Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn trường THCS Xuân Thọ - Thanh Hóa

Xuất bản: 15/02/2020 - Cập nhật: 19/02/2020 - Tác giả: Giangdh

Chi tiết đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2020 của trường THCS Xuân Thọ - Thanh Hóa giúp các em bổ sung thêm những dạng bài cần ôn tập để chuẩn bị tốt hơn cho kì thi tuyển sinh

Mục lục nội dung

Đề thi thử vào 10 năm 2020 môn Ngữ văn của trường THCS Xuân Thọ - Thanh Hóa dưới đây được Học tốt sưu tập và muốn các em tham khảo, qua đó tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm cần ôn tập

Đề thi
thử vào lớp 10 môn Văn trường THCS Xuân Thọ - Thanh Hóa

Câu 1 (2 điểm).

Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.”

(Ngữ văn 9 – tập 2 NXB Giáo dục – 2006)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

Câu 2 (3,0 điểm).

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.

b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.

c.

Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?

Câu 3 (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn trường THCS Xuân Thọ - Thanh Hóa

Câu 1 (2,0 điểm).

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.

b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.

d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu.

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Chép tiếp 6 câu thơ

 Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

b.

- Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

  • Về nội dung: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.
  • Về nghệ thuật: Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

c. Chén đồng: Chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.

Câu 3: (5 điểm)

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm "Chiếc lược ngà"

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.

b. Thân bài

- Cảnh ngộ của cha con ông Sáu

- Tình cảm của cha con ông Sáu

* Trước khi bé Thu nhận cha - Tình cảm ông Sáu dành cho con:

  • Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.
  • Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng "ba".
  • Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.

- Tình cảm của bé Thu dành cho cha:

  • Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.
  • Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.
  • Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.

- Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.

* Phẩn còn lại của câu chuyện

- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.

- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.

- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.

* Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà

- Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.

- Tượng trưng cho tình cha con bất tử.

=>Tóm lại:

Qua “Chiếc lược ngà",người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gâyra. Nó phẩn nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả.

-Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.

Có thể bạn quan tâm: Phân tích tình cảm của ông Sáu dành cho con trong Chiếc lược ngà

* Nghệ thuật truyện

- Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le

-Phân tích tâm lí nhân vật tình tế, sâu sắc.

- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng "tôi" có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhận vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.

- Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.

- Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.

c. Kết bài

- Khẳng định sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mảng đề tài tình cảm gia đình và chiến tranh.

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.

Bài văn tham khảo: Cảm nhận về tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà

----------------

Trên đây là mẫu đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chi tiết của trường THPT Xuân Thọ, các em có thể lưu về để tham khảo và thử sức của mình xem có thể hoàn thành đề thi này trong thời gian bao nhiêu lâu.

Chúng tôi còn rất nhiều những bộ de thi thu mon van vao lop 10 chọn lọc của các tỉnh trên cả nước, thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật những bộ đề thi thử mới nhất nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM