Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ số 1 cho các em học sinh tham khảo cũng là nhằm đánh giá chất lượng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh vào 10 sắp tới của toàn thể học sinh lớp 9. Đề thi bao gồm 2-3 phần, thí sinh làm bài trong thời gian 90 - 120 phút, nằm trong bộ đề thi thử vào 10 môn văn Phú Thọ do Đọc Tài Liệu sưu tầm và tổng hợp.
Đề thithử vào lớp 10 môn văn tỉnh Phú Thọ số 1
Câu 1 (2,0 điểm).
Cho đoạn văn sau:
Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đó kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đó mang lại cho chúng cả sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.
a) Xác định các biện pháp tu từ từ được dùng trong đoạn văn trên.
b) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn.
Câu 2: (3,0 điểm).
Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: "Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh". Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? (Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề này)
Câu 3 (5,0 điểm).
Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
>> Tuyển tập đề thi thử vào lớp 10 môn văn 2019 đầy đủ nhất
Đáp án Đề thi thử vào lớp 10 môn văn tỉnh Phú Thọ số 1
Câu 1 (2,0 điểm).
a)
- Phép nhân hóa: Làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.
- Phép so sánh: "Những hạt mưa như nhảy nhót".
b)
- Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề chung là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (0,25 điểm) Liên kết logic: Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (0,25 điểm) Liên kết hình thức:
- Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất. (0,25 điểm) Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt. (0,25 điểm) Phép thế: cây cỏ - chúng. (0,25 điểm) Phép nối: và. (0,25 điểm)
Câu 2: (3,0 điểm).
- Giải thích: Tri thức là kiến thức tích lũy được về các lĩnh vực khác nhau của mỗi người nhờ học tập, rèn luyện và suy nghĩ => Như vậy, tri thức là nguồn sức mạnh trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống con người, đồng thời cũng là sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.
- Phân tích, bình luận đánh giá:
- Câu nói của Lê-nin hoàn toàn đúng với mọi thời đại. Tri thức là những kiến thức ta tích lũy được. Câu nói trên Lê nin muốn khẳng định một điều là: Con người có được sức mạnh chính là nhờ có tri thức. Đây là một nhận định sâu sắc về vai trò quan trọng của tri thức.
- Vậy vì sao tri thức lại có vai trò quan trọng như vậy? Ta thấy rằng câu nói của Lê nin xuất phát từ thực tế cuộc sống văn minh nhân loại. Tri thức nhân loại là kho tàng vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Nếu không học tập, chúng ta sẽ bị lạc hậu, không bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới. Người có tri thức sâu rộng có thể làm được những công việc mà nhiều người khác không làm được, người có tri thức có khả năng làm tốt công việc của mình và giúp ích nhiều cho xã hội. (Dẫn chứng- phân tích )
- Nhưng muốn có tri thức, có sức mạnh thì con người phải có cả những phẩm chất khác như tài, đức, nhân cách... (Dẫn chứng- phân tích)
- Có thể phê phán tư tưởng coi thường tri thức hoặc ỷ vào tài sản của bố mẹ....mà không chịu học hỏi để có tri thức.
- Tuổi trẻ của chúng ta cần phải có ý thức hơn nữa trước lời khuyên của Lê nin. Có ý thức làm chủ tri thức để sau này xây dựng quê hương đất nước.
>>>Tham khảo thêm: Soạn bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Câu 3 (5,0 điểm).
a) Mở bài: (0,5 điểm)
- Huy Cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam
- Giữa năm 1958, ông có chuyến đi thực tế dài ngày ở Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, ông viết Đoàn thuyền đánh cá.
- Hai khổ thơ cuối, tác giả khắc họa hình ảnh tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
b) Thân bài: (4,0 điểm)
+ Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên tráng lệ và người lao động: (2,5 điểm)
Ra đi từ lúc hoàng hôn buông xuống, sóng cài then, đêm sập cửa, vũ trụ nghĩ ngơi, nay trở về bình minh đang lên rạng rỡ. Trước hết, đó là cảnh khẩn trương, hối hả chuẩn bị cho sự trở về:
Sao mờ, kéo lưới trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóc rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng
Tất cả tinh thần khẩn trương, hối hả được diễn tả qua từ "kịp" và hình ảnh "kéo xoăn tay" một hình ảnh thơ khỏe khoắn gợi tả một công việc lao động hăng say, vất vả nhưng lấp lánh niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được "chùm cá nặng".
- Sự khoẻ mạnh của người lao động qua hình ảnh ẩn dụ "ta kéo xoăn tay chùm cá nặng"
- Niềm vui tươi trong lao động qua những câu thơ tả cảnh đẹp, đầy sáng tạo.
+ Cảnh đoàn thuyền buồm căng gió trở về bến: (1,5 điểm)
Công việc đánh cá kết thúc, khi mà: "lưới xếp, buồm lên đón nắng hồng" đó là lúc đoàn thuyền trở về:
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi
- Chi tiết "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời" và "mặt trời đội biển nhô màu mới" là chi tiết giàu ý nghĩa. Hình ảnh "mặt trời" là hình ảnh ẩn dụ cho một tương lai xán lạn. Và con thuyền chạy đua về tương lai là con thuyền tự do làm chủ cuộc sống đang trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hứa hẹn thành công.
c) Kết bài: (0,5 điểm)
- Bài "Đoàn thuyền đánh cá" là một trong những bài thơ hay phản ánh không khí lao động hăng say, náo nức của những người lao động đánh cá trên biển trong không khí của những ngày đất nước miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng độc đáo và vận dụng nhiều biện pháp tu từ thành công. Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, cần trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.
>>> Tham khảo thêm: Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
--------------------
Với đề thi thử vào lớp 10 môn Văn tỉnh Phú Thọ số 1, Đọc Tài Liệu hy vọng các em học sinh sẽ ôn tập tốt, rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức để vượt qua kỳ thi sắp tới một cách thành công. Em hãy truy cập doctailieu.com mỗi ngày để tham khảo thêm kho đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 phong phú của chúng tôi nhé.
Chúc các em một kì thi đạt kết quả cao nhất!