OM = l = 1,00m.
1. Tìm số lần tỉa sáng phản xạ trên hệ hai gương trước khi ra khỏi hệ.
2. Tia sáng đi ra khỏi hệ tử gượng nào, theo hướng hợp với chính gương đó một góc bằng bao nhiêu?
3. Gọi M, là điểm mà tia sáng phản xạ trên hệ gần 0 nhất, tính \(M_0O\).
4. Biết tia sáng phản xạ lần cuối cùng trên hệ gương tại điểm P, PO có giá trị bằng bao nhiêu?
-Hết-
Vậy là cấu trúc đề thi thử vào 10 môn lí của trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội đều không có nhiều thay đổi so với cấu trúc đề tuyển sinh vào lớp 10 các năm. Hãy cùng các bạn của mình thử sức làm bài trong thời gian 150 phút rồi so sánh bài làm với nhau nhé.
-/-
Trên đây là lời giải chi tiết đề thi thử vật lí vào lớp 10 năm 2021 của trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liệu đề thi thử vào lớp 10 môn Anh khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.