Đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Nam Định số 3 (có đáp án)

Xuất bản: 07/03/2021 - Cập nhật: 08/03/2021 - Tác giả:

Đáp án đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Nam Định đề số 3 trong bộ đề thi thử mới nhất dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Mục lục nội dung

Tham khảo ngay mẫu đề số 3 trong bộ đề thi thử vào lớp 10 môn văn Nam Định hay nhất dành cho các em học sinh lớp 9. Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi dưới đây nhé:

Đề thi thử vào 10 Nam Định số 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Trong tám câu hỏi sau, mỗi câu có bốn phương án trả lời A, B, C, D: trong đó có một phương án đúng. Hãy chọn một phương án đúng để viết vào tờ giấy thi.

Câu 1: Thuật ngữ là những từ như thế nào?

A. Là những từ có tính biểu cảm.

B. Là những từ biểu thị nghề nghiệp.

C. Là những từ chỉ các lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp.

D. Là những từ biểu thị khái niệm công nghệ, khoa học thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

Câu 2: Đặt trước chủ ngữ để nêu đề tài nói đến trong câu,thường có thể thêm quan hệ từ "về" hay "đối với" đứng trước.Đó là thành phần nào?

A.Chủ ngữ.       B.Vị ngữ.

C.Trạng ngữ.       D.Khởi ngữ.

Câu 3: Thành phần nào không phải là thành phần biệt lập của câu ?

A.Thành phần gọi - đáp.     B. Thành phần phụ chú.

C. Thành phần chủ ngữ.     C. Thành phần cảm thán.

Câu 4: Trong câu văn: Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó. (Trích "Những ngôi sao xa xôi"- Lương Minh Khuê) có mấy cụm động từ?

A. Hai.     B. Ba.

C. Bốn.     D. Năm.

Câu 5: Trong câu "Gần xa nô nức yến anh" ( Truyện Kiều) có sử dụng biện pháp tu từ từ vựng nào?

A. Hoán dụ.     B. Ẩn dụ.

C. Nhân hóa.     D. Chơi chữ.

Câu 6: Tìm rồi nêu ra câu tục ngữ hoặc thành ngữ có ý nghĩa khuyên nhủ mọi người tuân thủ phương châm về chất khi nói năng.

A. Nói có sách, mách có chứng.

B. Nói một tấc lên trời.

C. Ăn ốc nói mò.

D. Nói nhăng, nói cuội.

Câu 7: Đoạn văn: "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu." (Thép Mới) đã dùng phép liên kết chủ yếu nào để liên kết các câu với nhau?

A. Phép đồng nghĩa.     B. Phép thế.

C. Phép nối.     D. Phép lặp.

Câu 8: Câu văn: "Lời gửi của văn nghệ là sự sống." (Trích "Tiếng nói văn nghệ" - Nguyễn Đình Thi), xét về kết cấu ngữ pháp, thuộc loại câu gì?

A. Câu đơn.     B. Câu ghép.

C. Câu đặc biệt.     D. Câu rút gọn.

Phần II: TỰ LUẬN. (8 điểm)

Câu 1: (3.0 điểm):

Đoạn thơ:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Đồng chí- Chính Hữu)

a, Đoạn thơ trên nằm ở phần nào trong bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu? Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác vào năm nào?

b, Hãy viết về cái hay của đoạn thơ trên?

Câu 2: Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề tai nạn giao thông của nước ta hiện nay?

Hết

Vậy là Đọc tài liệu đã giới thiệu tới các em đề thi thử số 3 môn Văn dựa trên cấu trúc đề thi minh họa của tỉnh Nam Định, mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào lớp 10 môn văn khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn Nam Định số 3

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: (2.0 điểm)

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
DDCBBADA

(Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm; đáp án sai, hoặc chọn 2 đáp án, không cho điểm)

PHẦN II: TỰ LUẬN: (8.0 điểm)

Câu 1:

a,

+ Đây là đoạn kết của bài thơ Đồng chí.

+ Bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu được sáng tác vào năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

b,

- Trong cảnh rừng hoang, sương muối, các anh bộ đội đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc. Trăng như đang treo trên đầu ngọn súng của các anh. Hình ảnh thơ "Đầu súng trăng treo" lung linh trong cảm hứng kết hòa hiện thực với lãng mạn, gợi lên bao liên tưởng và cảm nhận lý thú cho người đọc về: súng và trăng, gần và xa, thực tại và thơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chất chiến sĩ và thi sĩ...

- Câu thơ cuối, bốn tiếng có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì đó lơ lửng, chông chênh trong sự bát ngát.

- Chỉ có Chính Hữu, nhà thơ chiến sĩ mới có được phát hiện về một hình ảnh thực, kết vào thơ để trở thành một biểu tượng đẹp và đầy ý nghĩa về anh bộ đội cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp và sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn dân tộc.

Câu 2:

* Yêu cầu về kỹ năng:

- HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; Luận điểm rõ ràng, lý lẽ và dẫn chứng hợp lý; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu về kiến thức:

- Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ được những yêu cầu sau theo bố cục của bài văn:

a, Mở bài:

- Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

- Nhận thức của tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông.

b, Thân bài:

* Thực trạng giao thông ở nước ta hiện nay:

+ Đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên cả nước, 33-34 người chết và bị thương trên 1 ngày.

+ Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông.

* Hậu quả của vấn đề tai nạn giao thông:

+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu qủa nặng nề cho cả cộng đồng.

+ Gây đau đớn, mất mát đau thương  cho người thân và xã hội.

* Nguyên nhân của vấn đề:

+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)

+ Thiếu hiểu biết về các quy định ATGT (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng lòng đường...)

+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)

+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn cáo nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

* Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu TNGT:

+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp. ngoài ra bản thân mỗi người phải tìm hiểu nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo ATGT.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh về ATGT: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng, đõ đứng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng, phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

+ Tuyên truyền luật giao thông: Trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT.

Tài liệu em nhất định phải tham khảo: nghị luận xã hội về vấn đề giao thông hiện nay ở nước ta

c, Kết bài:

- ATGT là hạnh phú của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức...cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu, thực hiện những giả pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT.

-/-

Nguồn tài liệu: Lớp văn cô Thu

Mong rằng với trọn bộ đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn năm này thì các em có thể hoàn thiện kĩ năng làm văn và giải đề tốt hơn. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM