Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm 2020 trường THPT Yên Lạc

Xuất bản: 24/02/2020 - Tác giả: Giangdh

Tham khảo ngay đề thi thử vào 10 môn Văn của trường THPT Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc năm học 2020/2021 để mở rộng thêm nội dung ôn tập chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh

Mục lục nội dung

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn năm học 2020 của trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc dưới đây được Học tốt biên tập nhằm hỗ trợ các em trong quá trình ôn thi với mong muốn giúp các em đạt được điểm số cao trong kì thi quan trọng.

Đề thi
thử lớp 10 môn Văn trường THPT Yên Lạc

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).

Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn đó nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta sẻ chia, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. (Đó chính là sự “cho” và “nhận” trong cuộc đời này).

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “Những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “Đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim cỏ những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.

(Trích “Lời khuyên cuộc sống…”)

Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 3. Theo tác giả, cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là cái gì?

Câu 4. Tại sao lại nói: “Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm).

Từ nội dung văn bản trên, anh/chị hãy viết đoạn văn suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).

Hãy viết bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ của anh (chị) về nạn bạo lực học đường hiện nay.

Đáp án đề thi thử môn Văn vào lớp 10 trường THPT Yên Lạc

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm).

Câu 1: Nội dung văn bản: Bàn về cho và nhận trong cuộc sống

Câu 2

: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 3: Theo tác giả, cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là: tình yêu thương

Câu 4: Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất vì: cho đi là biểu hiện của hành động đẹp, của việc làm tốt, việc có ích. Vì thế, ngay khi cho đi, ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm).

Câu 1: đoạn văn suy nghĩ về “cho” và “nhận” trong cuộc sống

Bài văn tham khảo: Nghị luận về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống

Câu 2: Bài văn nghị luận xã hội nêu suy nghĩ về nạn bạo lực học đường hiện nay

Dàn ý tham khảo

I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường.

- Là vấn nạn hiện nay trong xã hội

- Tình trạng ngày càng lan rộng hơn đặc biệt trong thời đại công nghệ số

II. Thân bài:

1. Giải thích vấn đề

- Là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

- Hiện nay nó có xu hướng gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi do đó đang trở thành một vấn nạn của xã hội.

2. Hiện trạng.

- Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.

- Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.

- Lập các nhóm đánh nhau, đánh hội đồng

- Bạo lực không chỉ do học sinh mà có những thầy cô đã đẩy vấn đề này càng một nặng nề hơn

3. Nguyên nhân

- Xảy ra vì những lí do rất không đâu: Nhìn đểu, nói móc, tranh giành người yêu, không cùng đẳng cấp...

- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, non nớt trong kĩ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống.

- Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng...).

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của gia đình.

- Sự giáo dục trong nhà trường: Nặng về dạy kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ hậu học văn”.

- Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để.

4. Hậu quả

- Với nạn nhân:

  • Tổn thương về thể xác và tinh thần.
  • Tổn hại đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại.
  • Tạo tính bất ổn trong xã hội: Tâm lí lo lắng bất an bao trùm từ gia đình, nhà trường, đến xã hội.

- Người gây ra bạo lực:

  • Con người phát triển không toàn diện
  • Mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này.
  • Làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội.
  • Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

5. Giải pháp

- Đối với những người gây ra bạo lực học đường: Cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức về lỗi lầm mình đã gây ra, trực tiếp dùng hành động để sửa chữa sai lầm của mình

- Xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ.

- Có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, biện pháp trừng phạt kiên quyết làm gương cho người khác.

6. Đưa ra bài học cho bản thân

- Có quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn, hình thành những quan niệm sống tốt đẹp.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

- Khẳng định đây là hành vi không tốt và không nên có trong xã hội

- Bản thân cần tránh xa hành vi này.

Bài văn tham khảo: Nghị luận xã hội về bạo lực học đường

------------

Trên đây là mẫu đề thi thử vào lớp 10 môn Văn chi tiết của trường THPT Yên Lạc, các em có thể lưu về để tham khảo và thử sức của mình xem có thể hoàn thành đề thi này trong thời gian bao nhiêu lâu.

Chúng tôi còn rất nhiều những bộ de thi thu mon van vao lop 10 chọn lọc của các tỉnh trên cả nước, thường xuyên truy cập vào trang để cập nhật những bộ đề thi thử mới nhất nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM