Đề thi thử tuyển sinh lớp 10 môn văn 2021 trường THCS Hoành Sơn

Xuất bản: 09/06/2021 - Tác giả:

Đề thi thử vào lớp 10 môn văn 2021 THCS Hoành Sơn, Hải Dương (có đáp án) với một số dạng bài cơ bản thường xuyên ra để em thử sức thi thử ngay tại nhà.

Cùng Đọc tài liệu thử sức với đề thi thử vào lớp 10 môn văn năm 2020-2021 của trường THCS Hoành Sơn, Hải Dương để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vào 10 sắp tới.

Đề thi thử vào 10 môn văn 2021 trường THCS Hoành Sơn

I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm)

Cho đoạn văn sau:

Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô.

( Ngữ văn 9, tập 1, trang 187)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,75 điểm) Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó? Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3 (0,5 điểm).Tác phẩm trên được kể theo ngôi kể nào? Bằng điểm nhìn của ai?

Câu 4 (0,75 điểm):.Nhân vật “anh” trong đoạn trích là ai ? Nêu ngắn gọn  vẻ đẹp của nhân vật đó?

Câu 5 (0,5 điểm): Trong đoạn văn, hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” được sử dụng theo biện pháp tu từ nào? Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh đó?

II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm.

Câu 2: ( 5,0 điểm) Phân tích, cảm nhận của em về hai khổ thơ  sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng  dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương – Ngữ văn 9, tập 2)

Đáp án đề thi thử vào 10 môn văn 2021 trường Hoành Sơn, Hải Dương

I. ĐỌC - HIỂU

1.

- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm:  Lặng lẽ sa Pa

- Tác giả: Nguyễn Thành Long

2.

- Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “ Lặng lẽ sa Pa ” được Nguyễn Quang Sáng viết vào mùa hè năm 1970 khi tác giả đi thực tế ở Lào Cai, đây là thời kì miền Bắc đang đi lên xây dựng CNXH , miền Nam đang kháng chiến chống Mĩ .

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự

3.

- Tác phẩm  được kể theo ngôi kể theo ngôi thứ ba

- Bằng điểm nhìn của ông họa sĩ.

4.

- Nhân vật: anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn

- Vẻ đẹp nhân vật:

+ Có tình yêu nghề, hi sinh thầm lặng cho đất nước.

+ suy nghĩ đúng đắn về nghề nghiệp.

+ Cởi mở, chân thành, quí trọng tình cảm của mọi người.

+ Sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng, mang đậm nét thi vị.

+ Khiêm tốn, thành thực.

5.

- Hình ảnh “ bó hoa nào khác nữa” được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Hình ảnh đó có ý nghĩa: Đó là những giá trị tinh thần mà cô gái đã tìm thấy ở anh. Từ những điều cô chứng kiến, nghe được, từ những trang sách anh đọc dở, cô nhận ra vẻ đẹp tâm hồn anh. Anh trở thành tấm gương cho cô noi theo, cho cô yên tâm với những sự lựa chọn của mình.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn. Diễn dịch hay quy nạp hoặc tổng phân hợp.

b. Xác định đúng vấn đề. Lòng dũng cảm.

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận,kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

Mở đoạn:

Câu văn giới thiệu vấn đề nghị luận.

Thân đoạn:

- Giải thích: dũng cảm là gì?

+ Dũng cảm là dám đương đầu với mọi khó khăn, gian lao vất vả, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì công l‎‎í, không sợ hãi, hèn yếu mà bỏ cuộc;dám vượt qua mọi thử thách.

+ Lòng dũng cảm là một đức tính vô cùng cần thiết đối với mỗi người.

-Tại sao phải cần có lòng dũng cảm?

+ Bởi lòng dũng cảm là một đức tính tốt, người có lòng dũng cảm mang lại bao điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và xã hội.

+ Lòng dũng cảm thể hiện sự mạnh mẽ, tự tin của con người trong cuộc sống.

+ Lòng dũng cảm giúp ta có sức mạnh vượt qua những khó khăn, thử thách. Lòng dũng cảm giúp ta bảo vệ người khác, xả thân vì công lí, công bằng trong cuộc sống.

+ Lòng dũng cảm giúp  ta chấp nhận hậu quả sau mỗi sai lầm, dám đứng lên sau mỗi lần vấp ngã.

+ Lòng dũng cảm còn giúp con người chiến thắng được chính mình trước những cám dỗ, cạm bẫy của cuộc đời.

Chứng minh:

+ Trong chiến tranh lòng dũng cảm biến thành sứcmạnh để mỗi con người sẵn sang chiến đấu hi sinh bảo vệ Tổ quốc.

(HS lấy dẫn chứng)

+ Khi đất nước có thiên tai, khó khăn lòng dũng cảm giúp ta đương đầu với những tai ương đó.

+ Khi đất nước bình yên, lòng dũng cảm vẫn thể hiện sự hi sinh thầm lặng để bảo vệ sự bình yên cho tổ quốc ( HS lấy dẫn chứng).

Bởi vậy, lòng dũng cảm còn là động lực giúp ta đứng lên bảo vệ công lí, động cơ nâng cao tình thần tương thân tương ái giữa người với người và cuối cùng nâng cao hơn là tình yêu Tổ quốc.

Mở rộng:

- Trái với dũng cảm là hèn nhát, không dám đương đầu với thử thách, không dám vượt qua chính mình, thấy gian khổ thì sợ hãi, thấy nguy hiểm thì không dám đối diện và vượt qua. Trông chờ, ỷ lại, nhụt chí.

- Nhận thức và hành động: Liên hệ bản thân

+ Tuổi trẻ chúng ta cần phải không ngừng rèn luyện cho mình lòng dũng cảm vượt qua những thử thách trong học tập và trong cuộc sống, tránh sa vào tệ nạn xã hội sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác, luôn bảo vệ công lí, lẽ phải,không sợ hãi khi đối đầu với khó khăn mà và cố gắng học tập thật tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Kết đoạn: Câu văn khẳng định lại vấn đề.

Tham khảo văn mẫu: Viết đoạn văn về lòng dũng cảm

Câu 2.

Phân tích, cảm nhận về ba khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng 

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài nghị luận về một đoạn thơ: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận. Thân bài triển khai làm sáng tỏ các luận  điểm. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:  Phân tích, cảm nhận về nghệ thuật và nội dung  ba khổ thơ cuối của bài thơ : Ánh trăng

c.Triển khai  vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau:

A. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Khái quát về giá trị của bài thơ

- Nêu cảm nhận khái quát về hai khổ thơ

B. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát.

+ Khái quát ngắn gọn cảm xúc của tác giả khi đến thăm lăng Bác ở khổ thơ đầu.

2. Phân tích hai khổ thơ

- Khổ thơ thứ hai ca ngợi công ơn vĩ đại và tỏ lòng biết ơn vô hạn đối vơi Bác kính yêu.

+ Hai câu thơ đầu kết hợp hình ảnh thực và hình ảnh ấn dụ . Từ hính ảnh “mặt trời” có thực ngày ngày chiếu sáng cho nhân gian đem lại sự sống cho muôn loài, nhà thơ liên tưởng đến Bác. “Mặt trời” trong câu thơ thứ hai là hình ảnh ẩn dụ, chỉ Bác Hồ. Qua đó ngợi ca công ơn vĩ đại của Bác. Bác là ánh sáng vô tận soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cả dân tộc Việt Nam đối với Bác.

+ Hai câu thơ tiếp theo sử dụng hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ. Hình ảnh “tràng hoa” là hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, mới mẻ và gợi cảm thể hiện tình cảm thương nhớ, niềm tôn kính với Bác. Hình ảnh “bẩy mươi chín mùa xuân” là hình ảnh hoán dụ để ngợi ca sự cống hiến không mệt mỏi của Người đối với dân tộc Việt Nam

- Khổ thơ thứ ba thể hiện niền xức động nghẹn ngào, trào dâng khi nhìn thấy Bác và nỗi đau đớn, xót xa khi Bác đã ra đi

+ Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng gợi cảm “vầng trăng”, cách nói giảm, nói tránh “giấc ngủ” gợi cảm xúc tuôn trào mãnh liệt. Không gian và thời gian như ngưng đọng Bác như đang trong giấc ngủ bình yên giữa một không gian yên tĩnh, trang nghiêm. Qua đó gợi liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp sáng trong như và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người

+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” khẳng định sự trường tồn vĩnh hằng của Bác. Bác như hóa thân vào thiên nhiên vũ trụ. Song Bác ra đi là sự thật khiến mỗi người dân đất Việt không khỏi đau xót bàng hoàn, tiếc nuối vô hạn. “Nghe nhói” là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác diễn tả nỗi đau xoáy vào nơi sâu thẳm nhất, thiêng liêng nhất của tâm hồn. Nỗi đau đớn xót xa khi phải chấp nhận thực tế : Bác không còn nữa. Nỗi đau của tác giả cũng là nỗi đau của toàn dân tộc Việt Nam.

đưa ra hoặc không làm bài.

3 .Đánh giá về nghệ thuật đoạn thơ.

- Thể thơ 7 xen 8  chữ , kết hợp các phương thức biểu đạt biểu cảm, tự sự, miêu tả

- Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm. Nhiều biện pháp tu từ : nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ ... được sử dụng thành công .

- Giọng thơ xúc động nghẹn ngào.

C. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nêu cảm xúc về đoạn thơ, bài thơ.

- Liên hệ bản thân

-/-

Trên đây là chi tiết đề thi thử vào 10 môn văn năm 2021 của trường THCS Hoành Sơn, Hải Dương mong rằng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu đề thi thử vào 10 môn văn 2021 khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM