Tham khảo đề thi thử vào lớp 10 môn Văn TP Hải Phòng số 1 nhằm đánh giá chất lượng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 sắp tới của toàn thể học sinh lớp 9. Đề thi bao gồm 2-3 phần, thí sinh làm bài trong thời gian 90 - 120 phút, nằm trong bộ đề thi thử môn văn vào lớp 10 Hải Phòng do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp.
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn TP Hải Phòng số 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm).
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
"Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sản đó cũng chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, và những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cả kho, rau luộc, da ghẻm, cà muối, cháo hoa".
Câu 1. (0,5 điểm).
Nêu tên tác giả và tên văn bản chứa đoạn trích trên?
Câu 2. (0,5 điểm).
Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào đối với Hồ Chí Minh?
Câu 3. (1,0 điểm).
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu "Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì"? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?
Câu 4: (1,0 điểm).
Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích là gì?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm).
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.
Câu 2. (5,0 điểm).
Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh người bà được thể hiện trong đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xối gạo mới sẽ chung vui
Nhóm dậy cà tâm tình thôi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa !"
(Bếp lửa - Bằng Việt)
- Hết -
Vậy là Đọc tài liệu lại giới thiệu thêm cho các em học sinh lớp 9 một tài liệu đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10, mong rằng những tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt hơn! Thử làm rồi so sánh đối chiếu với đáp án bên dưới nhé!
Đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn TP Hải Phòng số 1
I. Đọc hiểu
Câu 1.
+Tác giả Lê Anh Trà
+ Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
Câu 2.
+ Thái độ của tác giả đối với Hồ Chí Minh: trân trọng, khâm phục, tự hào về lối sống đẹp đẽ của Hồ Chí Minh
Câu 3.
- Biện pháp tu từ liệt kê, so sánh
- Tác dụng: Làm rõ được lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác được thể hiện qua sinh hoạt thường ngày.
Câu 4.
Thông điệp của tác giả:
- Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi mỗi chúng ta hãy biết hòa quyện giữa lối sống hiện đại của thế giới với lối sống truyền thống của dân tộc.
- Đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay cần phải sống phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình, bản thân.
Xem thêm:
- Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
II. Làm văn
Câu 1. Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh chị về vấn đề trên.
a. Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận: thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh
c. Triển khai vấn đề nghị luận thi sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận theo nhiều cách nhưng có thể theo hưởng sau:
Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh là một điều có ý nghĩa, rất quan trọng với mỗi chúng ta đặc biệt trong tình hình đất nước hiện nay - nền kinh tế hội nhập đòi hỏi việc hòa quyện giữa lối sống hiện đại và dân tộc,
- Cần có lối sống giản dị, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của gia đình, bản thân. Biểu hiện qua giao tiếp - cuộc sống thường ngày. Cần tích cực, chủ động trong việc tiếp thu tri thức và văn hóa nhân loại, đặc biệt là qua việc trau dồi vốn ngoại ngữ...Tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhưng phải giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Khẳng định ý nghĩa tốt đẹp của việc học tập phong cách Hồ Chí Minh trong việc hình thành phong cách sống của các bạn trẻ hiện nay.
- Phê phán một bộ phận thanh niên, học sinh ngày nay có lối sống đua đòi, ăn chơi.
- Bài học nhận thức và hành động của bản thân
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu không sai chính tả, dùng từ, đặt câu (Hoặc có 1 vài lỗi nhỏ, không đáng kẽ).
Câu 2
a) Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài nghị luận văn học. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trội chảy, ít mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về hình thức: Trên cơ sở hiểu biết về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt thi sinh trình bày được những cảm nhận của mình về hình ảnh người bà qua đoạn thơ. Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
I. Mở bài:
- Giới thiệu được tác giả Bằng Việt, bài thơ "Bếp lửa"
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Hình ảnh người bà qua đoạn thơ.
II. Thân bài:
* Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm của người cháu về bếp lửa và người bà. Tác giả khẳng định: suốt đời bà không khi nào khác được, luôn vật vả, tảo tần và giàu đức hi sinh. Vì thương con, thương cháu mà bà tự nguyện lận đận trọn kiếp người. Tác giả thường bà thật thấm thía, chân thành.
+ Điệp từ "nhóm” được nhắc lại 4 lần mang những ý nghĩa khác nhau, bồi đắp cao dần, ngày càng tỏa sáng.
+ Khi bà " nhóm bếp lửa" cũng là lúc bả nhóm lên tình yêu thương, nhóm lên niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ, và cả tâm tình tuổi thơ.
+ Bà "nhóm lên" trong cháu, truyền cho cháu tình ruột thịt nồng ấm, khơi dậy tình làng nghĩa xóm, thắp sáng hoài bão, ước mơ....
+ Nhờ ngọn lửa mà bà "ủ", bà "nhen", bà "giữ", cháu thêm hiểu, thêm yêu con người, đất nước, sống ân nghĩa, thuỷ chung, cháu có nghị lực để vượt qua gian khó, trưởng thành.
=> Đánh giá: Bà là hiện thân của biết bao người bà, người mẹ, người phụ nữ Việt Nam trong những năm kháng chiến: yêu nước, tảo tần, nhẫn nại, giàu đức hi sinh và đầy lòng yêu thương.
*Nghệ thuật:
+ Phương thức biểu đạt kết hợp biểu cảm với tự sự, miêu tả và bình luận
+ Hình ảnh người bà không được khắc họa trực tiếp mà bằng dòng hồi tưởng, suy ngẫm, bằng tình yêu, lòng biết ơn vô hạn của người cháu.
+ Cách lựa chọn hình ảnh, ngôn ngữ vừa gần gũi, giản dị vừa có ý nghĩa biểu tượng cao, hình ảnh bếp lửa và người bà gắn bó mật thiết, vừa tách bạch, vừa nhoè lên trong nhau, tỏa sáng trong nhau.
+ Giọng thơ tâm tình, thiết tha câu lắng, xúc động chân thành.
III. Kết thúc vấn đề: đánh giá khẳng định lại vấn đề nghị luận.
Xem thêm: Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài Bếp lửa
-/-
--------------------
Với đề thi thử vào lớp 10 môn Văn TP Hải Phòng số 1, Đọc Tài Liệu hy vọng các em học sinh sẽ ôn tập tốt, rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức để vượt qua kỳ thi sắp tới một cách thành công. Em hãy truy cập doctailieu.com mỗi ngày để tham khảo thêm kho đề thi thử vào lớp 10 phong phú của chúng tôi nhé.
Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!