Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn THPT 2018 Phòng GD&ĐT Hàm Yên

Xuất bản: 13/04/2018 - Cập nhật: 15/03/2019 - Tác giả:

Đề thi thử môn Văn tuyển sinh vào lớp 10 của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có kèm theo đáp án gợi ý học sinh có thể đối chiếu để rút kinh nghiệm.

Mục lục nội dung

Cấu trúc chung đề thi:

Đề thi gồm có 2 phần chính:

Phần 1: Đọc - hiểu

- Đọc đoạn thơ cho trước và thực hiện các yêu cầu bên dưới: tên tác giả, tác phẩm, tìm thành ngữ, viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về đoạn thơ.

Phần 2: Làm văn

- Viết bài văn nghị luận nội dung phân tích, nêu suy nghĩ về nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa".

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn THPT 2018 - Phòng GD&ĐT Hàm Yên

Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 3:

"Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"...

(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? "Người đồng mình" được nhà thơ nói tới là những ai? (1,0 điểm)

Câu 2: Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? (1,0 điểm)

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về khổ thơ trên? (2,0 điểm)

Phần II. Làm văn (6,0 điểm)

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả Nguyễn Thành Long.

Sau khi tham khảo và thử sức với mẫu đề thi thử môn Văn cơ bản trên đây của Phòng GD&ĐT huyện Hàm Yên, các em có thể so sánh kết quả bài làm của mình với gợi ý đáp án dưới đây nhé !

học sinh giải đề thi thử vào lớp 10 môn Văn THPT Hàm Yên

Đáp án gợi ý đề thi Văn vào lớp 10 huyện Hàm Yên năm 2018

Phần I: Đọc - hiểu

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích từ bài thơ "Nói với con".

- Tác giả: Y Phương.

- "Người đồng mình" là người vùng mình, người miền mình, có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng một quê hương, cùng một dân tộc.

Câu 2:

Thành ngữ có trong đoạn thơ trên là "Lên thác xuống ghềnh".

Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của "người đồng mình".

Câu 3:

a. Gợi ý về hình thức: Đoạn văn cần đảm bảo về cấu trúc đoạn văn ngắn (200 từ) có bố cục đầy đủ 3 phần (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn), diễn đạt mạch lạc, không sai lỗi chính tả.

b. Gợi ý về nội dung:

Học sinh làm rõ ý chính đề yêu cầu:

* Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về đoạn thơ.

* Thân đoạn:

Đảm bảo các nội dung chính:

- Cuộc sống vất vả cực nhọc và những của phẩm chất cao đẹp của "Người đồng mình" (mạnh mẽ, giàu ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống...).

- Lời nhắn nhủ của cha đối với con (Sống phải có nghĩa tình, chung thủy với quê hương mình. Biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, bằng niềm tin ...).

* Kết đoạn: Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.

Phần II. Làm văn

» Có thể tham khảo thêm bài văn mẫu: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Mời các em và thầy cô tải về file đính kèm để xem được đầy đủ nhất nội dung đề thi cũng như đáp án gợi ý cho đề thi thử môn Văn vào lớp 10 THPT của huyện Hàm Yên năm 2018 nhé !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM